Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhìn nhau có bị lây đau mắt đỏ?

Thứ hai, 14:22 29/09/2014 | Y tế

GiadinhNet - Thời gian gần đây, dịch đau mắt đỏ khiến cho khá nhiều người lo lắng và gây ra những xáo trộn cho cuộc sống, sinh hoạt. Nhiều người đã phải nghỉ làm, nghỉ học vì bị đau mắt đỏ. Làm thế nào để có thể phòng tránh dịch trong khi đây là loại bệnh không có vaccine dự phòng?

 

Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Ảnh: CHÍ CƯỜNG
Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Ảnh: CHÍ CƯỜNG

 

Năm nào cũng có dịch

Bác sỹ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ thời gian gần đây tăng mạnh, chiếm khoảng 25-40% tổng số bệnh nhân. Trong số đó,  trẻ em có tỷ lệ khá cao, bởi trẻ em thường nhạy cảm với các loại virus nói chung, do vậy cũng dễ bị đau mắt đỏ. Ngược lại người già ít gặp đau mắt đỏ, một phần là do mô kết mạc đã xơ và lão hóa, không thích hợp cho virus phát triển.

Theo bác sỹ Hoàng Cương, hiện tượng đau mắt đỏ gây nên dịch với quy mô nhỏ, dễ lây lan, gần như đã thành thường niên. Tuy vậy cũng có những khác biệt nhất định. Năm 2013, khi ở đỉnh dịch, bệnh gần như xuất hiện mạnh trên toàn quốc, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11. Năm nay bệnh xuất hiện muộn hơn, ít rầm rộ hơn. Do vậy đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh chưa được gọi là “nguy hiểm” hay “báo động”.

Chính vì cơ chế dễ lây lan của đau mắt đỏ nên nhiều người vẫn thường nhầm tưởng: Chỉ cần nhìn vào mắt người bệnh là sẽ bị lây (?!).Tuy nhiên các chuyên gia lý giải: Việc nhìn vào mắt nhau không thể lây bệnh. Đau mắt đỏ là do virus gây nên, cách lây bệnh thường gặp nhất là qua nước mắt (có chứa virus), nước bọt, qua vật dụng nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, dùng chung khăn rửa mặt...), qua nước bị nhiễm khuẩn (như bể bơi) hay qua quan hệ vợ chồng. Đau mắt đỏ dễ lây nhất là qua đường hô hấp, do vậy nếu một người trong nhà bị đau mắt đỏ thì việc lây cho người thân là rất phổ biến và khó tránh.

Chúng ta chỉ có thể làm một số biện pháp để hạn chế lây qua người khác như: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Đồng thời nên dùng riêng các vật dụng cá nhân, ngay cả thức ăn và vật dụng chứa thức ăn. Nếu cách ly được là tốt nhất, không cho người bệnh đến những chỗ đông người.

Không tự ý dùng kháng sinh

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Triệu chứng thường gặp là người bị bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như: Mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, lao động và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.

Khi không có dịch cũng luôn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường. Trong trường hợp đang có dịch, cần lưu ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện… Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Đối với người bị đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ đau mắt đỏ, cần lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra thuốc đã nhỏ mắt nhiễm khuẩn vào mắt lành.

Không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh. Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn). Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, nên cho trẻ ngủ riêng. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu... Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

 

Tuyệt đối không được nhỏ sữa mẹ vào mắt đau của trẻ

Nhiều người quan niệm, bệnh đau mắt đỏ là bệnh nhẹ, dễ chữa, nên có thể tự điều trị. Mặc dù là bệnh ít biến chứng nhưng nếu điều trị không đúng cách, đau mắt đỏ có thể khiến người bệnh mắc bệnh giả mạc, viêm giác mạc, gây đau rát mắt, cảm giác bứt rứt, khó chịu, lâu khỏi và dễ tái phát. Ngoài ra, một số người còn áp dụng bài thuốc dân gian “truyền miệng” như xông tinh dầu lá cây trầu không hay nhỏ sữa mẹ vào mắt đau của trẻ.

Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của những phương pháp điều trị này. Thậm chí, những phương pháp này có thể phản tác dụng, gây nguy hiểm cho mắt bởi khi xông tinh dầu, hơi nóng có thể làm bỏng giác mạc. Còn trong sữa mẹ có chất béo, đạm, đường- đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển. Nếu nhỏ sữa vào đôi mắt đang bị tổn thương của trẻ sẽ càng làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, do đó, ý thức phòng bệnh của mỗi gia đình, mỗi người là điều quan trọng nhất. Thói quen này giúp đôi mắt luôn sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn. Người bị đau mắt đỏ cũng nên rửa sạch mắt trước khi nhỏ thuốc kháng sinh để thuốc ngấm sâu, tăng hiệu quả điều trị.    Trung Anh

Hoàng Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top