Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm nguyện cuối đời của cụ ông gần trăm tuổi hiến giác mạc

Thứ năm, 11:00 27/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Trước khi mất 2 năm, cụ Quang đã viết di chúc và có tâm nguyện được hiến giác mạc cho y học. Cả gia đình đều xúc động và tự hào trước những lời căn dặn của cụ trong những dòng ước nguyện cuối đời.


Ông Bàn luôn tự hào về việc làm hiếu nghĩa của cụ Quang khi qua đời. Ảnh: Đ.Tùy

Ông Bàn luôn tự hào về việc làm hiếu nghĩa của cụ Quang khi qua đời. Ảnh: Đ.Tùy

Đọc báo, nghe đài để... hiến giác mạc

Khi PV Báo GĐ&XH tìm về gia đình cụ Vũ Huy Quang (96 tuổi, ở thôn Quàn, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) cũng là lúc cụ mất được hơn một tuần. Trong niềm xúc động, người thân kể về ước nguyện của cụ Quang được hiến giác mạc cho y học, giúp những người mù lòa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng. Ông Vũ Bàn (73 tuổi, con trai cả của cụ Quang) cho biết: “Cách đây hơn hai năm, bố tôi đã có tâm nguyện được hiến giác mạc cho y học sau khi qua đời. Cho nên trong bản di chúc để lại cho con cháu viết năm 2010 có một dòng cuối được bố tôi bổ sung vào năm 2014 nói về việc này”.

Ông Bàn cho hay, ngày trước, cụ Quang không biết gì đến việc hiến giác mạc hay bộ phận trên cơ thể cho y học. Nhưng từ khi cụ được chứng kiến câu chuyện về chị Nguyễn Thị Nga (ở xóm 1, thôn An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ) đã hiến giác mạc khi qua đời thì cụ hiểu ý nghĩa nhân văn của hành động này và nhiệt tình ủng hộ. Từ đó, cụ thường xuyên nghe đài, xem tivi, tìm đọc sách báo liên quan để tìm hiểu. Cụ xin số điện thoại của Hội Chữ thập đỏ huyện hỏi thủ tục và xin tư vấn, đồng thời tham vấn ý kiến con cháu trong gia đình, dòng tộc. Ông Bàn tâm sự: “Lúc đầu, gia đình cứ nghĩ bố tôi nói cho vui để động viên con cháu noi gương chị Nga. Ai ngờ, bố tôi thực hiện thật. Nhưng gia đình tôi, ai cũng ủng hộ tâm nguyện đó”.

Năm 2014, khi cụ Quang đăng ký thủ tục hiến giác mạc cho y học, các cán bộ Ngân hàng Mắt Trung ương đã về nhà hỏi thăm và hướng dẫn cụ cùng gia đình hoàn thiện thủ tục. Sau khi nghe các cán bộ giải thích ngọn ngành, cụ rất vui vẻ và dặn dò con cháu tỷ mỉ để "không làm lỡ việc" với Ngân hàng.

Kể về giây phút cụ Quang mất, ông Bàn chia sẻ, trong làng hiếm có ai sống khỏe và tỉnh táo đến lúc mất như cụ. Trước khi mất khoảng 30 phút, cụ vẫn gọi điện thoại cho cháu rể hỏi han. Trước đó một tuần, cụ vẫn đi tập thể dục bình thường, không có biểu hiện gì ốm đau bệnh tật. “Khi bố tôi mất, thực hiện di nguyện của cụ, chúng tôi đã liên hệ với Hội Chữ thập đỏ huyện. Hai giờ sau, cán bộ của Ngân hàng Mắt Trung ương cùng các cơ quan chức năng về nhà và tiến hành công việc lấy giác mạc trong khoảng 10 phút”.

Ông Trần Ngọc Tuấn, Trưởng thôn Quàn (xã Minh Đức) chia sẻ: Khi biết được tâm nguyện của cụ Quang, lãnh đạo địa phương rất xúc động. Đồng thời các đoàn thể đã biểu dương hành động của cụ, tuyên truyền trong quần chúng nhân dân hiểu đúng về việc hiến giác mạc. Trước nay, gia đình cụ Quang luôn gương mẫu đi đầu thực hiện mọi chủ trương, đường lối của nhà nước...

