Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quản lý thức ăn đường phố: Không phải tiền mà là ý thức

Thứ tư, 11:17 30/01/2013 | Y tế

GiadinhNet - Trả lời Báo GĐ&XH, TS Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh, Thông tư 30 có hiệu lực không phải là làm khó dễ cho các cơ sở kinh doanh ăn uống đường phố, mà chính là điều kiện để thức ăn đường phố đến với người dân được an toàn vệ sinh hơn.

Quản lý thức ăn đường phố: Không phải tiền mà là ý thức 1
Quản lý thức ăn đường phố: Không phải tiền mà là ý thức 2

Thức ăn đường phố rất dễ trở thành những nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Chí Cường.

 
Bên cạnh đó, thực hiện Thông tư 30 thành công chính là do thái độ và hành vi của người bán hàng.
 
 Thời gian qua, các vụ ngộ độc, đặc biệt là ngộ độc tập thể đều được khẳng định là do thực phẩm. Tình trạng này vẫn không chuyển biến nhiều, cho dù cơ quan chức năng có nhiều đợt ra quân an toàn vệ sinh thực phẩm?
 
- Năm 2001, theo kết quả điều tra, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm ở cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật ở rau muống (83 - 87% số mẫu); rau cải lá (44 - 91% số mẫu); sử dụng hàn the trong chế biến bánh cuốn, bánh tẻ, bánh phở, giò chả từ 60 đến 94% số mẫu; sử dụng phẩm màu ngoài danh mục đối với kem, gia vị, tương ớt, thức ăn ngay từ 13,6 đến 51% số mẫu; thực phẩm chín nhiễm E.coli ở giò, chả, nem chạo, kem, rau sống từ 26,8 đến 100% số mẫu; còn bàn tay người chế biến nhiễm E.coli mức độ nhiễm từ 37 đến 92% số mẫu xét nghiệm

Năm 2010 - 2011, theo kết quả điều tra, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm tại 63 tỉnh, thành phố đối với thức ăn ngay tại các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố khác hẳn. Tỷ lệ mẫu ô nhiễm E.coli là hơn 14%; Coliforms là 18%; phẩm màu kiềm là 9,4%; hàn the là hơn 13% và formol là 6,2%, độ ôi khét là 29%.
 

Tại Hà Nội – địa bàn tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã triển khai thực hiện các quy định đến 29/29 quận, huyện. Theo thống kê, Hà Nội có hơn 48.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Trong đó loại hình dịch vụ ăn uống đường phố có hơn 26.000 cơ sở. Tuy nhiên, số cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mới có hơn 15.000 cơ sở, bằng 60%.


Tuy nhiên, sự cải thiện là chưa ổn định và bền vững. Năm 2012, theo báo cáo của 48/63 tỉnh, thành, đã giám sát được 12.295 mẫu về ATTP. Kết quả cho thấy mẫu bánh cuốn, bánh tẻ, bánh phở, giò chả, nem, kem, nước đá uống bị nhiễm Coliforms là 11,7 - 62,7%; ô nhiễm E.coli là 6 - 34,2%; phẩm màu công nghiệp 0,4 - 0,7%. Đáng chú ý, độ ôi khét là hơn 30% và 10-15,4% số mẫu kiểm nghiệm có hàn the. Đặc biệt, 40 - 41,7% số mẫu nhóm thực phẩm này có mức ô nhiễm bào tử nấm mốc men vượt quy định cho phép.
 
Vẫn còn hiện tượng dùng tay bốc thực phẩm rồi lại nhận tiền của khách. Như ông nói, tiền chính là nguồn truyền bệnh. Vậy Thông tư 30 có quy định rõ ràng phải dùng găng tay, điều này liệu có thực hiện được không?
 
- Ở Đà Nẵng thực hiện rất thành công việc quy định bán hàng rong phải sử dụng găng tay. Tại Hà Nội cũng có một số quận, huyện thành công trong quy định này. Song vì không giám sát nên các cửa hàng lại không sử dụng găng tay. Có đợt, Cục có chương trình phát hàng chục nghìn chiếc găng tay nhưng chẳng có cửa hàng nào thực hiện nghiêm túc. Điều này cho thấy, nhận thức của người bán hàng chưa cao. Vấn đề không phải là đầu tư kinh phí cho việc thực hiện vệ sinh (như găng tay có 50 đồng/cái) mà vấn đề ở đây là ý thức của người bán hàng. 
 
Theo Thông tư 30, người bán hàng sẽ được khám sức khỏe thường xuyên, liệu điều này có thực hiện được trên thực tế  không?

- Điều tra dịch tễ học của chúng tôi cho thấy có những địa phương trên 90% bàn tay người bán thức ăn đường phố nhiễm E.coli, loại vi khuẩn thường tìm thấy trong phân người. Đặc biệt, 100% tiền mệnh giá từ 2.000 đồng trở xuống đều nhiễm E. coli.

Thông tư 30 ra đời nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Người bán thức ăn buộc phải khám sức khỏe. Trước đó, Đoàn Thanh tra của Bộ Y tế đã từng đi kiểm tra và phát hiện một người dùng tay không bốc bún bán cho học sinh. Tay người này bị chín mé (xước ngón tay và sưng to) bị nhiễm tụ cầu trùng vàng... Sau khi ăn bún, 36 học sinh mẫu giáo bị đau bụng. Đoàn Thanh tra còn phát hiện nhiều người bán hàng ăn bị bệnh truyền nhiễm như lao, cảm cúm… Như vậy, nếu họ không được khám sức khỏe thì sẽ là nguồn lây truyền lớn cho người tiêu dùng.

- Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
 
Cải thiện chất lượng và độ an toàn thức ăn

Bắt đầu từ ngày 20/1, Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố chính thức có hiệu lực.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Thông tư 30 không nhằm mục đích cấm mà đưa ra các điều kiện để cải thiện hơn chất lượng và sự an toàn của thức ăn đường phố. Mặt khác, Thông tư 30 cũng góp phần làm bộ mặt vỉa hè khang trang, văn minh hơn, chấn chỉnh tình trạng quán cóc nằm ngay trên cống thoát nước, một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa và đặc biệt là phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an toàn vệ sinh.

Đánh giá vấn đề thức ăn đường phố mất an toàn vệ sinh không thể giải quyết một sớm một chiều, Bộ Y tế cho rằng, Thông tư 30 cùng với Luật An toàn thực phẩm sẽ là hành lang pháp lý cơ bản để tiến dần tới việc thức ăn đường phố phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị. Để có những bữa ăn an toàn, Bộ Y tế mong muốn nhận được sự ủng hộ và hợp tác của người dân, quyết tâm tiến tới để có một bộ mặt đô thị khang trang, nhưng vẫn đồng thời đảm bảo cho người dân quyền được kinh doanh.

Để triển khai các quy định tại Thông tư 30 và tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố trên phạm vi cả nước, ngay từ đầu tháng 1/2013, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 76/ ATTP-NĐ về việc triển khai Thông tư số 30/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Cục ATTP yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố phối hợp với các ban, ngành liên quan ở địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin để phổ biến cho các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố về những quy định trong Thông tư nêu trên nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ cơ sở đối với sức khỏe cộng đồng, kinh doanh bền vững trong điều kiện kinh tế - xã hội mới của đất nước.

Tất cả các đối tượng trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố đều phải được khám sức khỏe; cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Sở Y tế khẩn trương phân cấp việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố cho các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn theo quy định.

Vân Khánh (thực hiện)
thuctap1
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top