eMagazine

Từ ngày vợ và hai con gái nhiễm virus corona nCoV phải nhập viện điều trị, ông Vinh gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Hàng xóm không phải ai cũng sợ ông, nhưng ông sợ mình sẽ là bệnh nhân tiếp theo, sợ sẽ lây cho họ. Nên chẳng đi đâu cả. Từ sáng đến tối, ông Vinh quanh quẩn trong bốn bức tường. Nỗi cô đơn, bí bách và cả sợ hãi chỉ vơi bớt khi có cán bộ y tế đến với ông để hỏi thăm sức khỏe. Và đương nhiên không chỉ hỏi thăm sức khỏe…

Quanh ngôi nhà người đàn ông có vợ và 2 con nhiễm nCoV - Ảnh 1.

Căn nhà có 3 người nhiễm nCoV cửa đóng im lìm

Nhà ông Vinh 

              không Rằm tháng Giêng


Đêm trước Rằm tháng Giêng. Mưa nặng hạt và rất lạnh. Ở thôn Ái Văn của xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có lẽ còn lạnh hơn nhiều chỗ khác.

Mới tờ mờ sáng, mưa vừa ngớt, bà Chi mở cổng, mang chổi ra quét đoạn đường trước nhà cho bớt mấy vũng nước. Bà quét đi quét lại đoạn đường chưa đầy 5 mét suốt nửa tiếng mà không xong. Bà có vẻ muốn nói chuyện với hàng xóm nên việc quét ngõ mới chậm như vậy. Chờ hồi lâu mới thấy một người đàn bà đạp xe qua, dù đeo khẩu trang kín mặt nhưng bà vẫn nhận ra, hỏi vội: "Bà đi đâu thế, có ra chùa dâng lễ không?". "Tôi ra đầu làng mua trái cây, cũng đang không biết có biết nên đi hay không đây", người phụ nữ kia chép miệng đáp lời rồi chậm chậm dừng xe đạp.


"Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. Mà bà sợ lây hở", bà Chi nói tiếp "Hôm qua tôi thấy cán bộ y tế phun thuốc khử trùng chùa với đình rồi, với cả mình đeo khẩu trang thế này sợ gì. Ừ thì đi", người hàng xóm của bà Chi dứt lời rồi nhìn sang nhà ông Vinh kế bên thở dài: "Năm nay nhà cô chú ấy coi như không được ăn Rằm rồi". Rồi họ bảo nhau đeo khẩu trang và ra chùa. 

Chúng tôi thấy hai người đàn bà lớn tuổi  còn vừa đi vừa tranh luận một hồi chuyện đọc "en cô vi" hay "em cô vi", "cô rô na" hay "sô côn nan" mới đúng.

Quanh ngôi nhà người đàn ông có vợ và 2 con nhiễm nCoV - Ảnh 3.

Câu chuyện giữa hai người đàn bà bên căn nhà của ông Vinh nghe chừng rất quê mùa nhưng dù bà nào đọc đúng, bà nào đọc sai cái tên nCoV thì nCoV cũng đã ở đây rồi. Chỗ nhà ông Vinh kia, ngay thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi này. Huyện Bình Xuyên thành tâm điểm của Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc thành điểm nóng của Việt Nam. Căn nhà kia có 3 người đã nhiễm "en cô vi". Còn lại ông Vinh, Nguyễn Văn Vinh, 50 tuổi, chưa biết thế nào.

Cúng Rằm việc trọng đại ở cái làng này. Mọi năm ăn to lắm, tổ chức linh đình. Ai cũng bảo "làm quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", "lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Làng có cả chùa và ngôi đình 300 tuổi, như mọi năm là đã có lễ rước hoa quả xung quanh làng vào mùng 10 Âm, sau đó về đình cho cả làng thụ lộc. Nhưng trọng đại đến mấy cũng không bằng tính mạng con người. Năm nay làng không có hội đầu Xuân. Còn nhà ông Vinh thì tâm trí nào mà làm Rằm.

"Hiện các trường hợp dương tính với nCoV đang được điều trị cách ly tại huyện Bình Xuyên và Tam Đảo đều tiến triển tốt và không cần thiết phải chuyển tuyến Trung ương. Khi hết virus, họ sẽ được trở về cộng đồng..."

