Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người “nhạc trưởng” điều phối các ca cấp cứu trong đêm

GiadinhNet - 0 giờ 25 phút một ngày Chủ nhật, mùa đông năm 2011, điện thoại cầm tay của BS Đặng Tự – Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nhi Trung ương đổ chuông liên hồi. “Có một bệnh nhi sơ sinh không cùng nhóm máu mẹ, sau sinh cần được cấp cứu thay máu ngay. Bệnh viện chưa thể phân lọc thành phần máu, máu thay cho trẻ sơ sinh vẫn để toàn phần. Đề nghị tuyến trên ứng cứu”, tiếng bác sĩ từ Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh rất khẩn cấp...

 
Người “nhạc trưởng” điều phối các ca cấp cứu trong đêm 1

Đề án 1816, Đề án bệnh viện vệ tinh đã góp phần đắc lực vào việc chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới. Ảnh: PV

 
Kỷ niệm “để đời”  

Ngay lập tức, TS. BS Đặng Tự đã gọi điện cho cán bộ, bác sĩ Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) để anh em hướng dẫn “trực tuyến” ngay trên điện thoại cho các bác sĩ tuyến dưới. Đồng thời, ông cũng gọi điện đến Trung tâm truyền máu của Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn Khoa Nhi, Khoa Xét nghiệm sẵn sàng ứng cứu về lượng máu cần thiết.
Người “nhạc trưởng” điều phối các ca cấp cứu trong đêm 2

“Nghề y là một nghề đặc biệt. Nếu anh được đào tạo nhưng không được thực hành liên tục, không có bệnh nhân tại cơ sở nhiều, anh sẽ quên, chùn tay, thậm chí sợ kỹ thuật mới ngay. Do đó, trong điều phối nếu không phù hợp với từng địa phương, kỹ thuật mới sẽ không phát huy hiệu quả”.

 TS.BS Đặng Tự- Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Một xe cấp cứu chở êkip gồm bác sĩ, điều dưỡng thẳng tiến về Quảng Ninh trong đêm đông lạnh giá để tận tay “xử lý” ca bệnh. Gần 3 giờ sáng, đoàn đến nơi và vào phòng phẫu thuật luôn.  4 giờ, ca cấp cứu kết thúc thành công. Êkip lại trở về Hà Nội, tiếp tục một ngày làm việc bận rộn. Cuộc “điều phối” diễn ra nhịp nhàng và đã thành công. Lại một bệnh nhi nữa được cứu sống! BS Đặng Tự thở phào nhẹ nhõm.

Đó là một trong những kỷ niệm “để đời” mà BS Đặng Tự kể lại với PV Báo GĐ&XH trong quá trình triển khai Đề án 1816. Ông cho biết: Sau lần “diễn tập thực địa” đó, cán bộ y tế tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh đã thành thục trong kỹ thuật thay máu. Từ đó đến nay, Quảng Ninh không còn phải chuyển lên tuyến trên bất kỳ bệnh nhân nào cần kỹ thuật này mà đã có thể xử lý “tại trận”. “Sau Quảng Ninh, còn có Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, Hải Dương… cũng cần “ứng cứu” các trường hợp tương tự và toàn vào những cung giờ “oái oăm”. Vì thế, bác sĩ như chúng tôi hầu như không bao giờ tắt máy điện thoại, không bao giờ có ngày nghỉ là vậy!”, TS.BS Đặng Tự tâm sự.
 
Không chuyển giao tràn lan

Chúng tôi đề nghị được tìm hiểu sâu hơn quá trình “tác nghiệp” trong khi thực hiện Đề án 1816 của ông, nhưng BS Đặng Tự khéo léo từ chối và hướng câu chuyện sang các bác sĩ khác trong bệnh viện đã tự nguyện, tận tình “cắm bản”, “cắm chốt” hàng tháng trời tại những địa bàn xa xôi như Lai Châu (trong hai năm 2008-2010) để hướng dẫn kỹ thuật về cấp cứu cho bệnh viện tuyến dưới.

Theo BS Tự, nếu năm 2008, Bệnh viện Nhi Trung ương tích cực đưa các bác sĩ về “cầm tay chỉ việc” cho tuyến dưới thì đến những năm sau này, bệnh viện đã thay đổi hướng tư duy để phù hợp với thực tế bệnh viện và tăng tính chủ động cho địa phương bằng cách mời cán bộ các tỉnh về Trung ương học để nắm vững kỹ thuật. Đồng thời, đội ngũ bác sĩ được cử về tuyến dưới cũng được luân phiên liên tục, tạo sự cân bằng về thời gian và công việc cho bác sĩ tuyến trên.

“Trong chuyển giao công nghệ kỹ thuật, chúng tôi cũng không đào tạo và chuyển giao “tràn lan” mà luôn yêu cầu bệnh viện tuyến dưới chọn mô hình bệnh ưu tiên trong cộng đồng”, BS Tự nói.

Từ tháng 8/2008, Bệnh viện Nhi Trung ương đã được Bộ Y tế giao triển khai Đề án 1816 tại 32 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Vậy thành công “nhìn thấy được” từ Đề án 1816 là gì? Theo BS Tự, đó là việc đã giúp cho bệnh viện tuyến dưới được khách hàng, bệnh nhân có được cách nhìn, cách đánh giá tốt hơn, bởi họ đã có “thương hiệu” trong khám, chữa bệnh. Đề án còn giúp hệ thống y khoa phát triển về chuyên môn. Số lượng bệnh nhân mắc các bệnh thông thường tại các tỉnh được chuyển giao kỹ thuật trong Đề án 1816 chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương giảm hẳn. Tuy nhiên, các bệnh mãn tính, biến chứng, bệnh rối loạn chuyển hóa, ung thư nằm ngoài khả năng chữa trị của bệnh viện cơ sở vẫn phải chuyển lên đây.
 
Chủ động trong công việc

Từ tháng 10/2013, Bệnh viện triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2015 tại 5 bệnh viện là: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, Bệnh viện Nhi tỉnh Hải Dương, Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình.

Toàn bộ cán bộ y tế ở các bệnh viện vệ tinh sẽ được Bệnh viện Nhi Trung ương đào tạo chuyên môn phù hợp; 100% kỹ thuật chuyển giao được bệnh viện vệ tinh áp dụng thường quy trong cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân an toàn, giảm tử vong trong vòng 24 giờ nhập viện và giảm ít nhất 10% bệnh nhân chuyển lên tuyến trên so với cùng kỳ năm trước đó.

Khác với Đề án 1816, trong điều phối Đề án bệnh viện vệ tinh, Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ mời cán bộ y tế các bệnh viện vệ tinh về bệnh viện hạt nhân tập huấn chuyển giao kỹ thuật, thực hiện thành thạo các kỹ thuật bởi ở đây có sẵn cơ sở vật chất, thuận lợi cho việc học tập, thực hành. Sau tập huấn, đội ngũ này sẽ về tỉnh triển khai các kỹ thuật với cơ sở máy móc sẵn có và trang bị thêm. Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ cử người xuống trực tiếp “cầm tay chỉ việc” các cán bộ y tế sao cho thành thục.

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng chuyển giao 9 gói kỹ thuật cho các bệnh viện vệ tinh gồm: Cấp cứu hồi sức nhi, sơ sinh, ngoại nhi, nội nhi tổng quát, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm huyết học và sinh hóa. Tổng kinh phí cho Đề án giai đoạn này là 207,801 tỷ đồng.
 
Thu Nguyên
legiangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 4 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top