Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9

Ngày 10/4, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người, chính thức đưa vào áp dụng tại các cơ sở y tế.

Tamiflu vẫn đáp ứng điều trị

Ngày 10/4, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người, chính thức đưa vào áp dụng tại các cơ sở y tế.

Theo Bộ Y tế, vi rút cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao.

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 1
  

Các ca nghi ngờ nhiễm, ca nhiễm cúm A/H7N9 phải cách ly hoàn toàn, phải đeo khẩu trang ngoại khoa ngay cả khi ở trong phòng bệnh. Trong ảnh, Thứ trưởng Bộ Y tế thị sát tình hình kiểm soát dịch bệnh tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: H.Hải

Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết về phát hiện ca bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9. Theo đó, ca bệnh nghi ngờ là những người có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với cúm A/H7N9 trong vòng 2 tuần, có tiền sử đi vào vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ; tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh (chế biến, vận chuyển, giết mổ gia cầm bị bệnh chưa nấu chín); tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A/H7N9. Ngoài ra, những người có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp như sốt, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển nhanh, không tìm được bằng chứng nhiễm trùng do các căn nguyên khác gây viêm phổi đều là những ca nghi ngờ.

Còn để khẳng định bệnh nhân có bị nhiễm cúm A/H7N9 phải dựa vào kết quả xét nghiệm bệnh phẩm bằng xét nghiệm PCR/giải trình tự gen/phân lập vi rút cúm A/H7N9.

Bộ Y tế cho biết, bệnh cảnh lâm sàng do vi rút cúm A/H7N9 gây ra chủ yếu là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển với tỉ lệ tử vong cao, vì vậy cần phải phân biệt với các trường hợp cúm nặng khác (cúm A/H1N1 hoặc A/H5N1); bệnh viêm phổi do các vi rút khác; bệnh tay chân miệng có biến chứng suy hô hấp; viêm phổi nặng do vi khuẩn.

Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết việc sử dụng thuốc ức chế vi rút thuốc uống Tamiflu (hoạt chất là oseltamivia), Oseltamivia, Zanamivir. Bộ Y tế cũng khuyến cáo, với những trường hợp nặng, đáp ứng chậm với thuốc kháng vi rút có thể dùng liều gấp đôi với thời gian điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc đến khi xét nghiệm vi rút trở về âm tính. Tuy nhiên cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể với các trường hợp suy hô hấp từ mức độ nhẹ đến nặng, xử lý với các trường hợp suy đa tạng (nếu có).

Cách ly tuyệt đối

Do tính chất nguy hiểm của chủng cúm này, để phòng ngừa lây lan, Bộ Y tế ra quy định chặt chẽ trong việc cách ly, giám sát người bệnh.

Theo đó, tất cả các ca bệnh nghi ngờ đều phải khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh, không xếp chung với người bệnh khác, phải đeo khẩu trang ngoại khoa kể cả khi ở trong buồng bệnh cũng như khi đi ra ngoài buồng bệnh. Còn khi xác định bệnh cần nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn. Sử dụng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.

Để phòng ngừa nguy cơ lây lan trong bệnh viện, các xét nghiệm, khám chuyên khoa đến chụp X-quang cho bệnh nhân cúm A/H7N9 tiến hành tại giường. Nếu không đủ điều kiện, trước khi chuyển bệnh nhân đi phải thực hiện các biện pháp dự phòng cần thiết.

Nhân viên y tế cũng cần thực hiện một loạt các biện pháp để phòng lây bệnh, lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc điều trị và nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh. Những nhân viên có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh cần được khám, làm các xét nghiệm và theo dõi như người bệnh nghi ngờ bị cúm nặng.

Để phòng ngừa lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 tại cộng đồng, Bộ Y tế yêu cầu người dân không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng thịt gia cầm chưa được kiểm định đúng quy định. Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, xỉ mũi bằng khăn hoặc giấy và rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các biện pháp phòng hộ lao động và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh sau khi tiếp xúc với gia cầm; Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đường hô hấp cấp.

Bệnh nhân cúm A/H7N9 chỉ được xuất viện khi đã hết sốt 3 - 5 ngày, toàn trạng tốt, các xét nghiệm máu, hình ảnh Xquang phổi bình thường. Tuy nhiên khi xuất viện, người bệnh cần theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần. Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.
 

Trung Quốc: 9 ca tử vong vì cúm gia cầm H7N9

Các quan chức y tế cho biết 2 bệnh nhân tại tỉnh Giang Tô và An Huy đã được xác

nhận là những trường hợp tử vong vì cúm gia cầm H7N9 vào chiều ngày 9/4.

Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế Trung Quốc đã công bố tổng số ca mắc đã là 28 trường hợp và thêm 1 trường hợp tử vong vì cúm H7N9 trên cả nước, nâng tổng số ca tử vong lên tới con số 9.

