Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những vật dụng không thể thiếu cần chuẩn bị khi tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19

GiadinhNet - Bình đựng nước uống cá nhân, cốc dùng riêng, nhiệt kế cá nhân... là những vật dụng được khuyến cáo cần chuẩn bị trước khi lên đường tham gia chống dịch COVID-19.

Nội dung này được đề cập trong Công văn Bộ Y tế vừa gửi tới các tỉnh, thành phố về hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với các lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.

Các lực lượng được cử tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh dịch tại các địa phương bao gồm: nhân viên y tế, sinh viên khối ngành sức khỏe, các lực lượng khác: cán bộ y tế nghỉ hưu, giáo viên, thanh niên, tăng ni phật tử/tu sĩ, lái xe,... 

Không cử người mắc bệnh nền, mãn tính tham gia hỗ trợ phòng chống dịch 

Theo Công văn, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai Hướng dẫn; Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách về y tế, lao động - xã hội; Ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19; Cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, nước uống, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những vật dụng không thể thiếu cần chuẩn bị khi tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế tỉnh Thái Bình hỗ trợ TPHCM trong công tác lấy mẫu xét nghiệm cho người dân quận Tân Phú. Ảnh minh hoạ

 Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cán bộ y tế và lực lượng tham gia hỗ trợ trước khi lên đường nhận nhiệm vụ; xét nghiệm định kỳ và xét nghiệm khi lực lượng trên đây kết thúc nhiệm vụ.

Bộ Y tế lưu ý các địa phương, đơn vị cần cử người đủ điều kiện sức khỏe về thể chất, tinh thần; Không mắc các bệnh nền, mạn tính (bệnh gan, thận, tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì, bệnh đường hô hấp, bệnh suy giảm miễn dịch...); Không cử phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

Không thuộc đối tượng F1 hoặc F2 trong vòng 14 ngày trước ngày làm nhiệm vụ; không có các biểu hiện nghi mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở, đau rát họng…

Không tự ý áp dụng, thực hiện các kỹ thuật, quy trình chuyên môn không đúng theo hướng dẫn Bộ Y tế

Trước khi tham gia hỗ trợ, các lực lượng cần chuẩn bị các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân cần thiết đủ cho thời gian đi công tác như bình đựng nước uống cá nhân và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); Khăn giấy, quần áo (lựa chọn đồ vải có độ thấm hút tốt để mặc trong đồ bảo hộ), băng vệ sinh (đối với nữ); Kem dưỡng, chống khô da do sử dụng nhiều chế phẩm sát khuẩn tay.

Nhiệt kế cá nhân, nước súc họng, nước muối sinh lý nhỏ mắt, một số thuốc thông thường (hạ sốt giảm đau, rối loạn tiêu hóa, oresol, vitamin C, và các thuốc thường dùng của cá nhân...)... cũng cần được chuẩn bị.   

Trong thời gian công tác, chỉ sử dụng nước uống và thực phẩm được cung cấp đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Khi kết thúc ca làm việc/trực và trở về nơi lưu trú, không tiếp xúc với người ngoài phạm vi công việc được phân công. Hạn chế tiếp xúc với những thành viên cùng đoàn công tác và tại nơi lưu trú nếu không cần thiết.

Đối với người được huy động làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh sau mỗi ca làm việc hoặc bất kỳ khi nào tiếp xúc với người nhiễm/nghi nhiễm SARS-CoV-2 (kể cả nhân viên y tế, thành viên cùng đoàn công tác) phải đánh giá và ghi nhận nguy cơ lây nhiễm theo hướng dẫn.

Không tự ý áp dụng, thực hiện các kỹ thuật, quy trình chuyên môn không đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các quy định của địa phương, đơn vị khi chưa có ý kiến của Lãnh đạo đoàn công tác và sự đồng ý của địa phương, địa phương đến công tác.

Những người này cũng cần được thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 3 ngày/lần. 

Cách ly tại nhà 7 ngày sau khi trở về địa phương nếu đã tiêm đủ liều vaccine

Sau khi kết thúc quá trình công tác, ngoài việc được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi về đơn vị, cần thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 6386/BYT-MT ngày 6/8 của Bộ Y tế về việc áp dụng biện pháp phòng chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19 hoặc các văn bản thay thế (nếu có).

Đối với người làm nhiệm vụ có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm SARS-CoV-2 (điều tra dịch tễ; lấy mẫu xét nghiệm; phục vụ các cơ sở cách ly tập trung; làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; hỗ trợ trạm y tế lưu động cấp thuốc cho người nhiễm SARS-CoV-2,...), nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, chỉ cần thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương. Xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR (2 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 7...

Trong trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì phải cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày và xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR (2 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 14...

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết đến nay, Bộ Y tế đã huy động tổng lực ngành y tế cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam. Nhân lực Y tế đã huy động trên 16.000 y, bác sỹ và cán bộ y tế hỗ trợ cho khu vực phía Nam.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 9 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 23 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top