Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suy giãn tĩnh mạch chân lại nhầm là bị chàm

Thứ sáu, 10:05 10/04/2015 | Y tế

GiadinhNet - Thời tiết đang chuyển sang giai đoạn giao mùa xuân- hạ. Nhiệt độ thất thường kèm theo nỗi lo cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân (chi dưới). Đây là căn bệnh mãn tính khiến người bệnh phải chống chọi với cơn đau nhức hơn. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?

 

Luyện tập thể thao, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh tật kịp thời. 	 Ảnh: T.L
Luyện tập thể thao, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh tật kịp thời. Ảnh: T.L

 

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân  không nên tắm nước nóng

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguyên nhân di truyền hoặc yếu tố nghề nghiệp. Đó là người làm những công việc nặng nhọc, đứng hoặc ngồi ở tư thế nhất định trong thời gian dài như: Thợ may, thợ uốn tóc, tài xế, công nhân, giáo viên, nhân viên văn phòng. Tỷ lệ bệnh ở nữ nhiều hơn nam.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh suy giãn tĩnh mạch đang có xu hướng trẻ hóa (xuất hiện ở người dưới 40 tuổi). Có tới 70% bệnh nhân tìm đến bệnh viện khi cơ thể không chịu nổi cơn đau nhức. Bệnh xuất hiện với đặc trưng dễ nhận biết: Gân xanh nổi ngoằn ngoèo dưới da khu vực bàn chân, cổ chân bị đen sạm (chết da) từng mảng. Nếu bệnh nhân được điều trị sớm thì vẫn sinh hoạt, lao động bình thường. Khá nhiều trường hợp bệnh nặng hơn do điều trị quá muộn, bệnh diễn biến âm thầm. Nhiều người với lý do “quá bận rộn” nên có thói quen tự mua thuốc uống mà không đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Chị Phan Thanh Nguyệt (36 tuổi- ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Cần Thơ) đang điều trị giãn tĩnh mạch độ 3 tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Chị cho biết: “Hai năm trước, thấy mu bàn chân đột nhiên sưng to, đi khám bệnh, bác sĩ nói tôi bị viêm cơ. Sau đó, mỗi lần chân sưng, tôi lại mua thuốc uống theo đơn đã được kê từ trước. Đêm nào chuột rút, đau quá không  ngủ được thì dán cao salonpas. Do bận việc làm ăn, tôi rất ngại đi khám.Thời gian gần đây, khi cổ chân có những mảng da sạm to cỡ miệng chén, tôi lại nghĩ mình bị chàm nên đến bệnh viện da liễu mua thuốc bôi. Đến lúc hai bắp chân sưng to, không đi nổi, vào viện thì bác sĩ giữ lại luôn!”.

Sinh đẻ nhiều cũng có thể mắc bệnh

Chị Đoàn Thị Lan, Điều dưỡng trưởng (Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ) cho hay: Hiện mỗi ngày khoa tiếp nhận 1.000 - 1.200 bệnh nhân khám ngoại trú. Khoảng 10% bệnh nhân có triệu chứng liên quan suy tĩnh mạch chi dưới (đau nặng chân hoặc sưng chân).

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân thường ngâm chân vào nước nóng hoặc dùng salonpas xoa bóp chân vì có thể giải quyết cơn đau nhức tức thời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu làm như thế bệnh sẽ càng nặng thêm bởi hệ thống mạch máu sẽ giãn nhanh hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Suy giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân: Khi chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch bị suy yếu một cách đáng kể, trong khi áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng thì tĩnh mạch sẽ bị giãn ra. Trong một số trường hợp giãn tĩnh mạch do hiện tượng rò động mạch, tĩnh mạch làm cho áp lực tĩnh mạch tăng cao đột biến gây nên giãn tĩnh mạch hoặc đặc thù một số công việc liên quan đến việc đứng nhiều hay sinh đẻ nhiều lần cũng có thể gây nên căn bệnh này.

Đối với người bị bệnh nặng, nếu bệnh không thuyên giảm bằng điều trị nội khoa (dùng thuốc và mang  tất y khoa), có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật stripping. Đây là một ứng dụng y học khá phổ biến mà nhiều bệnh viện đã áp dụng.  Bác sĩ Trầm Công Chất, Trưởng đơn vị Phẫu thuật lồng ngực - mạch máu (Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ) cho biết: “Phương pháp stripping là phẫu thuật không xâm lấn, chỉ cần gây tê, ít để lại sẹo. Đối với những bệnh nhân nặng, nhằm tránh biến chứng bởi sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch dẫn đến nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong, bệnh viện mới chỉ định phẫu thuật".

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh cần phòng tránh bệnh lý về tĩnh mạch ngay từ lúc còn trẻ. Cụ thể, cần có chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau quả, trái cây, tăng cường vận động, chọn giày và quần áo thoải mái, không hút thuốc lá. Người làm nhân viên văn phòng nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại, không mang giày quá chật hoặc quá cao, ở nhà nên đi chân trần giúp chân thoải mái, máu lưu thông dễ dàng.

 

Luyện tập thể thao để phòng bệnh

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính, tỷ lệ xuất hiện ngày càng nhiều, bệnh nhân cần chủ động phát hiện bệnh, dựa trên triệu chứng dễ nhận như: Bàn chân sưng không mang được giày; Có cơn đau như bị chích ở bắp chân (đoạn gần cổ chân); Căng tức vùng bắp chân lúc về chiều; Đêm thường bị chuột rút; Da bị tê, có cảm giác như kiến bò…

Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, tăng cường dinh dưỡng nhiều chất xơ. Đối với người có triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, tuyệt đối không tắm, ngâm chân bằng nước nóng.

Đình Khôi/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top