Hà Nội
23°C / 22-25°C

Siêu vi trùng kháng mọi loại kháng sinh trên thế giới có xuất hiện ở Việt Nam không?

Thứ năm, 18:12 06/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Các nhà khoa học Australia cảnh báo loại siêu vi trùng kháng mọi loại kháng sinh đang lan rộng, khó phát hiện tại các bệnh viện trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, có loại chủng vi khuẩn này, nhưng đó còn chưa phải là vấn đề nghiêm trọng nhất.

Lan rộng khắp các bệnh viện trên toàn thế giới

Mới đây, nhiều cơ quan truyền thông đưa tin về việc trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Vi trùng học tự nhiên (Nature Microbiology), các chuyên gia thuộc Đại học Melbourne (Australia) đã phát hiện 3 biến thể của một siêu vi trùng kháng đa kháng sinh trong các mẫu phẩm từ 10 quốc gia.

Trong đó các mẫu ở châu Âu cho thấy loại siêu vi này có thể chống lại bất cứ kháng sinh nào có bán trên thị trường hiện nay.


Siêu vi khuẩn Staphylococcus epidermidis. Ảnh: Microbiology Info

Siêu vi khuẩn Staphylococcus epidermidis. Ảnh: Microbiology Info

Ông Ben Howden - Giám đốc Bộ phận chẩn đoán vi trùng học thuộc Phòng thí nghiệm y tế cộng đồng của Đại học Melbourne, cho biết phát hiện ra vi sinh vật trên tại nhiều quốc gia và nhiều cơ sở y tế trên thế giới và lo ngại rằng dường như vi sinh vật này đang lan rộng.

Loại vi khuẩn trên, được biết đến với tên khoa học là Staphylococcus epidermidis (tụ cầu da), có liên quan đến vi khuẩn chết người MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin) được biết đến nhiều hơn và nguy hiểm hơn.

Vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, được tìm thấy trên da người, phổ biến nhất là ở người già, các bệnh nhân đã được phẫu thuật ghép bộ phận nhân tạo như ống thông tiểu đường hay các bộ phận thay thế khớp xương.

Nhóm nghiên cứu của ông Howden đã nghiên cứu hàng trăm mẫu Staphylococcus epidermidis từ 78 bệnh viện trên thế giới và phát hiện một số chủng vi khuẩn có một thay đổi nhỏ trong chuỗi DNA, cho phép chúng chống lại hai loại kháng sinh phổ rộng nhất thường được sử dụng trong các bệnh viện để điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Theo nhóm nghiên cứu, loại siêu vi trùng trên lây lan nhanh là vì sử dụng quá nhiều kháng sinh trong các cơ sở chăm sóc y tế, nơi bệnh nhân thường rất yếu và việc sử dụng kháng sinh để điều trị đã trở thành một thói quen.

Tại Việt Nam, chuyện siêu vi khuẩn đa kháng sinh không hiếm

Trên thực tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ lâu cảnh báo việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể làm xuất hiện các chủng vi khuẩn mới kháng kháng sinh và gây chết người.

Tại Việt Nam, câu chuyện siêu vi khuẩn kháng tất cả mọi loại kháng sinh hiện có trên thị trường, dù rất khủng khiếp, nhưng không phải hiếm. Cảnh báo này được nhắc nhiều lần tại các hội nghị về hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm từ nhiều năm nay.

Mới đây, một bệnh nhi mới 10 tháng tuổi ở An Giang được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP HCM để cấp cứu. Trước đó, thấy bé sốt cao liên tục, ho cơn, thở mệt, gia đình đưa vào bệnh viện địa phương thăm khám.

Bác sĩ đã điều trị kháng sinh cho bé nhưng bệnh không thuyên giảm và ghi nhận có tràn mủ màng phổi, nên đặt nội khí quản giúp thở, dẫn lưu màng phổi chuyển bé lên tuyến trên.

