Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phần thưởng xứng đáng cho sự kết nối dựa vào cộng đồng

GiadinhNet - Tháng 7 năm 2017, tại Hội nghị quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS tại Paris, Hiệp hội Phòng chống AIDS quốc tế (IAS) và tổ chức ViiV Healthcare đã trao giải thưởng trị giá 100.000 USD cho 2 người Việt Nam là Lê Thành và Thanh Tùng về những cố gắng và kết quả xuất sắc trong hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với các nhóm đối tượng đích tại các cơ sở y tế. Đây cũng là hai tổ chức cộng đồng được Dự án VUSTA hỗ trợ trong thời gian qua.


Thanh Tùng và Lê Thành (thứ 2 và thứ 3 từ phải qua) tại Hội nghị Paris. Ảnh: TL

Thanh Tùng và Lê Thành (thứ 2 và thứ 3 từ phải qua) tại Hội nghị Paris. Ảnh: TL

G-link, người kết nối xuất sắc

Khi được xướng tên tại Hội nghị quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS tại Paris, Lê Thành (Giám đốc doanh nghiệp xã hội G-link) và Thanh Tùng (Giám đốc doanh nghiệp xã hội Hải Đăng) cảm thấy vui mừng vì đã vượt qua hơn 100 ứng viên trên toàn thế giới để nhận giải thưởng ghi nhận về những cố gắng và kết quả xuất sắc trong hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với các nhóm đối tượng đích tại các cơ sở y tế.

Nói về lịch sử hình thành G-link, Lê Thành cho biết, anh tốt nghiệp đại học Luật, ra trường làm tại UBND phường rồi chuyển sang văn phòng luật sư. Sau đó, Thành còn học thêm văn bằng hai ngành xã hội học của trường khoa học nhân văn. Năm 2009, khi tham gia làm đồng đẳng viên với trung tâm LIFE, tiếp cận mại dâm nam để hỗ trợ họ, Thành đã nghĩ tại sao lại không làm nhóm của riêng những MSM văn phòng, ẩn kín giống như mình. Lúc đó, vừa làm việc cho Trung tâm LIFE, Lê Thành đồng thời thành lập nhóm tự lực mang tên G-link. Năm 2010, Lê Thành đăng ký, tham gia dự án sáng kiến chính sách y tế có chương trình nâng cao năng lực cho những người tiếp cận cộng đồng và trở thành nhóm ưu tú nhất. Năm 2011, Quỹ toàn cầu vào làm việc cùng Trung tâm LIFE với dự án nam sex-worker (nam lao động tình dục), G-link được LIFE chọn là một trong các tổ chức để triển khai với mức hỗ trợ ban đầu là 5.000 USD từ Quỹ toàn cầu. Với những hoạt động hiệu quả, sau đó G-link được một số tổ chức phi chính phủ quốc tế tài trợ kinh phí để hoạt động.

Năm 2010, Lê Thành và các bạn trong nhóm thành lập công ty, nhưng đến năm 2011-2012, G-link trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn khi đứng trước sự tan rã. Nhóm có bốn người thì một người đi qua Mỹ học và làm việc ở đó; một người khác đi lấy vợ, một người nữa đi tu. Lê Thành phải ráng gồng mình qua giai đoạn và tìm kiếm người thay thế ba vị trí kia. Năm 2012, G-link nhận dự án truyền thông về HIV/AIDS trên phương tiện truyền thông đại chúng của Quỹ toàn cầu. Cùng năm đó, được MSMGF hỗ trợ về nâng cao năng lực với ngân sách 30.000 USD.

Để có được sự hỗ trợ đó, Thành cho biết phải chủ động đi quảng cáo về tổ chức của mình. G-link thành lập chuyên về hỗ trợ tiếp cận cho nhóm online, nhóm ở văn phòng – những đối tượng được cho là khó tiếp cận và chưa có dự án nào triển khai được. Đối với Thành, việc tiếp cận những đối tượng này không khó, vì Thành vốn là người từng làm văn phòng, thường sinh hoạt chung với nhau qua hình thức online, chat trên các diễn đàn, forum. “Lúc đó, bọn em “hot” lắm”, Thành chia sẻ.

Hiện tại, G-link là một doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ với 25 nhân viên toàn thời gian. Để duy trì được hoạt động, G-link đầu tư 600 triệu đồng phòng khám riêng từ năm 2016 với 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 2 dược sĩ và 4 tư vấn viên. Phòng khám phục vụ cho cộng đồng người đồng tính văn phòng tri thức. Hiện tại, Phòng khám được sự cấp phép của Sở Y tế TP HCM trở thành nơi điều trị ARV tư nhân. Phòng khám không có treo biển, chỉ như một ngôi nhà bình thường và khách hàng đa số là cộng đồng người đồng tính nam trong giới văn phòng, biết đến phòng khám thông qua mạng lưới của G-link. Tổng số các bệnh nhân điều trị là khoảng 600 người.

Hải Đăng – người bạn đồng hành cùng cộng đồng

Thanh Tùng, Giám đốc doanh nghiệp xã hội Hải Đăng chia sẻ từ câu chuyện của bản thân, Tùng nhìn thấy những người LGBT (cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ, đồng tính luyến ái nam, song tính luyến ái, người chuyển giới - TG) từ các tỉnh lẻ lên thành phố, lần đầu tiên tiếp xúc với những hấp dẫn, biết đến tình yêu, tình dục, tuy nhiên bản thân họ lại hoàn toàn không có đủ thông tin, kiến thức và kỹ năng để bảo vệ bản thân mình trước HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Và chắc chắn họ cũng phải đối mặt với những khó khăn, sợ hãi, thậm chí là không được giúp đỡ và tư vấn kịp thời.