Dặn con cháu tiết kiệm

Thắp nén hương lên bàn thờ bố, ông Bàn rơm rớm nước mắt. Có lẽ, sau việc làm đầy nghĩa cử cao đẹp của người bố đáng kính, ông còn thương nhớ đến hai người em liệt sĩ của mình. Ông Bàn kể, khi chị cả của ông được 2 tuổi, bố ông tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với những thành tích đạt được, cụ Quang vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, theo sự phân công của tổ chức, cụ tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đến năm 1968, cụ được cử sang làm việc tại Đức. Sau 4 năm phục vụ ở nước bạn, năm 1971 cụ về nước, chuyển ngành sang công tác tại Bộ LĐTB&XH. Đến năm 1973, cụ về quê nghỉ chế độ tại quê hương.

Cụ Quang có 4 người con, ngoài người con gái cả thì 3 con trai đều tham gia kháng chiến chống Mỹ và 2 người đã anh dũng hy sinh. Nói về hai người em, ông Bàn ngậm ngùi: “Hai chú em tôi lúc hy sinh vẫn chưa có gia đình. Khi đó, tôi và bố vẫn trong chiến trường nên không biết. Năm 1970 - 1971, chú Vũ Thành Quảng (SN 1950) và chú Vũ Xuân Bình (SN 1954) hăng hái lên đường tham gia chống Mỹ. Đến năm 1972, chú Quảng hy sinh tại Thành cổ Quảng Trị, còn chú Bình hy sinh ở tỉnh Bình Dương vào năm 1974. Tháng 12/2014, mẹ tôi đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Nói về di chúc của ông nội, anh Vũ Tuấn Anh tâm sự: “Trong di chúc của ông tôi, ngoài mong muốn được hiến giác mạc cho y học, ông còn dặn con cháu phải bình tĩnh khi lo hậu sự, không được làm cỗ bàn linh đình, phải làm đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm. Đặc biệt, cụ yêu cầu di hài mình được hỏa táng để sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường. Gia đình đã thực hiện theo tâm nguyện của người đã khuất...”.

Ông Phạm Quang Dũng, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Tứ Kỳ cho biết: Ở xã Minh Đức, cụ Quang là trường hợp thứ hai của huyện tham gia hiến giác mạc. Đến nay, tại huyện Tứ Kỳ đã có 2 trường hợp hiến giác mạc và có 24 người đăng ký hiến giác mạc và các bộ phận cơ thể người cho y học khi mất. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Hải Dương có người tham gia việc làm cao đẹp này.

Thị lực kém, mắc bệnh nan y vẫn có thể hiến tặng giác mạc

Theo ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt Trung ương, theo quy định hiện nay, công dân từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký hiến giác mạc khi qua đời. Những người cao tuổi, người kém thị lực và ngay cả những người mắc bệnh nan y vẫn có thể hiến tặng giác mạc. Chỉ trừ người nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C thì không được lấy giác mạc.

Giác mạc phải được lấy trong vòng 6-8 tiếng sau khi người hiến qua đời. Sau khi lấy, giác mạc được lưu giữ trong dung dịch bảo quản như Optisol. Với điều kiện chuẩn, giác mạc có thể lưu giữ trong 14 ngày. Tuy nhiên, giác mạc không nên để quá lâu, ghép càng sớm càng tốt.

Theo số liệu mới nhất, cả nước hiện có khoảng 40.000 người viết đơn xin hiến giác mạc, đa số trong số này là người trẻ tuổi. "Đăng ký là như vậy nhưng việc thực hiện lấy giác mạc để hiến được hay không còn phụ thuộc vào sự đồng ý của gia đình, người thân họ nữa", ông Hoàng nói. Việc những người cao tuổi tự nguyện hiến giác mạc sau khi qua đời, theo ông Hoàng, là nghĩa cử rất cao đẹp và cần nhân rộng.

Võ Thu (ghi)

Đức Tùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top