Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng, chống bệnh tật

Thứ tư, 15:00 23/11/2016 | Y tế

GiadinhNet - Đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của nhà vệ sinh; vận động người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng, chống bệnh tật là những nội dung chính trong buổi mít tinh hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 19/11 vừa qua.

Nhiều thông điệp ý nghĩa được đưa ra tại Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới. Ảnh: N.Mai
Nhiều thông điệp ý nghĩa được đưa ra tại Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới. Ảnh: N.Mai

Tăng tỉ lệ mắc bệnh nếu không có nhà vệ sinh

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết: Từ năm 2001, Tổ chức Nhà vệ sinh thế giới (World Toilet Organization) đã lấy ngày 19/11 hàng năm làm “Ngày Nhà vệ sinh thế giới” với mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội cũng như của mỗi người dân về tầm quan trọng của nhà vệ sinh.

Theo đó, nhà vệ sinh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như góp phần vào phát triển kinh tế. Thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo tại các hộ gia đình, nơi làm việc, bệnh viện, trường học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tập trung, năng suất lao động, học tập của người lao động và các em học sinh.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng, việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần ngăn chặn các dịch, bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, tay chân miệng, góp phần phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em. Một nghiên cứu năm 2014 của Ngân hàng Thế giới đã chứng minh, trẻ em sống trong cộng đồng mà tất cả mọi người đều sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có chiều cao trung bình cao hơn 3,7cm so với trẻ em sống ở cộng đồng có nhiều người còn phóng uế bừa bãi và sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Vệ sinh môi trường yếu kém không những làm tăng chi phí khám, chữa bệnh mà còn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam mất đi khoảng 780 triệu USD mỗi năm do vệ sinh môi trường kém.

Đồng quan điểm trên, TS Friday Nwaigwe, Trưởng chương trình Vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF, điều kiện vệ sinh kém đã dẫn đến tỉ lệ cao người mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi và các bệnh giun sán. Tiêu chảy và viêm phổi gây tử vong cho 10 - 12% trẻ dưới 5 tuổi. Trên thế giới, mỗi ngày có hơn 800 trẻ em tử vong do tiêu chảy, nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước không an toàn, điều kiện vệ sinh kém. Do đó, ông Friday Nwaigwe nhấn mạnh, việc sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ là rất cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiêu chảy.

Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh giúp ngăn dịch bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, trong ba thập niên qua, Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng về phát triển kinh tế, điều kiện sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Nhiều hộ gia đình, kể cả vùng sâu, vùng xa đã được tiếp cận với các phương tiện của cuộc sống văn minh như: điện thoại di động, ti vi, xe máy… Tuy nhiên, việc tiếp cận với một tiện nghi vô cùng cơ bản như nhà vệ sinh vẫn còn rất khiêm tốn, nhất là ở khu vực nông thôn.

Đến hết năm 2015, trên cả nước mới chỉ có 65% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, vẫn còn hơn 5 triệu người phóng uế bừa bãi ra môi trường. Tại đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng cầu tiêu ao cá mất vệ sinh vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trường học, bệnh viện, cơ quan, điểm tham quan du lịch, nhà ga, bến tàu, bến xe, nơi công cộng còn thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, ảnh hưởng lớn đến điều kiện học tập, làm việc, chất lượng dịch vụ và sự phát triển kinh tế.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhà vệ sinh hiện nay là không phải do điều kiện kinh tế mà là do nhận thức của người dân về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp. Tập quán, thói quen không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn phổ biến, nhất là ở đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, nhiều người lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và bảo quản nhà vệ sinh tại các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, nơi công cộng, khiến cho các công trình vệ sinh bị xuống cấp, hư hỏng, trở thành mất vệ sinh”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Chương trình Nghị sự về các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã xác định vệ sinh và nước sạch là mục tiêu quan trọng số 6 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết với cộng đồng quốc tế đến năm 2025 sẽ chấm dứt việc phóng uế bừa bãi và năm 2030 sẽ có 100% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Tại Lễ mít tinh, nhiều hoạt động thiết thực đã được diễn ra như: Triển lãm mô hình Nhà vệ sinh hợp chuẩn, trưng bày các thông tin “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn”; hoạt động “Cùng chạy để giúp trẻ em có nhà vệ sinh sạch và an toàn” với sự tham gia của hơn 3.000 học sinh, sinh viên cùng đại diện các Bộ, ban, ngành; tổ chức hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về nhà tiêu hợp vệ sinh và rửa tay với xà phòng” quy tụ các đội thi đến từ 5 tỉnh, thành trên cả nước.

Giữ đôi tay sạch vì thế hệ tương lai

Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng là một biện pháp vệ sinh phòng bệnh hiệu quả, đơn giản và rẻ tiền. Rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp phòng, chống bệnh tay chân miệng, cúm, viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ, tiêu chảy… Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, tỷ lệ người rửa tay thường xuyên với xà phòng còn thấp, kể cả trong cơ sở y tế. Điều tra mới nhất của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân rửa tay với xà phòng trước khi ăn chỉ là 23% và sau khi đi vệ sinh là 36%. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại buổi lễ phát động Chiến dịch truyền thông “Hành trình 10 triệu bàn tay sạch” và “Phòng, chống dịch bệnh theo mùa” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của gần 2.500 học sinh và thầy, cô giáo trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội). Chiến dịch do Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD&ĐT, nhãn hàng Lifebuoy, Quỹ Unilever Việt Nam cùng tổ chức.

P. Vĩnh

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top