Sau nhiều lần siêu âm, chụp CT ngực, chụp phim thực quản cản quang… các bác sĩ phát hiện có đường dò thực quản vào khoang màng phổi phải, tổng trạng xấu, nhiễm trùng nặng, trầm trọng hơn.

Kết quả nuôi cấy dịch màng phổi xét nghiệm đều ra dương tính với 2 loại siêu vi khuẩn đa kháng: Acinetobacter baumaniiKlebsiella pneumoniae, cả hai đều đề kháng với tất cả các kháng sinh nuôi cấy.

Đây là các loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm, có khả năng gây bội nhiễm ở phổi, máu và nhiều cơ quan nội tạng khác, do đó việc điều trị hết sức khó khăn.

Một bác sĩ cấp cứu thuộc Bệnh viện Bạch Mai từng bày tỏ lo lắng “Chúng ta phải thừa nhận tất cả vẫn đang là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến với siêu chiến binh này. Chúng dường như đang lây lan khá nhanh giữa các cơ sở y tế, và biện pháp điều trị hữu hiệu hiện nay thì như ánh đom đóm giữa đêm đen”.

Thực tế, khi nhiễm bệnh, vũ khí được dùng để tiêu diệt các vi khuẩn là thuốc kháng sinh. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác động tiêu diệt hay kìm hãm phát triển một vài nhóm vi khuẩn nhất định.

Tuy nhiên, với thói quen dùng kháng sinh không kê đơn, dùng bừa bãi, lạm dụng (có thể từ nhân viên y tế, bệnh nhân…) sẽ tạo điều kiện cho việc xuất hiện và lan rộng các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Vị bác sĩ cấp cứu này cũng cho biết, vi khuẩn có thể kháng kháng sinh do nhiều cơ chế: Kháng tự nhiên do cơ chế kháng khuẩn của kháng sinh đang dùng không phù hợp với cấu trúc và chuyển hóa của loại vi khuẩn đó; do vi khuẩn sinh các đột biến kháng thuốc hoặc do dùng kháng sinh bừa bãi, không đủ liều dẫn đến chọn lọc các vi khuẩn kháng thuốc. Khi sự đàn áp không đủ khiến các siêu chiến binh (siêu vi khuẩn đa kháng sinh) xuất hiện.

Tại Việt Nam, chủng vi khuẩn trên chưa phải gánh nặng nhất

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ThS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: Trên thế giới Staphylococcus (tụ cầu) kháng thuốc là vấn đề rất được quan tâm. Nhưng ở Việt Nam, nhiễm trùng do các vi khuẩn Gram âm đường ruột còn nghiêm trọng hơn rất nhiều nên các tụ cầu kháng thuốc lại bị coi là vấn đề thứ yếu.

Tụ cầu kháng thuốc, bao gồm cả tụ cầu vàng (Staphylococcus areus) và tụ cầu da (Staphylococcus epidermidis) đều từng gặp nhiều ở Việt Nam, nhưng các vi khuẩn Gram âm đường ruột kháng thuốc hiện nay là gánh nặng nghiêm trọng hơn rất nhiều” – ThS Cấp nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, ở Việt Nam, tỷ lệ các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh/ đa kháng sinh cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới, bao gồm cả chủng Staphylococcus epidermidis như trong báo cáo trên đây.

Hiểu nôm na là đơn cử, ở những nước có sự quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tốt thì nếu 100 mẫu cấy ra chủng vi khuẩn này chỉ khoảng một vài mẫu vi khuẩn đa kháng kháng sinh, thì ở Việt Nam, con số này có thể lên tới hàng chục.

Cũng theo ThS Cấp, trước kia, chỉ tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) thường kháng kháng sinh mạnh, còn chủng tụ cầu da (Staphylococcus epidermidis) khá “lành”. “Nhưng hiện nay, qua nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Staphylococcus epidermidis này đã xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh mạnh. Đây chính là vấn đề nghiêm trọng mà các nhà khoa học trên đây cảnh báo” – ThS Nguyễn Trung Cấp nói.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 37 phút trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Top