Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Người chi viện" từ Chợ Rẫy: Các thầy thuốc quyết tâm đem lại sự bình an để người dân yên tâm trở lại cuộc sống bình thường

GiadinhNet – “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng rớt nước mắt để nói về những chiến sĩ tuyến đầu, những giọt mồ hôi khi anh em đuối sức, khi nắng nóng trong đồ bảo hộ… Những lúc như thế, với chúng tôi, động lực lớn...”, BS CKII Trần Thanh Linh - Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu (BV Chợ Rẫy), Trường đoàn "chi viện" Bắc Giang, Bắc Ninh tâm sự.

Người chi viện từ Chợ Rẫy: Các thầy thuốc quyết tâm đem lại sự bình an để người dân yên tâm trở lại cuộc sống bình thường - Ảnh 1.


Xin chào bác sĩ Trần Thanh Linh! "Lần thứ n" xách ba lô lên đi vào vùng dịch, tâm thế của anh thế nào khi lần này đến "điểm nóng" Bắc Giang?

Thực sự mỗi chuyến đi chúng tôi lại mang những tâm trạng khác nhau. Chúng tôi đã có những ngày rất khác khi đến Đà Nẵng hồi giữa năm 2020. Ngày đầu đi Đà Nẵng, thành thật mà nói tôi đã không hình dung trước được những ca bệnh quá nặng và chiến trường rất khốc liệt sau đó.

Còn lần này đến Bắc Giang, trước khi đi tôi đã dự trù, đã tiên lượng được các nguy cơ và số lượng bệnh nhân có thể diễn tiến. Có thể nói tôi có sự chủ động hơn, sự tự tin hơn sau những kinh nghiệm trải qua từ nhiều trận dịch khốc liệt trước đó. Và sự quan tâm của các lãnh đạo, cũng như thấy sự chi viện hết mình cho Bắc Giang, chúng tôi cũng tự tin hơn lần này.

Ngay khi vừa đến Bắc Giang anh đã lập tức nhập cuộc cùng các bác sĩ BV Phổi để kiểm tra tình hình bệnh nhân. Trước đó anh đã nghiên cứu rất kỹ về chủng virus lần này?

Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp và người dân cả nước thời gian qua luôn luôn theo dõi sát tình hình dịch của Bắc Giang – Bắc Ninh. Do đó lượng bệnh nhân hay điều kiện các đoàn chống dịch, bao nhiêu đơn vị chăm sóc bệnh nhân COVID-19 được thành lập, các đơn vị chi viện tôi đều nắm được. Tôi cũng tìm hiểu kỹ số lượng bệnh nhân nặng diễn tiến, cơ sở vật chất và nguồn lực tại chỗ. Tôi chủ động nên cố gắng nhận nhiệm vụ, triển khai ngay.

Ngay khi đến đây, tôi cùng đoàn BV Chợ Rẫy đã làm việc với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Cục quản lý khám chữa bệnh, Sở Y tế. Sau đó trực tiếp đến BV Phổi để khảo sát tình hình thực tế và nắm bắt về nhân sự, trang thiết bị hay số lượng bệnh nhân, diễn tiến, nguy cơ có thể xảy ra để anh em để có thể dự trù làm nhanh những đề án. Và để ngay trong 27/5 đã có thể tiếp quản đơn vị hồi sức của BV Phổi. Làm sao đảm bảo bệnh nhân được điều trị nhanh nhất, mau phục hồi, hiệu quả nhất.

Người chi viện từ Chợ Rẫy: Các thầy thuốc quyết tâm đem lại sự bình an để người dân yên tâm trở lại cuộc sống bình thường - Ảnh 3.

BS Linh khi vừa tới Bắc Giang

Qua làm việc với các đơn vị điều trị bệnh nhân tại Bắc Giang, đặc biệt là BV Phổi, anh đánh giá thế nào về nguy cơ và cơ hội điều trị chống dịch ở đây?

