Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019

Thứ tư, 14:47 10/07/2019 | Y tế

GiadinhNet - Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm, việc chỉ đạo và quản lý công tác tiêm chủng có nhiều đổi mới.

Tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, ngành Y tế Việt Nam đã nỗ lực làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Năm 2019, Bộ Y tế xác định công tác phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm, việc chỉ đạo và quản lý công tác tiêm chủng có nhiều đổi mới.

Tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng

Phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019 - Ảnh 1.

Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Theo các chuyên gia y tế dự phòng, hiện nay các bệnh truyền nhiễm như: SXH, TCM, nhất là sởi tiếp tục ghi nhận số người mắc cao tại nhiều nước trên thế giới.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy: Trong bốn tháng đầu năm 2019, Bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số người mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi. Đáng chú ý, tại khu vực châu Phi tăng đến 700%, so với cùng kỳ năm 2018.

Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam trong thời gian qua, Ngành Y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng. Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước được khống chế và kiểm soát như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi đang có xu hướng giảm trong nhiều tuần qua, bệnh tay chân miệng giảm hơn so với trung bình giai đoạn 2013-2017, tuy nhiên số mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố, số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố.

Dự báo trong những tháng còn lại của năm 2019, tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Các bệnh dịch có nguy cơ bùng phát do đang trong cao điểm mùa dịch. Ngoài ra, các hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn thách thức như: khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng, một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho ngành y tế; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều khó khăn ở cả T.Ư, lẫn địa phương và chưa được cấp kịp thời. Vẫn còn một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch, nhất là chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ bọ gậy, đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất

Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế.

Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, WHO chỉ rõ, việc một bộ phận người dân e ngại sử dụng vắc-xin phòng sởi đang là mối đe dọa lớn toàn cầu hiện nay. Điển hình như tại Mỹ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, nhưng những tháng đầu năm 2019 đã ghi nhận các ổ dịch tại 22 trên tổng số 55 bang, với 695 trường hợp mắc bệnh. Nguyên nhân bệnh sởi gia tăng mạnh ở Mỹ là do tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin sởi thấp mới đạt khoảng 91,9%, trong khi đó so với yêu cầu đạt ít nhất 95% để ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút sởi...

Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng, với việc đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trên 95%, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và bảo vệ thành công kết quả này từ đó đến nay.

Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tiêm phòng như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván... trước kia là bệnh dịch lưu hành hàng năm thường gây ra những dịch bệnh lớn thường xuyên thì hiện nay đã được khống chế nhờ duy trì tốt tỷ lệ tiêm chủng.

Việt Nam đã loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết và đang nỗ lực tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét, bệnh sởi, bệnh dại và khống chế bệnh rubella. Đi đôi với việc duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, chất lượng tiêm chủng ngày càng tốt hơn, tiêm chủng an toàn, tổ chức khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi phát hiện sớm và xử trí kịp thời phản ứng sau tiêm chủng.

Tuy nhiên, hiện nay công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân bao gồm các yếu tố: các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; vắc xin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân; khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng, một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho y tế; một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch. Người dân chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của Ngành Y tế.

Phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm

Phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019 - Ảnh 2.

Công tác phòng chống dịch bệnh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.

Năm 2019, Bộ Y tế xác định công tác phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm, việc chỉ đạo và quản lý công tác tiêm chủng có nhiều đổi mới.

Chính phủ đã ban hành các Nghị định về hoạt động tiêm chủng, Bộ Y tế ban hành các Thông tư hướng dẫn là những căn cứ pháp lý quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêm chủng. Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia đã được triển khai và góp phần quản lý đối tượng tiêm chủng, các hoạt động phòng chống dịch đã và đang được triển khai một cách đồng bộ, dưới những hình thức đa dạng, nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch mùa hè, như: đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè, chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh.

Về phòng bệnh: theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, triển khai các hoạt động phòng dịch chủ động, các chiến dịch tiêm vắc xin tại những nơi có nguy cơ cao.

Về điều trị: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giảm tử vong coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu: phòng nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị, tăng cường công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, rà soát, chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị tại bệnh viện, tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác chăm sóc và điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh các tuyến; chuẩn hoá các phương pháp kỹ thuật cũng như hệ thống giám sát báo cáo và phòng chống dịch bệnh từ Trung ương đến cơ sở… Những hoạt động trên đã góp phần tích cực, hiệu quả trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa dịch, bệnh.

Tại Hội nghị trực tuyến Triển khai Công tác Phòng, chống dịch bệnh, Công tác tiêm chủng và An toàn tiêm chủng năm 2019 mới diễn ra hôm 11/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu đã nhấn mạnh quyết tâm của ngành Y tế, giám sát kịp thời, không để dịch bùng phát và lây lan rộng tại cộng đồng.

Bộ Y tế đề nghị các sở y tế tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn sự bùng phát dịch trên địa bàn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các hộ gia đình và cộng đồng như: thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, diệt bọ gậy tại các vật dụng chứa nước trong nhà và khu vực chung quanh… Tiếp tục truyền thông mạnh mẽ đến mọi người dân về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh, những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm chủng và cách theo dõi, chăm sóc; phối hợp tốt với cơ quan y tế trong việc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm chủng. Các đơn vị y tế cần thường xuyên tập huấn, cập nhật kiến thức cho các bác sĩ, cán bộ tiêm chủng về khám sàng lọc trước tiêm, hướng dẫn cách theo dõi, xử trí trường hợp phản ứng sau tiêm chủng trên địa bàn mình phụ trách.

Các địa phương cần thực hiện nghiêm các quy định về bảo quản, vận chuyển vắc-xin; kiểm tra vắc-xin, dung môi trước khi sử dụng. Thực hiện tốt công tác khám sàng lọc, nhằm bảo đảm an toàn tiêm chủng và tránh tạm hoãn không phù hợp, cũng như không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng đối với các trường hợp trẻ mắc bệnh mạn tính, cấp tính nhưng tình trạng sức khỏe ổn định.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước có hơn 27 nghìn người sốt phát ban nghi sởi, trong đó 4.864 người mắc sởi dương tính và một người chết. Đáng lo ngại, số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi nhận tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Các địa phương có số người sốt phát ban và số người sởi dương tính cao là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau… Cả nước cũng có gần 18 nghìn người mắc bệnh TCM, trong đó có gần 11 nghìn người nhập viện điều trị và hai người chết. So với cùng kỳ năm 2018, số mắc bệnh trên cả nước tăng 22,1%, số trường hợp nhập viện tăng 32,6%; tuy nhiên so với cùng kỳ giai đoạn 2013 - 2017, số nhập viện giảm 45%. Cả nước có gần 68 nghìn người mắc bệnh SXH, trong đó có bốn người chết. So với cùng kỳ năm 2018, số mắc tăng 3,1 lần. Thời gian qua, ở nước ta tiếp tục nghi nhận các trường hợp mắc các bệnh: ho gà, viêm não vi-rút, viêm não Nhật Bản… tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Kiên Giang…

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top