Đại diện Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc


Sự cô đơn tỉnh táo


Nguyễn Thị D, 23 tuổi, con gái ông Vinh được cử sang Vũ Hán tập huấn cùng đồng nghiệp Công ty Nihon Plast, về Việt Nam hôm 17/1 thì đến 31/1 tức mùng 6 Tết bị xác định nhiễm nCoV. Họa đầu năm vừa ập đến gia đình và đã nhân mấy lần. Vợ ông và con gái út mới học lớp 10 một tuần sau nhận kết quả tương tự, bị lây từ D. Tối 6/2, ông Vinh hoảng loạn khi nhận tin. Ông thương vợ con, ông sợ hãi. Đó là sự thật không chối bỏ được. Ông chỉ thấy lạ là hàng ngày tiếp xúc với vợ con nhưng sức khỏe vẫn bình thường, chưa có biểu hiện gì bị lây nhiễm.

Rất nhanh, sau khi vợ và hai con được đưa đi điều trị ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Trung tâm Y tế huyện Bình Xuân, ông Vinh thuộc diện cần giám sát chặt chẽ, theo dõi sức khỏe sát sao và cách ly tại nhà. Ông tự nguyện và chủ động chấp hành. Và tất nhiên, ông Vinh không coi những thay đổi đến với bản thân là sự phân biệt, kỳ thị. Ông hiểu đó là sự tỉnh táo, là an toàn cho cộng đồng.

Thôn Ái Văn chỉ có 40 hộ dân nên trước nay mọi người sống vô cùng tình cảm và đoàn kết. Từ khi có thông tin "cả nhà ông Vinh nhiễm dịch bệnh", người làng đi qua nhà ông thường dè dặt, gặp ông chỉ cúi đầu chào rồi bước nhanh. Ông hiểu tâm lý của hàng xóm. Họ cũng không sợ hay kỳ thị ông. Họ đang làm đúng, một cách rất bản năng nhưng cũng đầy trách nhiệm xã hội. Sẽ vô cùng tệ hại nếu nCoV nhiễm cho người làng. Cảm xúc nhất thời về sự cô độc không thể lớn bằng lý trí của người đàn ông 50 tuổi. Ông vui vẻ chấp nhận.

Thiệt hại vì con virus corona nCoV nhìn xa ông chưa thấy chứ ở làng là rõ nhất. Giải đá bóng của địa phương mới tổ chức hôm mùng 5 Tết, sân bóng sát cạnh nhà ông dự kiến đến mùng 10 đá chung kết mà cũng phải bỏ dở. Rồi hội gói bánh chưng của làng được tổ chức Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm phải hoãn. Giải cờ vua, chọi gà mà ông cùng cánh trung niên trong làng chuẩn bị nhiều tháng trước giờ cũng hoãn. Tiếc nhất phải kể đến hội chùa Linh Đa Tự và đình làng 300 năm tuổi của thôn. Năm nào cũng vậy, từ mờ mờ sáng ngày Rằm tháng Giêng là đàn ông sửa soạn quần áo ra đình làng uống nước chè, phụ nữ dâng lễ ở chùa. Chùa và đình làng cạnh nhau nên tiếng cười nói, chúc Tết rôm rã. Còn năm nay thì thôi…

Quanh ngôi nhà người đàn ông có vợ và 2 con nhiễm nCoV - Ảnh 6.

Thi thoảng mới có người đi qua nhà ông Vinh

7 giờ sáng, chúng tôi vẫn ra ngôi đình cổ xem thế nào. Bên trong có một người phụ nữ đang dâng hương, phía giữa 7 cụ cao niên ngồi chung một cái chiếu đang pha nước uống. Câu chuyện ngắn lại vì ai cũng đeo khẩu trang. 

Một cụ cao niên kể với chúng tôi: "Mọi năm tầm này là đông nghịt rồi, không riêng làng này mà dân làng khác cũng sang. Chiếu chải cứ gọi là kín cả sân đình mà chưa hết người. Cả anh Vinh nữa, năm ngoái anh ấy còn đến đây từ rất sớm để tiếp nước các cụ còn vợ anh ấy thì đội mâm hoa quả trên đầu sang bên chùa dâng lễ". 

Ở chùa Linh Đa Tự thì đông hơn. Gọi là đông chứ đếm vội cả trưởng thôn đang tiếp nhận công đức của bà con cũng chưa đến 20 người. Chiều hôm trước, Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên đã về đây phun thuốc khử khuẩn quanh khu vực đình và chùa làng nên mọi người có phần an tâm hơn. Những tờ rơi các biện pháp phòng chống dịch bệnh nCoV cũng được phát đến tận tay dân làng. Cụ nào mắt sáng thì đọc to cho mọi người cùng nghe rồi nhắc nhau: "Các cụ nhớ nhé, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch…"

Quanh ngôi nhà người đàn ông có vợ và 2 con nhiễm nCoV - Ảnh 7.

