Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người lớn cũng bị tăng động giảm chú ý: Thanh niên 35 tuổi vẫn bị chứng tưởng chỉ có ở trẻ con

Thứ năm, 15:00 18/07/2019 | Y tế

GiadinhNet - Gần đây thấy anh Quang dễ cáu giận, bực bội, lái xe mạo hiểm, tốc độ cao, gia đình lo lắng nên đưa anh đi khám. Bác sĩ nói anh bị chứng giảm chú ý người lớn. Ai cũng ngạc nhiên.


Một buổi tư vấn, test sàng lọc trẻ tăng động giảm chú ý ở Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Võ Thu

Một buổi tư vấn, test sàng lọc trẻ tăng động giảm chú ý ở Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Võ Thu

Hơn một nửa số trẻ còn triệu chứng đến tuổi trưởng thành

Nam bệnh nhân 35 tuổi, làm nghề lao động tự do. Anh được gia đình đưa đến Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) để truy căn nguyên việc anh hay cáu giận, bực bội, mất ngủ. Nguy hiểm hơn, người đàn ông này còn lạm dụng chất kích thích, đột phát lái xe mạo hiểm, lao đi với tốc độ cao.

“Đến khám, chúng tôi làm các bài kiểm tra loại trừ, truy ngược tiền sử thì được biết bệnh nhân vốn là người có chứng tăng động từ bé. Anh này nghịch ngợm kinh hoàng, người lúc nào cũng như “gắn mô tơ”. Bệnh nhân luôn tay chân hoạt động. Ở quê, anh này có “tiếng đầu gấu” vì thường thô bạo khi chơi với người khác”, BS Lê Công Thiện, Viện Sức khỏe tâm thần, người trực tiếp khám cho bệnh nhân cho hay.

“Chăm hoạt động” nhưng càng lớn khả năng tập trung của người đàn ông này lại rất kém nên việc học tập cũng ở mức chừng mực. Do làm công việc tay chân ở vùng nông thôn, gia đình, người thân vẫn nghĩ việc thiếu tập trung, học tập kém của anh không thành vấn đề.

Tuy nhiên, sự lo lắng của gia đình nhiều hơn khi gần đây anh Quang có nhiều biểu hiện nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng. Anh dễ liều lĩnh bột phát, khó kiềm chế. Vì thế, đầu tháng 7, gia đình đưa anh đi khám. Bác sĩ chẩn đoán chứng giảm chú ý của bệnh nhân này là những gì còn sót lại của chứng tăng động giảm chú ý từ khi còn bé. “Càng lớn, tính tăng động giảm nhiều nhưng tính xung động vẫn còn, độ giảm chú ý của bệnh nhân tăng lên”, BS Thiện cho hay.

Theo BS Thiện, tăng động giảm chú ý không phải là chứng bệnh dành riêng cho trẻ con. Vẫn còn tới 5% người trưởng thành mắc chứng này, tỷ lệ nam mắc gấp 1,5 lần nữ. Đặc biệt, 50-60% số trẻ còn triệu chứng tăng động giảm chú ý đến tuổi trưởng thành.

Vào viện cùng thời điểm với anh Quang còn một nam bệnh nhân khác 28 tuổi, người nước ngoài. Anh này có đầy đủ triệu chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn kèm theo biểu hiện trầm cảm. Trao đổi với bác sĩ, từ nhỏ, anh luôn nghịch ngợm, hoạt động liên tục khó kiểm soát, gần đây còn có cảm giác bi quan, buồn chán, hay nghĩ ngợi, tự đánh giá thấp bản thân…

Chứng giảm chú ý ở người lớn dai dẳng, là thách thức trong điều trị

Theo BS Lê Công Thiện, diễn biến chứng tăng động giảm chú ý có sự thay đổi theo độ tuổi. Nếu từ 3-5 tuổi, biểu hiện chứng tăng động, xung động là chủ yếu thì khi đi học (6-12 tuổi), trẻ vừa có triệu chứng giảm chú ý, tăng động, xung động. Đến tuổi vị thành niên (13-18 tuổi), bệnh nhân chủ yếu bị giảm chú ý, giảm dần biểu hiện tăng động. Còn khi ở tuổi trưởng thành, triệu chứng giảm chú ý là biểu hiện chủ yếu. Tuy nhiên, triệu chứng này có xu hướng dai dẳng hơn, là thách thức trong điều trị.

Vì sao khi bệnh nhân đi học, làm việc, chứng giảm chú ý lại tăng lên? Các bác sĩ lý giải, khi đang học mẫu giáo, trẻ chủ yếu chỉ chơi nên chứng tăng động là chủ yếu. Khoảng 5-8% trẻ bị chứng này, tỷ lệ nam gấp 4 lần nữ. Nhưng khi đi học, với những quy tắc, kỷ luật phải tuân thủ, các cháu sẽ giảm dần biểu hiện tăng động. Đồng thời, với lượng kiến thức học tập tăng lên, buộc trí não trẻ phải hoạt động nhiều hơn, tập trung nhiều hơn để tăng khả năng tiếp nhận kiến thức, trẻ sẽ bộc lộ nhiều triệu chứng giảm chú ý.

Thực tế cho thấy, tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành khiến họ thất bại trong học tập, khó khăn trong công việc, gặp vấn đề về lòng tự trọng, lạm dụng chất, đua xe, tai nạn… Nhưng chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành không phải là một công việc dễ dàng vì các dấu hiệu và triệu chứng của tăng động, giảm chú ý như trầm cảm, lo lắng, tập trung kém, các vấn đề về mối quan hệ... có thể có những nguyên nhân đan xen và chi phối khác.

Người trưởng thành bị giảm chú ý thường xuyên cảm thấy cuộc sống bị đảo lộn, không có tổ chức, khiến họ khó sắp xếp mọi thứ ở đúng chỗ. Họ cũng hay quên trong mọi việc và có thể phá hủy công việc, các mối quan hệ.

Do không kiểm soát được hành vi, lời nói, người bị giảm chú ý thường hay hấp tấp. Họ thường xuyên ngắt lời người khác trong buổi thảo luận, hành động mà không cân nhắc đến hậu quả và rất vội vã trong khi làm việc. Kiểm soát cảm xúc với người bị tăng động giảm chú ý rất khó khăn. Họ dễ thấy buồn chán, bất thình lình muốn đi giải khuây. Nhưng một sự thất vọng nhỏ cũng có thể khiến họ không thể chấp nhận được, hoặc khiến họ cảm thấy bị trầm cảm, thay đổi cảm xúc.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 4 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top