Trong đó, Thượng Hải có 13 trường hợp nhiễm H7N9, trong đó có 5 ca tử vong. Giang Tô có 8 trường hợp nhiễm cúm, trong đó có 1 ca tử vong. An Huy có 2 trường hợp nhiễm

cúm trong đó có 1 ca tử vong. Có 5 trường hợp nhiễm H7N9 được báo cáo ở Chiết Giang, trong đó có 2 ca tử vong.

Đặc biệt, đã có trường hợp bệnh nhân H7N9 đầu tiên xuất viện. Đó là 1 cậu bé 4 tuổi, một trong 28 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9.

Hùng Cường

Hồng Hải

Xem thêm :Hướng dẫn, Giang Tô, Trung Quốc, An Huy, chim, Bệnh Nhiệt, Thượng Hải, bệnh nhân, gen, X-quang

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 (Dân trí) - Nhận định chủng cúm mới rất nguy hiểm bởi tỉ lệ tử vong cao, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người và yêu cầu các ca nhiễm chủng cúm mới này buộc phải cách ly hoàn toàn.

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 2
5 10 3217

Dân trí

Sức khỏe

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 3
10 5 3217
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 4
  
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 5
  
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 6
  
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 7
  

inXem phản hồiGửi phản hồi

Theo dòng sự kiện

Hà Nội lên kế hoạch ngăn chặn dịch cúm H7N9 (11/4)6.000 người từ vùng dịch H7N9 đã vào thành phố Hồ Chí Minh (10/4)Tìm phác đồ điều trị chủng cúm chết người (10/4)Trung Quốc: Thêm 2 trường hợp tử vong vì cúm H7N9 (9/4)Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu phát triển vắc-xin phòng cúm H7N9 (9/4)

Xem tất cả

Các bài mới

Chị em mút chỉ thêu tranh Trung Quốc: Nhà khoa học lo "sốt vó" (11/4)

Các bài đã đăng

Vùng quê náo loạn khi nữ sinh cứ thi nhau cười sằng sặc (11/4)

Hà Nội lên kế hoạch ngăn chặn dịch cúm H7N9 (11/4)

Bấm huyệt: Một phương thuốc giảm đau hiệu quả (10/4)

Lười biếng có thể do…di truyền (10/4)

2 trẻ sơ sinh tử vong vì hủ tục cắt bao quy đầu (10/4)

Bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng “vào mùa” (10/4)

6.000 người từ vùng dịch H7N9 đã vào thành phố Hồ Chí Minh (10/4)

Vất vả phục hồi chức năng cho ca phẫu thuật hàm răng dính chặt (10/4)

Vụ “ném đá” Đỗ Nhật Nam và tâm lý bé 11 tuổi (10/4)

Phẫu thuật cắt bỏ u phổi thành công ở... thai nhi (10/4)

Tiêu điểm

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 8
Hoang mang phát hiện chất bột trắng trong dép nhựa
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 9
  
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 10
Bác sỹ tư vấn: Vitamin C và Các vấn đề về da
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 11
Sốc với những phát hiện mới về “chuyện yêu”
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 12
Hơn 200 bệnh dịch từ động vật “bủa vây” con người
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 13
  
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 14
Thanh Hóa: Dịch lợn tai xanh bùng phát

Bệnh viện xin lỗi vì giao nhầm... trẻ sơ sinh!

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 15
Mỹ: Một bệnh nhân Việt tử vong vì giun chui vào phổi
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 16
Cách “khử” thuốc trừ sâu trong rau củ
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 17
Thực hư “vẩy tay chữa bá bệnh”
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 18
Nhiều sai lầm khi chăm con ốm
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 19
Hà Nội: Viện phí tăng 70 - 75%
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 20
Bé gái sống chung với vết thương lúc nhúc giòi gần 3 năm
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 21
Bệnh gì ở trẻ cần lưu ý trong tháng 3?
Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 22
Hạt hướng dương chứa chất gây teo não

| Góp ý - Liên hệ | Font Unicode

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 23
  

Đặt Dân trí làm trang chủ[ Back to top ]

Sự kiện | Xã hội | Thế giới | Thể thao | Giáo dục | Nhân ái | Kinh doanh | Văn hóa | Pháp luật | Nhịp sống trẻ | Tình yêu | Sức khỏe | Sức mạnh số | Ô tô Xe máy | Chuyện lạ | Bạn đọc

Cơ quan của TW Hội Khuyến học Việt Nam

Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.

Tòa soạn: Số 2 (nhà 48) Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04-3736-6491. Fax: 04-3736-6490

Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn

Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Dân trí tại địa chỉ www.dantri.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Dân trí.

Đơn vị quảng cáo:

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 24
0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)

Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 25
 
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 52 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 8 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 22 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top