Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự hồi sinh kỳ diệu của những người nhiều lần “chạm tay” vào cái chết

Thứ ba, 10:30 23/06/2020 | Y tế

GiadinhNet - Một người mới 30 tuổi, một người đã ở tuổi 64. Họ đều không chỉ một lần chạm mặt “thần chết” trong đại dịch COVID-19. Nhưng họ đã mạnh khỏe nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của những người thầy thuốc, cùng nhau lập nên những kỳ tích y khoa không thể tưởng tượng được…

Sự hồi sinh kỳ diệu của những người  nhiều lần “chạm tay” vào cái chết - Ảnh 1.

Đội đặc nhiệm của khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai 15 phút trước khi đón ca bệnh nguy kịch - chị Hoàng Thị Tân.

120 phút ngừng tim vẫn… nhớ hết mọi thứ

"Sờ mạch xem nào, sao lại nhợt nhạt thế?", hiệu lệnh vang lên, ngay cổng Bệnh viện lớn nhất cả nước đang bị cách ly phòng dịch. Đó là tiếng của PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Người có gương mặt nhợt nhạt là cô gái trẻ tên Hoàng Thị Tân, vừa sinh con xong, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Trưa đó, PGS.TS Nguyễn Văn Chi nhận thông báo từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) xin hội chẩn và hỗ trợ chuyên môn về bệnh nhân nữ trẻ tuổi, chẩn đoán sốc mất máu, rối loạn đông máu nặng, suy tạng sau mổ cắt tử cung do rau bong non, chưa loại trừ hội chứng tắc mạch ối - một nỗi ám ảnh với không chỉ bác sĩ sản mà còn của rất nhiều chuyên ngành khác.

Sau khi hội chẩn, ông đồng ý tiếp nhận bệnh nhân. "Phải hành động khẩn cấp mới có hy vọng cho ca bệnh chết dễ hơn sống này" – ông tự nhủ. Các phương án tiếp nhận bệnh nhân nhanh chóng được thảo luận, thống nhất, vị thuyền trưởng khoa Cấp cứu bố trí mỗi người vào một nhiệm vụ khác nhau sao cho phối hợp hiệu quả nhất. 5 bác sĩ và 6 điều dưỡng viên trở thành "đội đặc nhiệm" tham gia "trận đánh" đặc biệt.

2h20 chiều 3/4, tiếng còi hụ của chiếc xe cứu thương rú lên từng chặp trước cổng Bệnh viện Bạch Mai, một nhóm y bác sĩ mặc đầy đủ đồ bảo hộ đã sẵn sàng. Xe đỗ, nhóm y bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân xuống cáng, nhanh gọn, chắc chắn. Sản phụ được đánh giá mất mạch cảnh và mạch bẹn. Cô đã ngừng tim.

"Ép tim!"- hiệu lệnh ngắn gọn cất lên, điều dưỡng viên Lê Quang Trí nhảy lên cáng thực hiện y lệnh, sau khi ra hiệu cho đồng đội giữ chặt cáng.

Mưa xối xả. Lạnh. Chiếc ô được bung ra che cho bệnh nhân. Nhóm "đặc nhiệm" không kịp vuốt mặt, lao nhanh hết mức có thể bằng sự tập trung cao nhất đưa bệnh nhân qua vùng đệm từ cổng bệnh viện vào khoa Cấp cứu. Đôi tay kê cáng của các anh căng từng thớ gân xanh. Chiếc cáng thêm nặng vì có thêm điều dưỡng Trí đang mải miết ép tim bệnh nhân. Người cử nhân điều dưỡng đã 15 năm trong nghề vừa giữ thăng bằng trên cáng, vừa ép tim đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và độ lún của lồng ngực. Thách thức không nhỏ nhưng vẫn phải khắc phục, chỉ có thế mới hi vọng hồi sinh được trái tim người mẹ trẻ.

Gần 300m mà ngỡ 3km. 1 phút, 3 phút, điều dưỡng Trí vẫn liên tục ép tim. Nhóm đặc nhiệm, người cầm ô chạy theo, người bóp bóng ôxy, kiểm soát đường thở, người lo đường truyền thuốc. Có một khúc dốc lên, cả nhóm hò nhau, dồn lực đẩy cáng… Phút thứ 5, chiếc cáng tiếp cận cửa khoa Cấp cứu. Gương mặt bệnh nhân không có gì thay đổi so với lúc đầu. "Phải giữ bằng được mạng sống của cô ấy", nam điều dưỡng viên tự nhủ, dù không thôi lo lắng.