8 năm làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV, Tùng cũng bắt đầu bằng việc trở thành tiếp cận viên tại trung tâm SHAPC, cung cấp thông tin, tư vấn cho các bạn trẻ có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Sau đó, định hướng tập trung can thiệp cho cộng đồng LGBT trẻ, Tùng quyết định thành lập nhóm We Are Student (2010) như một mái nhà chung cho các bạn MSM (nam quan hệ tình dục với nam) và người chuyển giới là sinh viên mới ra thành phố, vừa có thêm kiến thức nhưng cũng là nơi để chia sẻ, tâm sự về cuộc sống. Nhóm của Tùng kết hợp với Quỹ toàn cầu được từ 2011 tới nay. Năm 2014, Tùng làm việc cho FHI với vai trò là giám sát trong Dự án Smart TA trong phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội (PAC Hà Nội) và UBND quận Tây Hồ (Hà Nội). Khi Dự án này kết thúc thì các bạn tiếp cận viên của nhóm Hải Đăng (thành lập từ 2004 và rất có tên tuổi trong việc hỗ trợ cộng đồng người có H) tan rã gần hết. Tùng đã quyết định xây dựng lại nhóm Hải Đăng, viết email gửi thư cho các đơn vị tài trợ. Được các đơn vị tin tưởng, nhóm Hải Đăng tiếp tục hoạt động và được ISDS hỗ trợ từ năm 2015, rồi CCRD, PATH, AHF… cũng hỗ trợ.

“Ý nghĩ thành lập doanh nghiệp xã hội nó thôi thúc em từ lâu rồi, bởi vì là mình nhìn thấy rõ các nguồn tài trợ đang cắt giảm rất lớn. Nhận thấy mảng dịch vụ liên quan đến HIV, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho cộng đồng được nhiều người quan tâm và họ sẵn sàng chi trả miễn là phải thân thiện và bảo mật; bởi vì họ tìm tới mình không chỉ về bệnh tật, HIV mà còn cả tư vấn các vấn đề trong cuộc sống”, Thanh Tùng tâm sự.

Hiện doanh nghiệp xã hội Hải Đăng tư vấn và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng trẻ có nguy cơ, nhóm nam bán dâm và có sử dụng ma túy, cũng như cho người chuyển giới. Hải Đăng cũng thiết kế các khóa tập huấn riêng về phát triển tổ chức, giải nhạy cảm cho cán bộ y tế, nhà báo và các nhà chính sách, kĩ năng tư vấn và cung cấp dịch vụ liên quan đến sức khỏe tình dục để người bệnh không chỉ được tư vấn về sức khỏe mà còn được tư vấn về tâm lý, được chia sẻ và phản hồi một cách tích cực.

Trong đề tài gửi tham dự giải thưởng, Lê Thành và Thanh Tùng đã viết: Không còn kì thị, không còn phân biệt đối xử, không còn bạo hành thì không còn HIV/AIDS. Chủ đề Lê Thành và Thanh Tùng tham gia là giảm nhạy cảm trong cung cấp dịch vụ y tế để thân thiện hơn với cộng đồng LGBT thông qua các hình thức chia sẻ tại cộng đồng và tập huấn cho cán bộ cung cấp dịch vụ tại các cơ sở Y tế. Lê Thành cho biết, nhóm của anh đã tạo một “app” (ứng dụng – phần mềm). Cộng đồng người chuyển giới, đồng tính nam có rất nhiều kĩ năng sử dụng điện thoại và hầu như ai cũng sử dụng smart-phone. Các bạn sẽ vào “app”, lên danh sách phòng khám thân thiện cộng đồng.

Hiệp hội Phòng chống AIDS quốc tế (IAS) và tổ chức ViiV Healthcare đánh giá: Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương chưa có một doanh nghiệp xã hội nào do cộng đồng sáng lập và chưa có một doanh nghiệp xã hội nào dám tiên phong mở phòng khám để điều trị ARV cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ liên quan đến HIV như G-link và Hải Đăng ở Việt Nam, bởi trước đây chủ yếu điều trị ARV do Chính phủ và nhà nước thực hiện. Họ đánh giá, đây là một hoạt động sáng tạo và mang tính bền vững.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, Thành và Tùng mong muốn, trong một đến hai năm tới sẽ mở thêm phòng khám ở một số địa phương khác. Cả hai sẽ cũng phối hợp nhiều hoạt động chung và liên kết để phát triển bền vững. Lê Thành cho biết: “Phòng khám là nền tảng để trong tương lai, chúng em có trung tâm an sinh xã hội; trong đó có cả dịch vụ y tế”. Còn Thanh Tùng cho hay, ngoài việc cung cấp dịch vụ, thực hiện nghiên cứu, vận động quyền cho cộng đồng và nâng cao năng lực cho cộng đồng, Hải Đăng sẽ tiếp tục mở rộng thêm làm việc ở mảng giáo dục: “Vì kĩ năng ứng phó với kì thị, kĩ năng yêu bản thân, yêu chính mình thế nào, làm sao để trở thành công dân tốt thì đấy là vấn đề về giáo dục chúng em rất muốn làm. Trong thời gian tới, chúng em sẽ thảo luận với tổ chức khác nhau để xem vấn đề can thiệp trong trường học cho các em LGBT đang học cấp 3 chẳng hạn, vì giai đoạn đấy các em rất dễ bị ảnh hướng tới tâm lý và ảnh hưởng rất nhiều tới tương lai”.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 3 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top