Những câu chuyện ngắn hơn vì khẩu trang

Đây là năm đầu tiên nhà ông Vinh không bày biện hoa quả, lễ lạt mang đến dâng lên chùa rồi mời họ hàng thụ lộc. "Năm nay cả nhà tôi không được ăn Rằm tháng Giêng. Mà cái thân tôi, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này mà cả năm có ngày Rằm tháng Giêng cũng không đến dâng hương đình chùa rồi chúc sức khỏe các cụ trong làng được. Nghĩ thật không phải…", ông Vinh thở dài. 

Mà đâu phải mỗi ông thở dài. Cụ thân sinh ra ông Vinh năm nay tròn 65 năm tuổi Đảng nhưng cũng không dám đi dự đại hội vì sợ "mọi người mất vui". 

Ông Ninh là em trai ông Vinh, nhà ở đối diện, dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng cũng chẳng đi đâu. Thỉnh thoảng ông Ninh mới ra ngoài, lặng lẽ bước sang đường gọi cổng rồi đưa vội cho anh trai bát cơm nóng hoặc ít thức ăn tươi.

Ngày tắm 5 lần, 

thay 4 bộ quần áo


Người "cẩn thận" đến mức ấy là ông Nguyễn Văn Nang, Bí thư Chi bộ kiêm cán bộ Y tế thôn Ái Văn. Khoảng 9 giờ sáng, ông Nang đến nhà ông Vinh để kiểm tra sức khỏe, thân nhiệt. Sau màn chào hỏi động viên, hai người làng ngay lập tức như bệnh nhân – thầy thuốc. Cả 3 lần đo nhiệt độ đều trong giới hạn bình thường. Được tập huấn dịch cẩn thận nên ông Nang cũng không ngần ngại gì cả, xong việc còn trò chuyện và khuyên bảo ông Vinh an tâm nghỉ ngơi, ăn uống để giữ gìn sức khỏe, mấy hôm nữa là vợ con sẽ khỏi bệnh về nhà. "Ơ mà nay chú Vinh không cúng Rằm nhỉ. Đã không ra đình làng, chùa làng được thì cũng phải có nén hương dâng lên ban thờ chứ. Để tý tôi nhắc chú kẻo cả ngày quanh quẩn trong nhà lại quên", ông Nang bất giác nhớ ra và dặn hàng xóm.

Quanh ngôi nhà người đàn ông có vợ và 2 con nhiễm nCoV - Ảnh 8.

Cán bộ y tế của thôn giãi bày, từ hôm mùng 6 Tết đến giờ, từ khi thôn có ca bệnh đầu tiên dương tính với nCoV là ông cũng mất ăn mất ngủ. Tất cả các đoàn đến kiểm tra, làm việc ở nhà ông Vinh đều phải có ông Nang dẫn đến. 

"Đoàn Trung ương, tỉnh rồi huyện, có ngày tôi sang nhà chú Vinh 12 lần. Cán bộ Trung tâm y tế huyện dặn mỗi lần tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh ngoài đeo khẩu trang phải tắm giặt quần áo. Nếu thế mỗi ngày tôi phải tắm và thay 12 bộ quần áo thì đồ sao khô kịp. Ấy vậy mà có ngày tôi đi và tiếp xúc nhiều quá nên phải tắm đến 5 lần và 4 phiên thay quần áo", ông Nang kể.

"Vợ con đang ở viện nên cũng chẳng thiết tha ăn uống gì. Ngày nấu một lần, ăn cả ngày. Nói thật nếu nhà không có mấy con chó thì tôi chẳng nấu ăn..."

ông Nguyễn Văn Vinh


Những ngày này, ông Nang nhất quyết không bế và chơi đùa cùng các cháu nhỏ. Hai vợ chồng thì tạm tách nhau, chuyển vào ngôi nhà trong làng sinh hoạt để tiện cho công việc. 

Cũng theo lời Bí thư Chi bộ thôn, trong dịp Tết nên con gái ông Vinh đã tiếp xúc với rất nhiều người, đặc biệt là bạn bè, hàng xóm xung quanh. Do đó, thôn có rất nhiều người phải đến bệnh viện lấy mẫu kiểm tra đồng thời thực hiện biện pháp cách ly. Hiện nay nhiều người đã có kết quả âm tích với nCoV.


