Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tấm lòng thiện của lương y gần 50 năm nối xương cho hàng nghìn bệnh nhân bằng bài thuốc gia truyền kỳ diệu

Thứ bảy, 20:19 19/10/2013 | Y tế

GiadinhNet - Không cần một biển hiệu, không cần quảng cáo, nhưng gần 50 năm hành nghề bốc thuốc cứu người, nhưng ngôi nhà lương y Ngô Văn Bang (thành viên Hội Đông y Việt Nam – PV) đã trở thành địa chỉ tin cậy của hàng ngàn bệnh nhân không may bị gẫy xương từ khắp nơi.

Ông chia sẻ, ngoài bài thuốc gia truyền đặc biệt công hiệu lĩnh hội từ nhạc phụ, lương y nổi tiếng Khổng Văn Chu, thì , chính thiện tâm (chữa bệnh không bao giờ đòi hỏi tiền bạc), sự tận tụy và tấm lòng của một “lương y như từ mẫu” là bí quyết giúp ông nhận được niềm tin lớn lao ấy.
 
Tấm lòng thiện của lương y gần 50 năm nối xương cho hàng nghìn bệnh nhân bằng bài thuốc gia truyền kỳ diệu 1
Ông Bang đang giới thiệu về bài thuốc. Ảnh: T.G
 
Kỳ công lĩnh hội  bài thuốc quý

Người được dân trong vùng tôn kính gọi là “thần y” ấy có dáng người cao, nước da ngăm đen. Thoáng nhìn bên ngoài, trông ông trẻ hơn cái tuổi 72 của mình khá nhiều. Biết phóng viên đến nhà tìm hiểu về bài thuốc, ông cười hào sảng bảo: “Tôi chẳng ngại ngần gì nói với nhà báo. Bài thuốc này là gia truyền của dòng họ Khổng. Nhiều năm trước, cụ Khổng Văn Chu (lang y nổi tiếng đất Kinh Bắc xưa – PV) sáng tạo ra rồi truyền dạy lại cho các con. Đáng tiếc, năm người con trai của cụ không ai lĩnh hội được. Riêng tôi, tuy là con rể, nhưng nhờ thường xuyên được theo chân cụ đi chữa bệnh nên dần dà mới nắm được bí quyết”.

Chia sẻ về mối lương duyên với nghề thuốc của mình, ông tâm sự, ban đầu cũng không có ý định sẽ theo nghiệp hành thiện cứu người. “Tuổi trẻ nhiều hoài bão, tôi cũng muốn đi đây đó, thỏa chí tang bồng. Nhưng sau đó, những lần theo “nhạc phụ” đi chữa bệnh, tận tay phải kéo xương giúp bệnh nhân dán thuốc. Có dịp khác lại chứng kiến bệnh nhân ở nơi xa xôi tìm đến trong tình trạng đau đớn, khổ sở, tôi lại thấy lòng mình nhói lên niềm thương cảm. Hiểu nỗi đau thể xác của họ, tôi chợt nhận ra nghề thuốc như cái nghiệp “vận” vào cuộc đời mình, muốn dứt ra cũng không được”, ông trầm giọng.

Nhớ lại những ngày đầu “cắp tráp” học nghề, ông được cụ Khổng Văn Chu yêu cầu phải ghi chép tỉ mỉ từng trường hợp bệnh nhân cụ thể và cách điều trị. Sau khi đã lĩnh hội được cơ bản, ông được cụ giao cho điều trị những ca bệnh nhẹ nhàng rồi tăng dần độ khó lên. Cứ thế cho đến ngày cụ Khổng Văn Chu qua đời, ông Bang mới lĩnh hội được toàn bộ bí quyết và bài thuốc chữa liền xương kỳ diệu.

