Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Rất tâm đắc với Đề án 1816 bởi hiệu quả thiết thực”

GiadinhNet - Trong hoàn cảnh cơ sở vật chất khá chật chội, khó lòng cơi nới thêm bởi diện tích nhỏ nhất so với tất cả các bệnh viện công lập tại TPHCM, song thời gian qua Bệnh viện Tai-Mũi-Họng TPHCM đã chủ động hóa giải áp lực quá tải bằng nhiều cách, trong đó phải kể đến việc triển khai hiệu quả Đề án 1816. Báo Gia đình & Xã hội có cuộc trao đổi với Thầy thuốc ưu tú, ThS.BS CKII Võ Quang Phúc-Phó Giám đốc bệnh viện về tính nhân văn, thiết thực của Đề án này.

 

Các chuyên gia thuộc Bệnh viện Tai-Mũi-Họng trong một lần hỗ trợ tuyến dưới theo khuôn khổ Đề án 1816. Ảnh: P.V
Các chuyên gia thuộc Bệnh viện Tai-Mũi-Họng trong một lần hỗ trợ tuyến dưới theo khuôn khổ Đề án 1816. Ảnh: P.V

 

Gắn bó với hoạt động của Đề án 1816 từ những ngày đầu tiên, bác sĩ có thấy tình trạng quá tải ở Bệnh viện Tai- Mũi- Họng đã được “hạ nhiệt” nhờ Đề án này?

- Có chứ. Tôi kể ra đây một ví dụ nhỏ! Trước những năm 2010 người dân ở huyện Cần Giờ muốn đi cắt amidan phải băng sông vượt phà để đến được đây, vừa vất vả cho người dân vừa khiến bệnh viện tuyến trên thêm đông đúc, chật chội.

Nhưng từ năm 2011, nhờ các đợt chuyên gia luân phiên xuống chuyển giao công nghệ, các bác sĩ ở Bệnh viện huyện Cần Giờ đã hoàn toàn làm chủ, thực hiện được các kỹ thuật chuyên ngành Tai-mũi - họng. Đại đa số người dân ở huyện này không phải lặn lội lên tuyến trên để cắt amidan nữa. Đó chỉ là một trong những bệnh lý tai - mũi - họng và chỉ trên phạm vi một huyện. Nếu hình dung rộng hơn, trên tất cả các quận/huyện với nhiều bệnh lý khác nhau, sẽ thấy tính hiệu quả rõ rệt của Đề án 1816 mang lại.

Ngoài địa bàn TPHCM, thời gian qua Bệnh viện Tai - Mũi-Họng có triển khai Đề án 1816 ở các địa phương khác không, việc triển khai này có phát sinh khó khăn gì không, thưa bác sĩ?

- Chúng tôi phối hợp triển khai Đề án này với khá nhiều đơn vị khác. Bệnh viện Đồng Nai từng cử xe túc trực trước cổng Bệnh viện Tai-Mũi-Họng để đón đoàn chuyên gia xuống hỗ trợ chuyên môn. Tôi nhớ mãi lần xuống Đồng Nai, bà con ở đây tỏ ý rất vui mừng khi được đón Đoàn, vì họ biết sắp tới không phải đi xa gần 50 cây số để khám vì một số bệnh liên quan đến tai-mũi-họng. Trước đó, chúng tôi cũng phối kếp hợp triển khai Đề án tại các tỉnh bạn như: Bình Phước, Long An, Đắk Lắk…

Tuy nhiên, tai - mũi - họng là chuyên ngành khá hẹp trong hoạt động khám, điều trị nói chung, đã thế dụng cụ, trang thiết bị lại khá đắt đỏ nên không phải cơ sở y tế tuyến dưới nào cũng có điều kiện tham gia triển khai Đề án 1816. Về phía chúng tôi, luôn chào đón các đồng nghiệp tuyến dưới đến đây để nâng cao thêm chuyên môn lý thuyết, đồng thời sẵn sàng cử chuyên gia tay nghề cao hỗ trợ tuyến…

Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TPHCM đã có giải pháp gì hỗ trợ các viện tuyến dưới để nâng cao năng lực phục vụ người dân, thưa bác sĩ?

- Vấn đề này phụ thuộc nhiều vào quyết tâm, sự nhiệt tình của lãnh đạo các cơ sở y tế tuyến dưới. Hồi thực hiện Đề án tại huyện Cần Giờ, chúng tôi linh hoạt cho đơn vị bạn ở tuyến dưới mượn hai bộ dụng cụ cắt amidan trong 4 tháng. Khi đơn vị bạn sắm được thì gửi trả lại. Thời điểm này, khi tuyến dưới có nhu cầu, chúng tôi vẫn sẵn lòng linh hoạt cho mượn bộ dụng cụ giống như đã từng thực hiện.

Qua nhiều năm thực hiện Đề án 1816, bác sĩ có thể chia sẻ về hoạt động này?

- Tính hiệu quả, nhân văn nhất mà Đề án 1816 đã đem lai chính là đã giúp người dân, nhất là người dân nghèo ở vùng xa có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ y tế tốt nhất có thể. Họ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí do không phải di chuyển xa, không phải “ăn chực nằm chờ” như trước.

Đề án 1816 cũng đã mở ra cơ hội để các thầy thuốc tuyến dưới nâng cao tay nghề, học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế nhờ được “cầm tay chỉ việc”. Bản thân tôi cũng như Ban lãnh đạo, đội ngũ y - bác sĩ bệnh viện rất tâm đắc với đề án này vì hiệu quả giảm tải rất thiết thực.

Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

 

Là người trực tiếp điều hành việc triển khai các hoạt động chuyển giao kỹ thuật và luân phiên chuyên gia hỗ trợ tuyến dưới (từ năm 2009 đến nay), BS Võ Quang Phúc chia sẻ: Ông đã rất nhiều lần chứng kiến sự vui mừng của người dân vùng sâu, vùng xa khi được các chuyên gia đầu ngành thăm khám bệnh ngay tại địa phương mình nhờ có Đề án 1816.

BS Võ Quang Phúc cho hay, lãnh đạo và đội ngũ y- bác sĩ các cơ sở y tế tuyến dưới rất phấn khởi đón nhận sự hỗ trợ chuyên môn từ tuyến trên, bởi đây là cơ hội nâng cao chuyên môn và kỹ năng thực hành tại chỗ, qua đó nâng cao năng lực chăm lo sức khỏe người dân.

 

Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top