"Kỷ luật" 

của người làng

Mỗi một lần người làng được khẳng định không nhiễm bệnh, ông Vinh mừng lắm. Sự cẩn trọng của cán bộ y tế từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thôn với những gì xảy ra với gia đình ông khiến ông Vinh hết hẳn hoang mang, yên tâm sống và hi vọng vợ con mau được xuất viện. Khi biết tin các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chữa khỏi cho bệnh nhân người Trung Quốc, rồi đến tin bệnh viện cấp tỉnh ở Thanh Hóa cũng điều trị thành công một ca dương tính, ông càng vững tâm hơn. Chính bởi thế mà ông càng thấy mình có trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho những người xung quanh mình khi bản thân vẫn thuộc diện theo dõi chặt chẽ.

Sự hoang mang, sợ hãi lúc đầu cũng qua nhanh. "Người dân thôn Ái Văn cũng như trong xã rất chia sẻ với gia đình anh Vinh, mong chị và các cháu sớm điều trị khỏi bệnh. Chỉ có các xã lân cận là họ vẫn e dè khi tiếp xúc với người dân địa phương nên thời gian này bà con cũng hạn chế ra ngoài", lãnh đạo xã Sơn Lôi chia sẻ.

Từ trẻ em đến người già ở làng Ái Vân đã bình tâm trở lại

Theo chính quyền sở tại, vào thời điểm cơ quan chuyên môn xác nhận trên địa bàn xã có 3 người trong một gia đình dương tính với nCoV, 6 thôn trong xã với khoảng 11.000 nhân khẩu đều lo sợ. Để phòng chống virus corona, xã Sơn Lôi đã tiến hành cách ly những trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với virus corona đồng thời tiến hành khử trùng tiêu độc nhà văn hóa, trường học. 

Để đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, xã đã cho dừng các lễ hội xuân để tránh tụ tập đông người đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về dịch bệnh. Khi các biển pháp tối ưu được triển khai đồng bộ thì người dân không hoang mang, lo lắng và chấp hành rất tốt những chỉ dẫn của cơ quan chức năng, ngành y tế.

Quanh ngôi nhà người đàn ông có vợ và 2 con nhiễm nCoV - Ảnh 12.

Tự người làng cũng biết bảo ban nhau, tự thực hiện những "kỷ luật" của riêng mình để việc phòng chống dịch chung được hiệu quả. Bà Chi, hàng xóm sát nhà ông Vinh, bảo: "Những ngày qua, nhân dân chúng tôi liên tục được tuyên truyền nhiều về công tác phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và không đến chỗ đông người. Đặc biệt, trong thời gian này khi các cháu được nghỉ học chúng tôi quán triệt các cháu chỉ chơi trong nhà. Dù sống cạnh gia đình ông Vinh có 3 người đã nhiễm bệnh nhưng chúng tôi không quá hoang mang. Tất cả các gia đình đều tuân thủ chặt chẽ theo các khuyến cáo của ngành y tế. Ông Vinh cách ly tại nhà nhưng vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Nhà ông ấy dự trữ nhiều thức ăn đợt Tết nên ông cũng chẳng mấy khi phải ra ngoài mua thực phẩm. Nếu ông ấy cần mua gì, anh em họ hàng hoặc hàng xóm xung quanh sẽ hỗ trợ và để ở ngoài cổng rồi ông sẽ cầm vào".

Tại chợ dân sinh và những cửa hàng tạp hóa của thôn Ái Văn vẫn diễn ra bình thường. "Chúng tôi luôn thực hiện nghiêm chỉnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế là đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay bằng nước sát khuẩn. Mấy ngày vừa qua, người dân mua hoa quả nhiều hơn, nhất là cam, xoài để bổ sung các chất cần thiết. Chúng tôi tin tưởng với sự quan tâm của các cấp Trung ương và địa phương, dịch bệnh sẽ được khống chế và các bệnh nhân sẽ được chữa khỏi ", anh Nguyễn Văn Nghĩa, người dân trong thôn bày tỏ.

Ông Vinh vẫn thường xuyên liên lạc với con gái (chị D) và rất vui khi biết sức khỏe con gái đang tiến triển tốt. Gia đình ông cam kết sẽ thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế bởi chẳng ai muốn lây bệnh sang người khác cả.

Cao Tuân
Chí Cường - Minh Khôi
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 14 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top