Không ngại ngần cho người thuốc xem chai thuốc bí truyền của gia đình, ông phân tích: “Thuốc này được tán mịn từ 9 vị thuốc bắc thông dụng gồm: Đinh hương, đại hồi quế chi, bạch truật, xương truật, tế tân, huyết giác, liên kiều và thảo quả. Tất cả các vị thuốc này sẽ được phơi khô, chia đều theo tỉ lệ bằng nhau sau đó trộn lẫn vào rồi đem tán nhỏ cho vào chai đậy kín lại”. Theo ông Bang, các vị thuốc nói trên đều có tính nhiệt nên tác dụng sát khuẩn, tiêu sưng, giảm đau, giãn nở mạch máu rất tốt. Khi máu lưu thông dễ dàng sẽ kích thích quá trình sản sinh canxi, tái tạo xương tại vùng bị nứt, gẫy, giúp xương mau liền lại.

Với kinh nghiệm gần 50 năm trong nghề, ông khẳng định: “Việc xác định được vết gẫy và dạng xương gẫy là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị. Bởi thế, mỗi khi người bệnh đến xin thuốc ông đều yêu cầu mang theo phim chụp X - quang và kết luận của bác sĩ. Theo ông, thông thường gẫy xương chỉ thuộc ba dạng là gẫy khoanh măng (gãy kín), gẫy vát ống dầu (gãy hở) và mẻ xương (rạn, nứt xương). Nếu xương gẫy khoanh măng và mẻ thì chữa rất đơn giản chỉ cần khoảng 20 ngày là sẽ khỏi. Còn với những bệnh nhân gẫy vát ống dầu, thường phải kéo xương và cố định lại vị trí xương, việc chữa trị sẽ phải kéo dài khoảng 30 ngày mới có thể lành hẳn.

 “Để cố định các vị thuốc này tại vùng chữa trị cần phải dùng đến một lớp cao dán. Lớp cao này được cho lên mặt giấy, tán đều rồi tiếp tục rắc lên bề mặt cao một lớp bột 9 vị thuốc kể trên. Sau đó, dán miếng cao đó vào bề mặt da tại vết gẫy xương rồi dùng 4 thanh tre nhỏ buộc cố định miếng cao lại, tránh người bệnh vận động, ảnh hưởng đến quá trình liền xương”, ông cho biết thêm.
 
Dày công nghiên cứu loại cao bí truyền

Để có được lớp cao dán này, ông phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Trước kia, cao được làm từ gà con và cơm nếp. “Gà con mới nở để nguyên được cho vào cối giã nát. Sau đó, ông tiếp tục trộn lẫn với cơm nếp nấu nhão và một ít hỗn hợp 9 vị thuốc bắc và giã cho đến khi nào thấy chúng quện vào nhau, dính như một lớp keo dán. Tuy nhiên, lớp keo này sẽ nhanh bị khô cứng và rơi vụn từng mảng, vì thế cứ khoảng một tuần phải thay thuốc một lần”.
 
Tấm lòng thiện của lương y gần 50 năm nối xương cho hàng nghìn bệnh nhân bằng bài thuốc gia truyền kỳ diệu 2
Miếng cao dán chữa gãy xương do ông bào chế. Ảnh: T.G

Ông tâm sự: “Việc thay thuốc tốn thời gian, công sức lại làm cho quá trình chữa trị của người bệnh bị gián đoạn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bởi không phải lúc nào cũng có sẵn gà con mới nở. Khi người bệnh bị gẫy xương đang rất đau đớn mà phải đợi chờ việc nấu cơm nếp, tìm mua gà con để giã cao dán thuốc thì là một cực hình với họ”. Cứ đến kỳ thay thuốc cho người bệnh thấy người nhà họ vất vả, bản thân người bệnh thì đau đớn, ông lại thao thức không sao ngủ được. Không ít ca nặng, ở cách xa cả trăm cây số, khi lên đến nhà ông thì xương lại gãy ra như ban đầu.

Sau nhiều lần tìm hiểu qua sách vở, suy tính và thử nghiệm ông, đã tìm ra được một loại keo mới vừa tiện lợi cho người nhà bệnh nhân vừa như hỗ trợ quá trính điều trị của người bệnh. “Tôi đọc sách biết được công dụng của nhựa thông và tinh dầu cây thầu dầu có khả năng chữa đau nhức xương khớp, tiêu bầm tím, sưng tấy, kháng khuẩn. Tôi bèn thử kêt hợp hai loại này với nhau để tạo ra một loại cao mới thay thế loại keo thường dùng trước kia”, khuôn mặt ông lộ rõ vẻ vui mừng.