Trước mắt tôi nhận thấy các ê-kíp hỗ trợ cho Bắc Giang thời gian qua từ TW đến các đơn vị chi viện đã rất nỗ lực. Chỉ trong thời gian rất ngắn 5-6 ngày đã hoàn thiện đơn vị hồi sức tích cực đặt tại BV Phổi với 58 giường bệnh, trong đó có 17 giường cho bệnh nhân nặng với đầy đủ hệ thống oxy trung tâm, khí nén và những dự trù vật tư tiêu hao, trang thiết bị.

Tuy nhiên, với tình trạng số lượng bệnh nhân tại Bắc Giang mỗi lúc càng tăng thì con số bệnh nhân nặng chắc chắn cũng sẽ gia tăng. Do đó về nhân sự, trang thiết bị, vật tư tiêu hao cần phải tiếp tục bổ sung và cùng với lực lượng tại chỗ, làm sao giải quyết được "4 tại chỗ".

Với nhiệm vụ của BV Chợ Rẫy lần này với 13 nhân sự với đầy đủ các chuyên khoa có thể xử lý với các bệnh nhân nặng, nguy kịch cần kỹ thuật cao. Các anh em đã chinh chiến qua tâm dịch với mục tiêu vận hành trơn tru và an toàn nhất đơn vị hồi sức tại BV Phổi và giải quyết, cứu chữa được nhiều bệnh nhân nhất có thể, đặc biệt giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Đồng thời đào tạo nhân lực tại chỗ để đảm bảo nguồn nhân lực tại chỗ chống dịch tốt nhất có thể.

Nếu so với ổ dịch Đà Nẵng, anh đánh giá thế nào về "điểm nóng" Bắc Giang?

Mặc dù Bắc Giang không có nhiều bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền như ổ dịch Đà Nẵng nhưng vì chủng virus lần này biến thể nên bệnh nhân nặng vẫn có. Đặc biệt, hiện số lượng bệnh nhân vẫn còn gia tăng thì số lượng bệnh nhân nặng cũng sẽ tăng nên hiện tại dù chúng ta đang kiểm soát, khoanh vùng rất tốt nhưng vẫn phải dự trù tình huống xấu. Vì thế luôn luôn phải trong tư thế chủ động, đánh giá chính xác, tích cực hơn mới có thể kiểm soát được dịch Bắc Giang.

Người chi viện từ Chợ Rẫy: Các thầy thuốc quyết tâm đem lại sự bình an để người dân yên tâm trở lại cuộc sống bình thường - Ảnh 4.

BS Linh làm việc tại BV Phổi Bắc Giang ngay tối 26/5

Đội phản ứng nhanh của BV Chợ Rẫy lần này với 13 người, ngoài 4 bác sĩ đã chinh chiến qua nhiều ổ dịch thì 7 thành viên còn lại đều còn trẻ và lần đầu tham gia vào tâm dịch. Tiêu chí nào để anh lựa chọn các thành viên đoàn mình?

Trước tiên là các anh em trong đoàn phải là người có thể xử lý/điều trị được bệnh nhân hồi sức như suy hô hấp, đặt nội khí quản, lọc máu, chạy ECMO, kiểm soát bằng máy thở, sử dụng hệ thống siêu âm, vận chuyển bệnh nhân cấp cứu… Ngoài ra, điều dưỡng cũng rất quan trọng.

Mặc dù lần này các em bạn điều dưỡng còn trẻ, chưa tham gia những đợt dịch trước nhưng các em đã làm trong môi trường ICU nhiều năm, có kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân nặng. Tôi tin các em đủ tầm để vừa chăm sóc bệnh nhân nặng COVID-19 vừa có thể đào tạo nguồn lực tại chỗ.

Và tiêu chí quan trọng là các em có sự tự nguyện, năng động và quyết tâm cao, sẵn sàng lăn xả, sẵn sàng chung tay với cả nước để dập dịch. Đó là những tiêu chí tôi lựa chọn các thành viên trong đoàn chi viện Bắc Giang lần này.

