Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhọc nhằn cô đỡ vùng sâu

Thứ ba, 06:00 01/09/2015 | Y tế

GiadinhNet - Không kể thời tiết nắng mưa hay đêm tối, cứ có người gọi hay điện thoại reo là chị lại tất tả chuẩn bị túi đồ nghề lên đường. Gọi là đồ nghề chứ thực ra chỉ gói ghém trong cái túi nhỏ mà chị đeo toòng teng bên mình: 01 gói đỡ đẻ sạch, 02 cái panh, 01 cái kéo, thước dây, ống nghe, huyết áp và găng tay. Nhìn cái dáng tất bật của chị mới thấy hết nỗi nhọc nhằn của nghề “đỡ đẻ” vùng sâu.

Những ca đỡ đẻ nhớ đời

Chúng tôi tìm về xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tìm gặp chị Y Thuận, y tế thôn Tê Xô. Đã hẹn từ trước nhưng tôi phải gần 1 tiếng đồng hồ tại Trạm Y tế, bởi chị lại đột xuất đi đón một em bé vừa chào đời.

Thai phụ sáng nay là bà mẹ trẻ có tên Y Khan ở thôn Đăk Hnăng. Cả hai đứa con của Y Khan đều do một tay chị đỡ cả. Chị bảo: “Mới 4 giờ sáng, nghe người nhà kêu, chị phải gửi con cho bà ngoại để gấp gáp đi ngay...”

Đường khó đi nên chị Thuận phải đi bộ. Chị nhanh chân theo đường tắt, băng qua những cánh rừng cao su để đến kịp thời. Chị cho biết, cách đây mấy tháng, nghe tin chị Y Bria thôn Đăk Brông trở dạ, chị chuẩn bị dụng cụ đến ngay. Thăm khám, nghe tim thai cho Y Bria xong, chị nói với người nhà: “Cháu bé khỏe lắm, đến ngày sinh nở rồi nhưng ngôi thai ngược, Y Bria không thể đẻ ở nhà được đâu, mình cũng không đỡ được. Vì ca này hơi đặc biệt nên Y Bria phải xuống Kon Tum để bác sĩ có chuyên môn giúp đỡ”.

Vừa dứt lời, anh chồng đang uống rượu mừng vợ sắp sinh với một nhóm người gần đó lao vào định đánh chị vì lí do “Dám hù gia đình tôi. Mấy lần trước, vợ tôi toàn đẻ ở nhà, có làm sao đâu? Giờ lại phải lên bệnh viện.?!”- Được sự giúp đỡ, can ngăn của mọi ngườ và sự kiên trì mềm mỏng giải thích, thuyết phục của chị Thuận, gia đình đã hiểu ra và đồng ý chuyển thai phụ tới cơ sở y tế.

Vất vả, nhọc nhằn

Tôi có dịp theo chân chị Thuận đi khám thai cho người dân nơi đây và càng cảm nhận rõ hơn về nỗi vất vả, nhọc nhằn trong công việc của những cô đỡ nơi vùng núi sâu ngút ngàn của cực bắc Tây Nguyên.

Vừa đi, cô gái trẻ 24 tuổi này vừa tâm sự. Trước đây, mẹ Thuận làm hộ lí ở Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô nên Thuận thường hay xem cán bộ y tế đỡ đẻ. Một lần trong thôn có người sinh khó, không thể đến kịp cơ sở y tế vì nhà quá xa nên mẹ chị đã đỡ. May mắn là kết quả  “mẹ tròn, con vuông”.

Sau một trận ốm nặng, mẹ Thuận phải nghỉ làm hộ lí về làm rẫy và trở thành “mụ vườn”. Cả 7 thôn trong xã ai có người thân sắp sinh cũng nhờ đến bà. Thuận dần dần “bén duyên” với nghề “đỡ đẻ” của mẹ lúc nào không biết?! Sau khi được cử đi học khóa đào tạo cô đỡ thôn bản 18 tháng ở bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh về, Thuận đã tìm đến bà con để tuyên truyền, giải thích để mọi người hiểu được lợi ích của việc khám thai, sinh đẻ tại trạm cơ sở y tế là tránh được nguy hiểm. Bây giờ chị em trong xã đã biết ra Trạm Y tế để sinh con. Những trường hợp do nhà xa, không có phương tiện đi lại đều gọi Thuận tới giúp chứ không tự đỡ, tự đẻ ngoài vườn, ngoài rẫy như trước nữa. Thuận vui vẻ khoe với chúng tôi: “Bây giờ em có lương hàng tháng rồi chứ không như mẹ em hồi xưa nữa. Lương mỗi năm một tăng. Năm 2011 được 365.000 đồng/tháng; năm 2012 được 525.000 đồng/tháng. Từ tháng 5/2013 đến nay được 575.000 đồng/tháng. Ngoài ra các Chương trình như phòng chống sốt rét, DS-KHHGĐ, truyền thông dinh dưỡng, vệ sinh môi trường cũng đều có hỗ trợ thêm cho cán bộ cơ sở nên anh chị em cũng đỡ vất vả phần nào”.