Để có được loại cao thuốc có khả năng kết dính lâu dài lại có tác dụng điều trị gẫy xương, ông đã phải trải qua hàng trăm lần thử nghiệm thất bại. “Ban đầu không biết chia tỉ lệ như thế nào cho thích hợp, lúc thì keo đặc quánh dẻo và dính khi đang nóng nhưng nhanh khô và đóng cục cứng đơ khi nguội vì thế chỉ dùng được một lần. Khi thì pha loãng quá, chảy nước làm tờ giấy ướt và nát. Hết ngày này qua ngày khác, ông ấy cũng loay hoay pha chế, đun nấu một mình dưới bếp”, bà Khổng Thị Thắng (vợ ông) nhớ lại.

Cũng đã có lúc, ông nản lòng trước khó khăn, thất bại. Nhưng mỗi khi nhìn người bệnh vật vã trong cơn đau đớn, ông lại tự động viên mình cố gắng. Cuối cùng, những nỗ lực không mệt mỏi của lương y Bang đã mang lại thành công ngoài mong đợi. “Đầu tiên cho tinh chất thầu dầu đun trong vòng 5 phút, để nguội rồi cho vào trong vải trắng lọc bã, sau đó trộn đều với nhựa thông và thuốc bắc đã tán sẵn (theo tỉ lệ 3-6-1 - PV) đun đều lửa trong vòng 10 phút nữa. Sau khi nguội sẽ tiếp tục lọc lại lần hai. Hợp chất thu được được, tôi gọi là cao thông. Cao có màu vàng, sánh, mùi thơm đặc trưng của vị thuốc bắc có khả năng kết dính như keo khi để nguội”, ông vừa nói vừa cho chúng tôi xem cao trong chiếc lọ nhỏ. 

Loại cao thông này độ kết dính rất cao, lại tiện dụng, mỗi lần đun có thể dùng được rất nhiều lần. Mỗi lần sử dụng cho một ít lên bề mặt giấy, dùng thanh tre cán đều một lớp mỏng sau đó rắc một lớp bột thuốc bắc đều lên bề mặt lớp cao và dán vào vùng cần điều trị. Cuối cùng, ông dùng băng gạc quấn cố định 4 thanh tre thẳng để giữ cho xương gẫy không bị lệch tránh để lại di chứng sau khi điều trị.

Với người dân nghèo Yên Phong, bàn tay và phương thuốc thần kì của Ông Bang đã trở thành một điểm đến tin cậy mỗi khi có người bị gẫy xương. “Rất nhiều người sau khi gặp tai nạn không may đã tìm đến gia đình ông Bang để chữa trị. Bài thuốc của gia đình ông là bài thuốc gia truyền rất quý”, ông Nguyễn Văn Kế, Trạm trưởng Trạm y tế xã Dũng Liệt, cho biết. 
 
 
Cứu người không màng tiền bạc

Không chỉ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc, mà tiếng tăm về bài thuốc và lòng thiện của Lương y Bang đã nổi khắp các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Dương… Những người tìm đến nhờ chữa trị, ông không bao giờ đòi hỏi công xá mà chỉ lấy một chút tiền “gọi là” bù đắp nguyên liệu. Bởi vậy chẳng cần đến một biển hiệu quảng cáo nào, nhưng tiếng lành đồn xa đã khiến cả nghìn người tìm đến ông để được cứu chữa. Chính bản thân ông cũng không thể thống kê được ông đã chữa trị cho bao nhiêu ca bệnh. “Tôi chữa bệnh từ lúc 25 tuổi, tính đến nay đã gần 50 năm năm trong nghề, ngày nào cũng chữa, ngày nào cũng có người xin thuốc nhiều quá nên không nhớ nổi”, ông cười thật thà tâm sự với người viết.
     
Lê Nguyễn
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 15 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top