Từ đầu năm 2020 đến nay, anh gần như đi trường kỳ chống dịch, điều này ảnh hưởng thế nào đến hậu phương của anh không?

Có lẽ không riêng bản thân tôi nhiều người khác như anh em Bạch Mai cũng đi như vậy. Đó có lẽ là nhờ chúng ta có những hậu phương vững chắc. Tôi và nhiều anh em đồng nghiệp khác ở BV Chợ Rẫy từng có bốn tháng gần như liên tiếp không về nhà. Đôi khi chúng tôi nghĩ tại sao mình lại làm được như vậy? Có lẽ là bởi chúng tôi có hậu phương vững chắc là những anh em đồng nghiệp luôn ở phía sau ủng hộ, luôn nhắn tin động viên.

Gia đình vợ con luôn ủng hộ, gánh vác phần việc khi mình vắng nhà. Và đặc biệt, các cấp lãnh đạo cũng đến thăm hỏi, động viên, an ủi người thân để anh em yên tâm đi tuyến đầu chống dịch.

Đặc biệt phản ứng của bà xã thế nào khi anh 1 lần nữa lại xách ba lô đi vào tâm dịch?

Đôi khi chúng tôi hay nói vui là đi nhiều thế này thì khi về con vật nuôi lâu năm còn quay đuôi sủa mình, còn có khi nó lại quẫy đuôi mừng anh hàng xóm. Nhưng nói vui với nhau thôi thật ra mình cũng phải nhìn nhận là mình làm nhiệm vụ xã hội, giúp nhiều người thì sẽ không trọn vẹn chu toàn cho gia đình. Nhưng điều đó là cần thiết vì mang lại bình yên cho cả cộng đồng, người bệnh chắc chắn là niềm vui lớn nhất cho người nhà, người thân.

Trong chiến trường Đà Nẵng, tôi gần như không dám gọi về nhà bởi mỗi lần nghe con hỏi khi nào ba về đều xót xa, nhớ nhà lắm. Nhưng rồi mỗi buổi sáng, khi vào bệnh viện, các bệnh nhân nặng chưa thoát được nguy hiểm, chúng tôi lại lao đầu vào công việc và không nghĩ gì cho mình nữa. Chúng tôi chỉ mong sao mong dập tắt dịch, cứu được nhiều người.

BS Trần Thanh Linh chia sẻ khi đến Bắc Giang chi viện

Lần này ra đi chống dịch anh có quyết tâm bao nhiêu ngày sẽ trở về không?

Thật ra trước khi đoàn lên đường, cũng đã lên group nhắn nhủ các anh em lần này đi có thể sẽ kéo dài hơn ở Đà Nẵng và các anh em phải chuẩn bị tâm thế là cùng với mọi người chống được dịch, dập dịch sớm nhất có thể, hoàn thành nhiệm vụ.

Chúng tôi biết rõ, khi Bắc Giang-Bắc Ninh và các tỉnh khu vực miền Bắc bình yên thì miền Trung, miền Nam của đất nước mới giữ sạch được "mảnh lưới".

Tôi vẫn nói với mọi người, có thể chiến trường, chiến tranh có tiếng súng còn chiến trường nơi vùng dịch chỉ là tiếng còi xe cứu thương liên tục và các chiến sĩ áo trắng vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng rớt nước mắt để nói về những chiến sĩ tuyến đầu, những giọt mồ hôi khi anh em đuối sức nằm nghỉ ngay ngoài đường, hay khi trời nắng nóng vẫn phải mặc đồ phòng hộ lấy mẫu xét nghiệm,… Những lúc này với chúng tôi, động lực lớn nhất để có thể chiến đấu là tinh thần đoàn kết vì cuộc sống bình an. Chúng tôi quyết tâm mang lại sự bình yên để mọi người có thể yên tâm trở lại cuộc sống bình thường.

Cảm ơn chia sẻ của "chiến sĩ" Trần Thanh Linh!

Ngọc Mai


Ngọc Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top