Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch

GiadinhNet - Phòng Xét nghiệm (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc) vỏn vẹn 8 cán bộ, luân phiên nhau làm việc hết công sức khi đợt dịch mới xuất hiện trên địa bàn. Những ngày cao điểm, họ làm việc trắng đêm, một ngày chỉ được ngủ khoảng 3 tiếng.

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch - Ảnh 1.


Vĩnh Phúc kiểm soát tốt dịch bệnh

Theo công bố mới nhất từ Bộ Y tế, tính tới trưa nay 18/5, Vĩnh Phúc có 87 ca mắc COVID-19. Điều đáng nói, trong 12 giờ gần nhất, địa phương này không xuất hiện thêm ca mắc mới. Có thể nói tỉnh Vĩnh Phúc đang thực sự thành công trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Để có được kết quả như hiện tại, dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Y tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với chiến lược "bao vây, khoanh vùng, đón đầu và đánh chặn".

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch - Ảnh 3.

Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Lê Thúy

Ngoài ra, sự quyết liệt của Vĩnh Phúc được cụ thể hóa bằng phương châm hành động "dịch phát sinh chỗ nào thì khoanh vùng khống chế chỗ đó". Lực lượng chống dịch buộc phải phong tỏa được nơi sinh sống của F0 chậm nhất là 2 giờ sau khi phát hiện ca bệnh và chậm nhất 10 giờ sau khi xác định F1 phải có kết quả xét nghiệm. 

Để làm tốt được nhiệm vụ trên, hệ thống xét nghiệm của Vĩnh Phúc luôn đặt trong tình trạng hoạt động hết công suất nhưng vẫn đảm bảo về độ chính xác.

Trong đợt dịch này, tính từ ngày 29/4/2021 đến ngày 17/5/2021, tổng số mẫu được xét nghiệm trên phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc là gần 60.000 mẫu. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đang triển khai xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 với khoảng 1.800 mẫu/ngày và 9.000 mẫu gộp/ngày. Hiện tại, Vĩnh Phúc đang gấp rút hoàn thành xét nghiệm cho 100% công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả các chuyên gia.

Những "chiến binh" áo trắng

Dưới sự điều hành của Trưởng khoa Bùi Văn Ủy, Khoa Xét nghiệm - CĐHA-TDCN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc, đang từng ngày, từng giờ chạy đua với thời gian để thực hiện nhanh chóng, chính xác từng mẫu xét nghiệm. Hơn chục ngày qua kể từ khi xuất hiện ca bệnh dương tính tại Phúc Yên, hệ thống xét nghiệm chưa phút nào được ngừng nghỉ. Cán bộ thay nhau vận hành xét nghiệm để có kết quả sớm nhất, thậm chí phải huy động thêm nhân lực các khoa khác để làm công việc phụ giúp như thống kê, báo cáo, trả kết quả xét nghiệm...

Chia sẻ với PV, thạc sĩ Chu Thị Phương Minh - Phó trưởng khoa Xét nghiệm - CĐHA-TDCN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Với trọng trách nặng nề và trách nhiệm cao cả, chúng tôi luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định xét nghiệm để cho ra kết quả một cách nhanh và chính xác nhất".

Với 14 năm thâm niên trong ngành y, theo chị Minh, đợt dịch lần này tại Vĩnh Phúc diễn ra trên quy mô rộng, mức độ lây lan nhanh, nên khối lượng công việc của những cán bộ làm công tác xét nghiệm tăng gấp nhiều lần đợt trước, lúc nào đầu óc cũng trong tình trạng căng thẳng, sức lực gần như bị vắt kiệt.

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch - Ảnh 4.

Phòng Xét nghiệm (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc). Ảnh:Lê Thúy

Trong khi đó, kỹ thuật viên Nguyễn Thị Hằng tâm sự: "Để có được những kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch COVID-19, ngay sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay. Lực lượng cán bộ thì mỏng, trong khi khối lượng công việc thì nhiều nên mọi người đều phải chạy đua với thời gian, có nhiều đêm tôi và đồng nghiệp phải thức trắng để làm mẫu xét nghiệm. Có những lúc máy đang chạy dở, cả đội lại cố làm cho xong, đến khi có kết quả cũng là lúc những hộp cơm chuẩn bị từ trước đã trong tình trạng nguội lạnh, rời rạc. Hơn 2 tuần nay, mỗi cán bộ làm công tác xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc chỉ được ngủ từ 3-4 tiếng/ngày".

Là cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc xét nghiệm sàng lọc COVID-19 từ đợt dịch đầu tiên năm 2020, anh Vũ Xuân Vinh cho biết: "Không có lý do nào để giải thích cho sự chậm trễ hay lơ là trong công việc. Ai cũng có nỗi niềm riêng, khó khăn riêng, cũng nhớ gia đình, nhớ con… nhưng tất cả đều gác lại dành toàn tâm, toàn ý cho công việc. Trong công tác phòng chống dịch, nếu việc xét nghiệm không nhanh, thiếu chính xác sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc khoanh vùng, cách ly, dập dịch. Giờ đây, chúng tôi chỉ biết dành hết tâm huyết cho công tác chuyên môn với mong muốn lớn lao Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung sớm ngăn chặn và đẩy lùi thành công dịch bệnh COVID-19 ".

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch - Ảnh 5.

Ngành y tế đang thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. Ảnh: H.Trà

Trong trang phục bảo hộ ướt đẫm mồ hôi, PV vẫn cảm nhận thấy ánh mắt của những cán bộ đang làm công tác xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Vĩnh Phúc ánh lên sự nhiệt huyết và tự hào. 

Sự quyết tâm đó giúp họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp một phần công sức vào công cuộc chặn đứng dịch bệnh COVID-19.

Con gái nhỏ thay bố mẹ quán xuyến việc gia đình

Chia sẻ thêm với PV, thạc sĩ Chu Thị Phương Minh (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Vĩnh Phúc) cho biết: Do đặc thù công việc mùa dịch, nên vợ chồng chị thường xuyên vắng nhà. Mọi công việc từ cơm nước, chăm 2 em nhỏ đều do một tay cô con gái đầu của anh chị năm nay học lớp 6 quán xuyến, lo toan. "Nhiều lúc thương con chỉ muốn trực trào nước mắt, nhưng vì trách nhiệm công việc, mình cũng như các đồng nghiệp luôn động viên nhau vượt qua", chị Minh nói trong tâm trạng nghẹn ngào.

Phúc An – Xuân Thắng

V.Phúc - X.Thắng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top