Anh kiểm tra đồng tử bệnh nhân thấy co lại, liền báo: "Cô ấy có cơ hội sống rồi". Nhiều biện pháp và kỹ thuật cấp cứu hồi sức lập tức được triển khai. 10 phút, 15 phút, rã rời, những nỗ lực của đội đặc nhiệm kể từ khi đón bệnh nhân đã giúp trái tim cô gái đập trở lại. Cả đội thở phào.

Mưa ngừng rơi, bệnh nhân lại ngừng tim 120 phút

Sự hồi sinh kỳ diệu của những người  nhiều lần “chạm tay” vào cái chết - Ảnh 2.

Điều dưỡng Trí ép tim cho bệnh nhân Tân trên cáng đang di chuyển giữa trời mưa (ảnh cắt từ clip)

Còn nhớ lúc ấy, Bệnh viện Bạch Mai đang là cơ sở y tế lớn nhất cả nước và là bệnh viện đầu tiên phải cách ly toàn bộ để phòng dịch COVID-19. Đó đích thực là ổ dịch với muôn vàn khó khăn. Song quyết tâm phải cứu bằng được bệnh nhân là động cơ lớn nhất để các bác sĩ đội mưa dốc hết sức để giành lại sự sống cho người bệnh…

Tim đã đập trở lại nhưng bệnh nhân có cơ hội sống rất mong manh. Ban Giám đốc bệnh viện, lãnh đạo khoa Cấp cứu và nhiều bác sĩ, chuyên gia đã hội chẩn toàn viện để đưa ra phương án điều trị tích cực nhất. Do bệnh quá nặng và nguy cơ chảy máu cao vì trải qua các cuộc phẫu thuật nên dù ECMO (tim, phổi nhân tạo) đã sẵn sàng cũng chưa thể thực hiện. Tình trạng bệnh nhân xấu đi nhanh chóng, các chỉ số sống đều ở mức nguy hiểm…

Đến 4h20 chiều, trời ngớt mưa, bệnh nhân xuất hiện ngừng tim lần 2. "Tiếp tục ép tim" - hiệu lệnh đanh gọn vang lên.

Các thầy thuốc thay nhau ép tim cho nữ bệnh nhân. Nhưng 15 phút, 30 phút, rồi 60 phút liên tục, trái tim của sản phụ vẫn không có phản ứng hay dấu hiệu gì... Theo quy trình, nếu ép tim tối đa 60 phút mà người bệnh không hồi phục, sẽ kết thúc cấp cứu, bệnh nhân tử vong.

Bệnh nhân còn trẻ quá, đứa út vừa sinh chắc giờ này đang khát sữa mẹ, người chồng còn đang như hoá đá ở ngoài kia. Tiền sử sức khoẻ hoàn toàn khoẻ mạnh, không có bệnh nền, chỉ có tai biến sinh nở… Dường như "có linh tính nào đó sẽ cứu được", PGS.TS Nguyễn Văn Chi bên cạnh vẫn vận động, truyền lửa anh em nỗ lực thêm, bằng mọi giá giữ lại sinh mạng người phụ nữ lần đầu họ gặp... Không chỉ linh tính mách bảo, tin vào sự may mắn sẽ có được của người mẹ trẻ đang nằm kia, ông còn tin vào nỗ lực, vào chuyên môn hiện hữu của đồng nghiệp, của các học trò mà ngày thường ông chỉ bảo.

Lời động viên của vị chỉ huy như tiếp thêm sức mạnh cho các bác sĩ, điều dưỡng tiếp tục ép tim cho sản phụ. Một bác sĩ tham gia ép tim nhớ lại, khi đó anh và các đồng nghiệp đã liên tục thay nhau ép tim cho bệnh nhân. 15 phút, 30 phút rồi 60 phút... toàn thân rã rời, hai cánh tay tê dại. Thời gian quá dài, không thể ép nổi nữa, họ phải dùng đến máy ép tim. Ai cũng ấp ủ trong lòng tia hy vọng nhịp tim người phụ nữ trẻ sẽ hồi sinh.

