Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự của nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai tại Đà Nẵng

Thứ năm, 06:30 03/09/2020 | Y tế

GiadinhNet - Khi phát hiện một nam đồng nghiệp dương tính với SARS-CoV-2, điều dưỡng trưởng Hoàng Minh Hoàn đang cầm chiếc bộ đàm đặt mạnh xuống bàn. Chị và các đồng nghiệp khác tự hỏi: Liệu chiếc bộ đàm có phải là tác nhân lây truyền bệnh? Hành động đó đã khiến chị nhớ mãi…

Xin được ở lại tâm dịch Đà Nẵng

Chị Hoàng Minh Hoàn (điều dưỡng Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai) được tăng cường vào TP Đà Nẵng để chống dịch COVID-19 vào ngày 28/7. Chị kể: "Ngày 28/7, lúc đó tôi vẫn trực tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng bất ngờ nhận lệnh của lãnh đạo chi viện cho Đà Nẵng. Lúc đầu tôi nghĩ rằng chắc vào 1-2 ngày sẽ quay trở lại công việc thường nhật. Ngày 29/7, tôi cùng đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai đi đến 3 bệnh viện tại Quảng Nam rồi đi truyền kinh nghiệm chống dịch cho các bệnh viện tại Đà Nẵng".

Tuy nhiên, tình hình dịch những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 tại tâm dịch Đà Nẵng trở nên căng thẳng. Với chuyên môn hồi sức cho các bệnh nhân, bản thân chị Hoàn nhận thấy vẫn có quá nhiều công việc cần thiết phải sắp xếp, lo lắng… nên chị quyết định ở lại Đà Nẵng cùng đội ngũ thầy thuốc chiến đấu với dịch bệnh. "Tôi đề xuất với cấp trên xin ở lại tâm dịch để cùng chiến đấu, bởi nhận thấy mình cần phải có mặt tại nơi này. Tôi nhận ra trách nhiệm của mình và chắc chắn Đà Nẵng cần những người như mình khi một bệnh viện dã chiến như Hòa Vang không phải có tất cả mọi thứ…", điều dưỡng trưởng Hoàng Minh Hoàn nói.

Tâm sự của nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai tại Đà Nẵng - Ảnh 1.

Sau nhiều giờ chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19, điều dưỡng trưởng Hoàng Minh Hoàn tiếp sức bằng hộp sữa tươi. Ảnh: Lê Bảo

Trước đó, chị Hoàn cũng như các thầy thuốc tại Bệnh viện Bạch Mai đã trải qua những ngày chống dịch COVID-19 khi thời điểm Bệnh viện bị phong tỏa. Chị kể: "Khi nghe thông tin Bệnh viện Bạch Mai phải phong tỏa, 6h sáng tôi đã xung phong vào Bệnh viện ngay. Chồng tôi cũng làm ngành Y nên rất thông cảm cho vợ. Thành ra đợt ấy hai vợ chồng đều chống dịch trong bệnh viện suốt 14 ngày".

Tuy nhiên với chị Hoàn, chống dịch tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện dã chiến Hòa Vang lại có hai tâm trạng khác nhau. Ở Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, chị đánh giá rất căng thẳng, còn ở Bệnh viện Bạch Mai thì an toàn hơn bởi không có bệnh nhân điều trị COVID-19 cũng như tinh thần thoải mái hơn rất nhiều. "Giai đoạn chống dịch tại Bệnh viện Bạch Mai tôi cảm thấy rất an toàn, như chính trong ngôi nhà của mình vậy. Con gửi về quê nên vợ chồng tôi ở viện cũng yên tâm", chị Hoàn chia sẻ.

Cuộc chiến thực thụ

Tâm sự của nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai tại Đà Nẵng - Ảnh 2.

Hạnh phúc nhất đối với chị Hoàn là thấy bệnh nhân mỗi ngày tiến triển tốt.

