Hà Nội
23°C / 22-25°C

PGS.TS Trần Đắc Phu: Bộ Y tế phản ứng rất nhanh với Kiên Giang để tránh bị động

GiadinhNet - PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá Bộ Y tế đã chủ động, vào cuộc kịp thời khi lên kế hoạch lập bệnh viện dã chiến, nâng công suất xét nghiệm, chi viện nhân lực chống dịch về Kiên Giang.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Bộ Y tế phản ứng rất nhanh với Kiên Giang để tránh bị động - Ảnh 1.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, trưa 19/4, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đội phản ứng nhanh gồm 13 thành viên của Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên đường đến Kiên Giang hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại đây.

Đội phản ứng nhanh sẽ hỗ trợ Kiên Giang thực hiện các nhiệm vụ chính như: Phối hợp cùng chính quyền, Bộ Chỉ huy biên phòng và Ban Chỉ đạo phòng chống COVID -19 địa phương khảo sát, phân luồng, xây dựng khẩn cấp 2 bệnh viện dã chiến ở TP Hà Tiên (quy mô khoảng 300 - 500 giường) và TP Rạch Giá (có thể trên 500 giường).

Bên cạnh đó, đội phản ứng nhanh phối hợp xây dựng một đơn vị hồi sức tích cực (ICU), có đủ các trang thiết bị hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nặng, bao gồm cả hệ máy ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu, chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tiên – nơi được xác định là đơn vị tuyến đầu tại địa phương trong tiếp nhận, chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc làm việc với tỉnh Kiên Giang hôm 18/4 đã giao Viện Pasteur TP.HCM làm việc để hỗ trợ địa phương thiết lập các labo xét nghiệm đủ tiêu chuẩn tại Hà Tiên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm nâng cao năng suất và năng lực xét nghiệm của địa phương.

Chuyên gia y tế dự phòng Trần Đắc Phu đánh giá Bộ Y tế đã phản ứng nhanh: "Phương châm 4 tại chỗ trong phòng dịch được ngành Y tế quyết tâm thực hiện như đã kiên trì triển khai hơn 1 năm nay thực hiện".

PGS.TS Trần Đắc Phu: Bộ Y tế phản ứng rất nhanh với Kiên Giang để tránh bị động - Ảnh 3.

PGS.TS Trần Đắc Phu

Đánh giá sự vào cuộc nhanh chóng, chủ động của Bộ Y tế và tỉnh Kiên Giang trong ứng phó dịch COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam - cho hay, phòng dịch phải đi trước một bước, tránh bị động. Thực tiễn 3 đợt dịch trong 1 năm qua cho thấy, ngành y tế Việt Nam đã làm tốt, ngăn chặn dịch lan rộng. Một tháng nay Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm ghi nhận trong nước (ca cộng đồng).

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt các nước láng giềng trong khu vực đang diễn biến phức tạp; Việt Nam vẫn tổ chức các chuyến bay giải cứu, thực hiện "mục tiêu kép"; thực tế, số ca nhập cảnh vẫn liên tục được phát hiện, điều này cho thấy nguy cơ xuất hiện lây nhiễm luôn hiện hữu.

Ông Phu cũng lưu ý, ngành y tế đã chủ động phòng chống nhằm hạn chế tối đa nguy cơ dịch xâm nhập, tuy nhiên địa phương tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, bởi nguy cơ vẫn còn.

Báo cáo tại cuộc làm việc với Bộ Y tế hôm 18/4, tỉnh Kiên Giang cho biết từ ngày 20/2 đến nay khoảng 1.300 người nhập cảnh qua cửa khẩu Hà Tiên. Lực lượng chức năng cũng phát hiện 31 vụ nhập cảnh trái phép với 142 đối tượng. 

Trong 14.000 mẫu xét nghiệm kể từ đầu dịch, phát hiện 38 ca dương tính trong đó 18 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế Hà Tiên. 

Ông Phu đánh giá dịch bên ngoài có lớn, nhưng bên trong nước ta nhanh nhạy, đáp ứng phòng dịch tốt thì "hoàn toàn có thể giữ vững được phòng tuyến". Bộ đội, công an, kiểm dịch làm tốt sẽ không có ca nhập cảnh bất hợp pháp, người nhập cảnh chính ngạch được cách ly nghiêm ngặt. Từ đó, giả sử mầm bệnh bị lọt vào vòng trong thì cũng là ổ nhỏ, dập tắt được ngay, không lây lan.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc làm việc hôm 18/4 yêu cầu Kiên Giang nâng mức kiểm soát biên giới chống dịch, kêu gọi người dân nên nhập cảnh đường chính ngạch; tuyên truyền, phổ biến để huy động người dân tham gia công tác đấu tranh, tố giác các trường hợp nhập cảnh trái phép theo tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ".

Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kịch bản cách ly, phong tỏa, phòng, chống dịch trước các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, kể cả các phương án xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng, dịch bệnh lây lan trên diện rộng hay trường hợp gia tăng đột biến số ca bệnh nhập cảnh về nước. Kịch bản cần được xây dựng và quán triệt theo từng cấp độ khác nhau, phù hợp với tình hình từng huyện cụ thể nhằm đảm bảo sự chủ động ứng phó khi có tình huống phát sinh thực tế;

Kiên Giang cũng cần chủ động các phương án, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác điều trị; Xây dựng các phương án thiết lập khu vực lưu trú, điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top