"Việc ép tim cho bệnh nhân suốt 2 tiếng đồng hồ nhằm kích thích tim, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp cấp cứu khác có hiệu quả. Khoa đã gặp và cứu được nhiều trường hợp nguy kịch nhưng thời gian ép tim đến 2 giờ đồng hồ là hiếm trong y học", nam bác sĩ chia sẻ. Sau hơn 2 giờ ép tim liên tục, quyết tâm của họ đã được đền đáp, tim bệnh nhân đập lại. Sản phụ vẫn trong tình trạng rất nặng, chức năng sống ở mức nguy hiểm, các thuốc vận mạch hỗ trợ đều ở liều quá cao. Nhiều thời điểm tưởng rằng người mẹ ấy không thể vượt qua… Rồi bệnh nhân tiến triển tốt dần. 9h ngày 9/4, tức là 6 ngày sau khi vượt qua tử thần, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, ý thức và vận động hồi phục hoàn toàn. 15 ngày sau, chị được ra viện, về với đứa con từ khi sinh ra chưa được gặp mặt.

Nỗi ám ảnh lúc 12 giờ đêm của nữ bệnh nhân COVID-19 nặng nhất Hà Nội

Sự hồi sinh kỳ diệu của những người  nhiều lần “chạm tay” vào cái chết - Ảnh 3.

Bệnh nhân 19 được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cũng như chị Tân, ngày được chính thức công bố khỏi bệnh hôm 27/5, bệnh nhân 19 mắc COVID-19 (64 tuổi), nén đôi mắt ầng ậc nước, nói: "Tôi được sống rồi". Bà cảm ơn thật nhiều… bởi không có các y bác sĩ, bà đã không thể đứng đây, cười nói, hít thở khí trời như một người bình thường.

Trước đó, chỉ một ngày sau khi cháu gái ruột (bệnh nhân 17) phát hiện bệnh, bà trở thành bệnh nhân 19, nhập viện đúng nửa đêm 6/3. Trong suy nghĩ của bà, COVID-19 chắc cũng chỉ nhẹ nhàng như những loại bệnh do virus khác, vào viện vài ngày là khỏi. Thế nhưng diễn biến khoảng gần 10 ngày sau khi nhập viện lại không thế.

Người phụ nữ chỉ có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình - căn bệnh nhiều người Việt mắc - bất ngờ xuất hiện tổn thương phổi nặng đến 80%, hai lá phổi gần như trắng xóa. Sau đó, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào suy hô hấp, khó thở, sốt cao, diễn tiến bệnh vô cùng nghiêm trọng. Bà được thở máy khẩn cấp ngay trong đêm 16/3. Tình thế mỗi lúc một nguy cấp, bệnh nhân diễn biến xấu hơn, suy thận và phải lọc máu. Tổn thương phổi không ngừng tăng, suy hô hấp nặng, cửa tử chấp chới, bà được đặt hệ thống tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO) - cách duy nhất để cứu bà khỏi cái chết.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - nơi bà điều trị được đánh giá là cơ sở "chắc tay" trong sử dụng hệ thống phức tạp này. Bình thường, việc chuẩn bị phải mất hơn 1 giờ đồng hồ, nhưng hôm ấy, dù hơi run trước diễn biến nhanh chóng của người bệnh, "bằng một cách nào đó", chỉ 30 phút hệ thống được thiết lập.

Tình trạng của bà được cải thiện dần với sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam cùng nỗ lực tuyệt đối của bác sĩ cấp cứu, hồi sức của bệnh viện. Nữ bệnh nhân có thêm 16 ngày để chức năng phổi hồi phục, cai ECMO hôm 4/4. Cả khoa Hồi sức tích cực nơi bà điều trị ai cũng mừng rỡ…

Với người phụ nữ này, nửa đêm là khoảnh khắc có lẽ không bao giờ bà quên. Cách đó gần 4 tuần, gần nửa đêm bà nhập viện. Nay, khi phổi đang hồi phục thì hơn 12 đêm 7/4, bà đột ngột ngừng tim...

Hầu hết những bệnh nhân COVID-19 nặng ở Việt Nam có tổn thương phổi, nhưng với bệnh nhân 19, không biết từ lúc nào, SARS-CoV-2 đã âm thầm tiếp tục tấn công vào tim, gây tổn thương cơ tim vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân mà không ai có thể lường trước được.

Đêm đó, bà vẫn tỉnh táo, xem tivi. Một lúc, bà kêu hơi khó chịu một chút. Bỗng chốc, bà xuất hiện rối loạn nhịp tim, đột ngột ngừng tuần hoàn rồi cứ thế rơi vào mê man…

Tiếng máy đo chỉ số sinh tồn báo tín hiệu xấu, điều dưỡng viên nhanh chóng phát hiện. Từ giây phút ấy, 8 bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực bước vào đêm trắng cam go khó quên, quyết giành bằng được sự sống cho người phụ nữ đặc biệt này.