Dù là đã hết mình với công việc, nhưng điều dưỡng Hoàng Minh Hoàn và nhiều đồng nghiệp khác cũng trăn trở khi trực tiếp điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang - nơi có đông bệnh nhân mắc COVID-19 nhất cả nước. Chị nói: "Mọi người cũng biết đấy, đợt 1 chúng ta không có bệnh nhân tử vong. Nhưng đợt dịch tại Đà Nẵng, bệnh nhân tử vong rất nhiều nên chuyện đánh giá của xã hội khiến bản thân tôi khá lo lắng. Có lẽ người dân cũng chưa thực sự hiểu hết là mình làm gì, hay ngành Y làm gì được cho bệnh nhân. Thực tế, chúng tôi đã cố gắng hết sức và đoàn chuyên gia của các bệnh viện như Bạch Mai, Chợ Rẫy… và đặc biệt của Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo là làm sao để cố cứu các bệnh nhân...".

Ánh mắt nữ điều dưỡng nhìn xa xăm, rồi nói: "Bình thường bệnh nhân nằm viện đã khổ rồi nhưng nếu mắc COVID-19 thì gia đình không được tiếp xúc và chỉ có nhân viên y tế, đặc biệt là những người điều dưỡng như chúng tôi chăm sóc bệnh nhân hàng ngày. Ngoài việc điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi cũng chăm sóc cả về tinh thần nữa. Ví dụ như dưới tầng 1, bệnh nhân nhẹ hơn thì ngày nào cũng vỗ rung, đưa bệnh nhân đi lại trong phòng. Khi bệnh nhân có thể tự túc được mọi việc thì chúng tôi lại động viên để họ có thể ăn được nhiều hơn".

Tâm sự của nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai tại Đà Nẵng - Ảnh 3.

Điều dưỡng là những người trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân mắc COVID-19.

Suốt một tháng chống dịch tại tâm dịch Đà Nẵng, điều dưỡng Hoàng Minh Hoàng có lẽ sẽ không thể quên khoảnh khắc chứng kiến một nam đồng nghiệp bất ngờ bị mắc COVID-19. Chị kể: "Nghe tin nam bác sĩ ấy có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, tôi và nhiều đồng nghiệp rất bất ngờ và sốc bởi không hiểu anh ấy bị nhiễm ở đâu. Chúng tôi tự đặt câu hỏi, mình đã cố gắng làm hết sức cho người ta không bị lây nhiễm hay chưa. Nhưng mặt khác, bản thân tôi rất tự tin khi anh ấy chính là người nhắc nhở tôi đeo khẩu trang sao cho đúng".

Lúc đó, tâm trạng chị rối bời, đặt mạnh chiếc bộ đàm trên tay xuống bàn, rồi nhìn chăm chăm vào nó bởi chị nghĩ rằng, rất có thể chiếc bộ đàm là tác nhân lây truyền bệnh. Chị lý giải: "Hành động đấy rất buồn cười. Không hiểu sao khi ấy trong đầu tôi lại có ý nghĩ, anh em nói chuyện với nhau qua bộ đàm, có bao giờ virus lây qua đó hay không?".

Sau khi phát hiện nam đồng nghiệp mắc COVID-19, các y, bác sĩ tự cách ly, giảm thiểu tiếp xúc với người khác bằng cách mang cơm lên phòng nghỉ để ăn thay vì ăn tập trung, không họp nhóm. Ngày trả kết quả xét nghiệm, mọi người đều âm tính với SARS-CoV-2, chỉ riêng chị Hoàn chưa có. Chị nói: "Duy nhất tôi chưa có kết quả. Đêm đó tôi không ngủ được vì lo không biết mình có dương tính hay không. Cuối cùng tôi xác định, dù kết quả dương tính hay âm tính thì cũng là mình rồi. Rất may chiều hôm đấy tôi có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trong sự nhẹ nhõm".

Nữ điều dưỡng Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai tâm sự: "Dù công việc vất vả nhưng ngày ngày thấy bệnh nhân đỡ sốt, sức khỏe tốt lên… chúng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã làm tốt nhiệm vụ của mình".

 Lê Bảo - Minh Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 11 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top