Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi thầy thuốc không quản ngày đêm điều trị hàng trăm bệnh nhân nặng mắc COVID-19

Thứ năm, 09:38 05/08/2021 | Y tế

GiadinhNet - Kể từ khi Bệnh viện huyện Củ Chi (TP.HCM) chuyển đổi công năng trở thành Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 (ngày 12/6), những y bác sĩ nơi đây nỗ lực làm việc gấp 2-3 lần để giúp các bệnh nhân sớm vượt qua đại dịch.

Nơi thầy thuốc không quản ngày đêm điều trị hàng trăm bệnh nhân nặng mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Tạm gác hạnh phúc riêng

Suốt gần 2 tháng qua, hàng loạt y bác sĩ ở Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi "cắm chốt" luôn tại chỗ để lo cho bệnh nhân. 

BS Trần Chánh Xuân, Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: "Tại đây chúng tôi đang điều trị khoảng 500 bệnh nhân COVID-19 vừa và nặng. Có nhiều bệnh nhân thở máy. Bệnh viện có thể điều trị bệnh nhân nặng ở tầng 4 theo mô hình tháp điều trị 5 tầng của TP.HCM. Chỉ bệnh nhân nặng cần can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) mới phải chuyển đi bệnh viện tuyến cao hơn. Ngoài ra còn có khoảng 1.500 bệnh nhân nhẹ. Tổng cộng cũng đã có hơn 1.000 ca bệnh được điều trị khỏi, xuất viện".

Để dốc sức điều trị cho bệnh nhân COVID-19, BS Xuân tạm gác lại hạnh phúc riêng của mình đó là những giây phút quây quần hàng ngày bên các con nhỏ, bên người thân. Anh chia sẻ rằng, chỉ nhìn thấy người thân qua điện thoại khi gọi video, anh cũng đã động viên các con của mình ở nhà chăm ngoan, khi nào khống chế được dịch bệnh bố sẽ về. 

Cách đây không lâu, vợ BS Xuân làm trong một cơ sở y tế khác cũng là F1, phải cách ly nên việc chăm lo gia đình đều nhờ cả vào người quen.

Nơi thầy thuốc không quản ngày đêm điều trị hàng trăm bệnh nhân nặng mắc COVID-19 - Ảnh 2.

BS Trần Chánh Xuân.

Không riêng gì bác sĩ Xuân mà các y bác sĩ khác đang từng ngày giành giật lại sự sống cho bệnh nhân COVID-19 ở Củ Chi cũng lựa chọn đối đầu để chinh phục những khó khăn, dịch bệnh.

BS Tô Lê Hưng trực tiếp điều trị các bệnh nhân trong phòng cấp cứu ở Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi chia sẻ: "Thực tế, ở đây lúc nào cũng có 130 - 140 bệnh nhân thở oxy, có người nặng (trong tổng số 500 giường bệnh nặng, phải hồi sức). 

Mỗi bác sĩ phải lo cho rất nhiều bệnh nhân. Bên cạnh đó còn có hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ khác. Y bác sĩ phải làm việc gấn 2-3 lần.Tuy nhiên, 8 chữ "hãy giành giật sự sống cho bệnh nhân" luôn được từng người khắc ghi. Khi mệt mỏi nghĩ đến điều này để vượt qua".

Tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, cũng có rất nhiều thầy thuốc trẻ chưa vướng bận gia đình xung phong sát cánh cùng các đồng nghiệp trong hành trình đưa bệnh nhân bình phục trở về.

Quyết tâm cùng nhau chiến thắng dịch bệnh

Có những bệnh nhân, ngày đầu mới vào phòng cấp cứu thở oxy với tinh thần lo lắng, hoang mang, nhưng có các bác sĩ cận kề động viên nên đã yên tâm điều trị.

Bác sĩ Tô Lê Hưng bộc bạch: "Chúng tôi vẫn động viên nhau hãy nỗ lực nhiều hơn nữa. Tại đây còn có thêm một số tình nguyện viên giúp sức rất tích cực. Họ làm nhiều việc giúp bệnh nhân ấm lòng, vững tin hơn. Trong những lúc cam go nhất thì sự lạc quan vẫn lóe sáng. Minh chứng cụ thể là loạt bệnh nhân đã được điều trị khỏi, cho xuất viện".

Nơi thầy thuốc không quản ngày đêm điều trị hàng trăm bệnh nhân nặng mắc COVID-19 - Ảnh 3.

Trong phòng điều trị bệnh nhân nặng ở Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi.

Để nắm bắt kịp thời bất cứ diễn biến nào của các ca bệnh, những người nhiễm COVID-19 còn lập nên các tổ tự quản. Tổ trưởng sẽ là người nhanh nhẹn nhất phòng đoàn kết các thành viên khác lại để cổ vũ lẫn nhau không nhụt chí trước bất cứ khó khăn nào.

BS Trần Chánh Xuân đánh giá, mô hình tổ tự quản này là cách làm linh hoạt, phát huy được hiệu quả. Người bệnh gắn kết nhau hơn. Khi có thông tin cần chuyển tải đến các y bác sĩ, tổ trưởng là người nắm rõ nhất. Ai cũng có những khó khăn riêng nhưng trước đại dịch COVID-19 này phải tập trung cao độ cho tinh thần chiến đấu với dịch bệnh.

Hàng trăm tin nhắn, những lời cảm ơn được gửi đến các y, bác sĩ, lòng nhân ái như được nhân lên. Một số y bác sĩ trẻ cho biết, có bệnh nhân nhà ít người, khi vào đây mắc nhiều bệnh nền, phải chú ý đặc biệt. Hễ bệnh nhân có biểu hiện chuyển biến nặng là các bác sĩ nơi đây tức tốc xử trí ngay, bất kể đêm ngày.

Văn Đạo - Diễm Hằng

Văn Đạo - Diễm Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 15 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top