BS Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và 7 người nữa, thay nhau ép tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn cho nữ bệnh nhân. 30 phút trôi qua, liên tục, những cánh tay rã rời, nhức mỏi, tình trạng người bệnh không có chuyển biến gì.

"Chúng tôi đã sợ mình sẽ thua", BS Khiêm "thú nhận", nhưng họ không được phép ngừng lại. Mệt, mỏi… họ vừa liên tục ép tim đúng kỹ thuật, vừa căng thẳng tìm nguyên nhân ngừng tuần hoàn. Bao kỳ vọng của người bệnh và gia đình, của bản thân các y bác sĩ và người dân cả nước, vậy mà giờ thất bại thì quá tiếc nuối, không ai đành…

Sự hồi sinh kỳ diệu của những người  nhiều lần “chạm tay” vào cái chết - Ảnh 4.

Các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân 19.

Tình huống xấu nhất đã được tính đến. Một nhân viên y tế gặp gỡ, trao đổi, giải thích rõ với gia đình người bệnh. Trong buồng bệnh, hầu như tất cả nhân lực khoa Hồi sức tích cực được huy động. Kíp cấp cứu tự nhủ cùng cố gắng 100% sức lực. Lúc sự nỗ lực đạt đến đỉnh, kiệt sức, bơ phờ thì nhịp tim bệnh nhân có tín hiệu trở lại, như là phần thưởng lớn lao cho những nỗ lực của các y bác sĩ. Lúc đó là hơn 40 phút từ khi bắt đầu cấp cứu, đồng hồ điểm hơn 1h30 sáng.

Mãi sau này, khi đã qua gần 2 tháng từ ca cấp cứu ép tim đó, BS Khiêm vẫn còn ám ảnh. "Vài ngày sau ca ép tim, có lần tôi đi ngang qua phòng hành chính thấy anh em xem lại đoạn video ghi cảnh ép tim để rút kinh nghiệm, tôi vẫn giật mình. Cứ tưởng như phải ép tim cho bà một lần nữa….", anh nói.

Cứu được bệnh nhân 3 lần ngừng tuần hoàn trong hơn 40 phút rồi vẫn chưa phải là tất cả. BS Khiêm và đồng đội hiểu rằng bệnh nhân vẫn luôn trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Họ tiếp tục cuộc chiến "làm lại từ đầu", không thể để công sức điều trị trước đó như "đổ sông, đổ biển". Họ thay nhau "canh chừng", các điều dưỡng liên tục dõi mắt lên màn hình hiển thị các chỉ số của nhiều loại thiết bị máy móc vây quanh bệnh nhân, chỉ nơm nớp có thêm điều bất thường.

Đến nay, bệnh nhân 19 đã ra viện. Nhiều chữ "nếu" được nhắc lại. Nếu đêm ấy, chỉ phát hiện muộn một chút, bà có thể tử vong. Nếu có sống cũng để lại các di chứng tổn thương não trầm trọng, khả năng cao bà sẽ phải sống đời sống thực vật… Nhưng tất cả đã qua. Thần may mắn lại mỉm cười với người phụ nữ 64 tuổi ấy. Vị thần ấy đã mang đến cho bà những bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế tận tâm nhất, trách nhiệm nhất, để níu bà ở lại với cuộc đời này…

3 lần ngừng tuần hoàn trong đêm, cấp cứu hơn 40 phút để níu bệnh nhân 19 về với cuộc đời, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị COVID-19 bày tỏ: “Khó có thể tưởng tượng được vì bình thường có khi ngừng tim 2 lần là gia đình đã xin về. Sự hồi phục sau ngừng tim của bệnh nhân cũng vượt cả tưởng tượng của chúng tôi...”.

Anh8

Ngừng tim 2 lần, lần lâu nhất là 120 phút nhưng khi thoát khỏi cửa tử, não của chị Tân không hề bị ảnh hưởng. Người mẹ trẻ vẫn nhớ mình có 3 con, vẫn biết rằng, cháu bé sơ sinh đã được về nhà, vẫn nhớ từ tình tiết nhỏ là đã bị ngất từ trước khi sinh... - một điều quá đỗi diệu kỳ.

Vào viện, chị trong tư thế nằm cáng, ngừng tim, khi ra viện sau 21 ngày, chị Tân bước chân nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Vợ chồng chị Tân chỉ biết khóc và cảm ơn các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã cho chị cơ hội sống lần nữa. "Đây là một trong những kỳ tích của nền y học Việt Nam", PGS.TS Nguyễn Văn Chi xúc động.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top