Tôi cùng Thuận tới thôn Đăk Năng trên con đường dài chừng 3km với những con dốc dựng ngược để thăm khám cho chị Y Quý, mới sinh con được ít ngày. Có lúc tôi tưởng chiếc xe máy cà tàng của chị như muốn khựng lại vì quá sức. Chị chỉ tay về phía có những nếp nhà sàn và bảo “Nhà Y Quý kia rồi”. Thuận dựng xe máy ở ngoài đường rồi dẫn tôi băng qua cánh rừng cao su đang mùa thay lá rồi lại men theo con suối nhỏ có những đoạn phải lội nước tới gần đầu gối. Thuận đi rất nhanh, cứ lướt phăng phăng khi xuống cũng như khi lên dốc, tôi cố lắm mới theo kịp.

Vừa bước vào nhà Y Quý, Thuận đã niềm nở thăm hỏi: “Dạo này sức khỏe của hai mẹ con thế nào? Có đủ sữa cho bé bú không? Vài ngày nữa nhớ cho bé lên Trạm Y tế tiêm phòng nhé”?

Niềm vui đơn sơ

Câu chuyện của hai người toàn tiếng Xê đăng, thỉnh thoảng Thuận lại phải làm công việc của một phiên dịch viên, dịch vài câu hỏi của tôi để Y Quý trả lời.

Khi được hỏi về lần sinh em bé vừa rồi, Y Quý vui mừng, cho biết: “Đúng lúc mình đau đẻ thì gia đình đi vắng hết. May mà mụ vườn Y Thuận tới giúp. Nhờ vậy con mình mới còn sống và khỏe mạnh như ngày hôm nay. Đỡ đẻ xong cho mình, Y Thuận còn ở lại để theo dõi sức khỏe cho 2 mẹ con; hướng dẫn mình cách chăm sóc con tránh bệnh tật và có đủ dinh dưỡng đấy”.Tôi đùa vui: “Thế vợ chồng có trả ơn gì cho Y Thuận không”? Y Quý cười giòn: “Ở thôn mình có tục lệ biếu một con gà, to nhỏ gì cũng được, luộc sẵn để cảm ơn mụ vườn mà. Tới khi con rụng rốn thì mời mụ vườn tới nhà uống rượu ghè. Vui lắm.”

Trên đường trở về, Thuận say sưa kể về những niềm vui và vất vả trong nghề. Khi được hỏi Thuận đã đỡ đẻ được bao nhiêu ca rồi? Thuận cho biết, trung bình mỗi tháng Thuận đỡ khoảng 30 ca, còn từ khi vào “nghề” đến nay, bản thân cô cũng không nhớ nổi đã đỡ được bao ca sinh nở, chỉ biết rằng chưa có một ca tai biến nào xảy ra cả.

Hỏi về mong muốn của Thuận là gì? Mắt chị sáng lên: “Ngày trước em đang học ở Trường Hướng nghiệp dạy nghề ở dưới Kon Tum thì mẹ ốm nặng, bố xuống đón em về chăm sóc mẹ. Thế là đành dang dở việc học. Giờ em chỉ mong muốn được đi học lại bổ túc văn hóa và có cơ hội học thêm kiến thức ngành Y để chữa bệnh và đỡ đẻ cho bà con quê mình thôi”. Tôi ướm thử: Liệu bố mẹ và chồng Thuận có đồng ý không? Chị cười buồn: Bố mẹ em cùng làm nghề Y nên ủng hộ lắm nhưng chồng em thì không. Mỗi lần thấy em đi sớm về khuya một mình hay thấy người nhà tới tìm là chồng em bảo em đi chơi nên bỏ 2 mẹ con em đi lấy vợ khác rồi. Giờ em và con sống nhờ ông bà ngoại”.

Trao đổi cùng chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung-Trưởng Trạm Y tế xã chia sẻ: “ Đăk Tờ Kan là xã đặc biệt khó khăn. Người đồng bào dân tộc chiếm tới trên 97%, số hộ đói còn cao, phong tục tập quán lạc hậu, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Những công việc như cô đỡ Y Thuận đang làm trong 5 năm nay không mấy người làm được ở vùng xa xôi này. Thuận luôn nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ bà con nơi đây. Số liệu báo cáo kịp thời, chính xác nên cán bộ Trạm rất yên tâm.”

Đằng sau những kết quả tích cực đó, mấy ai biết được sự vất vả, khó nhọc mà đội ngũ cô đỡ thôn bản từng ngày đóng góp cho xã hội. Tôi thầm nghĩ: Nghề y là một nghề cao quý nhưng cũng là nghề đòi hỏi hy sinh và tận tụy. Sự hy sinh ấy đang diễn ra từng giờ từng phút, ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Thuận say sưa kể về những niềm vui và vất vả trong nghề. Khi được hỏi Thuận đã đỡ đẻ được bao nhiêu ca rồi? Thuận cho biết, trung bình mỗi tháng Thuận đỡ khoảng 30 ca, còn từ khi vào “nghề” đến nay, bản thân cô cũng không nhớ nổi đã đỡ được bao ca sinh nở, chỉ biết rằng chưa có một ca tai biến nào xảy ra.

Trung Hiếu

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 7 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 14 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top