Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngộ độc rượu, 34 người đã tử vong

Thứ năm, 08:25 01/02/2018 | Y tế

GiadinhNet - 5 năm qua, toàn quốc ghi nhận 28 vụ với 193 người bị ngộ độc rượu, trong đó 179 người phải nhập viện và 34 người chết. Điều đáng lưu ý là, số vụ ngộ độc rượu chỉ chiếm hơn 3,2%, số người mắc chiếm chưa đến 1% nhưng số người tử vong do rượu lại chiếm hơn 26% trong tổng số tử vong ngộ độc thực phẩm. Điều đó có nghĩa là, xác suất tử vong do ngộ độc rượu cao hơn rất nhiều lần so với các loại ngộ độc thực phẩm khác.


Cấp cứu cho bệnh nhân ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.     Ảnh: T.Nguyên

Cấp cứu cho bệnh nhân ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: T.Nguyên

Đột biến về tăng số lượng người mắc, tử vong vì ngộ độc rượu

Tại Hội thảo Tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018 do Bộ Y tế và Bộ Công thương phối hợp tổ chức chiều 31/1, ông Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, giai đoạn 2013-2017, toàn quốc ghi nhận 862 vụ ngộ độc thực phẩm, làm gần 25.000 người mắc, hơn 22.000 người đi viện và 130 người chết. Tính trung bình, mỗi năm có khoảng gần 5.000 người mắc và 26 người chết.

Riêng với ngộ độc rượu, 5 năm qua, toàn quốc ghi nhận 28 vụ làm 193 người mắc (179 người đi viện và 34 người chết). Gần 35% số tỉnh (22/63 tỉnh, thành phố) có ngộ độc rượu. Ngoài ra, cả nước ghi nhận một số trường hợp có tiền sử nghiện rượu uống cồn y tế gây ngộ độc bị tử vong, gây ra di chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ như: Mù, rối loạn tâm thần…

Năm 2017 cũng là năm ghi nhận số lượng mắc ngộ độc rượu tăng đột biến, đặc biệt là rượu có pha methanol dù giai đoạn trước đó đã có dấu hiệu giảm. Chỉ trong năm, với 10 vụ và 119 người mắc, 115 người đi viện. Số người chết do ngộ độc rượu tập trung nhiều vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, đầu năm mới và lễ hội xuân, và tháng 10 đến tháng 12. Trong cả nước, vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên là những vùng xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu. Riêng số người mắc tại vùng miền núi phía Bắc là 103 người/193 người toàn quốc.

Hai loại ngộ độc rượu thường gặp là ngộ độc ethylic (còn gọi là rượu ethanol) và ngộ độc cồn methylic (methanol). Đây là loại hoá chất độc cực mạnh, chỉ cần uống phải từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml là có thể gây tử vong.

Đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, có 40 bệnh nhân tại 12 quận/huyện của thành phố bị ngộ độc rượu methanol. Hiện 28 bệnh nhân đã ổn định, 12 bệnh nhân nặng xin ra viện tử vong tại nhà. Đa số bệnh nhân uống rượu ở các địa chỉ khác nhau, không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác, được bán tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.

Các loại rượu được sử dụng trong các vụ ngộ độc thực phẩm do rượu giai đoạn 2013-2017 là rượu trắng (với 2 vụ, 5 người mắc, 1 người chết), rượu có methanol cao (7 vụ, 106 người mắc, 23 người tử vong), rượu ngâm thuốc (5 vụ, 28 người mắc, 1 người chết), rượu ngâm cây rừng độc (có 11 vụ, 49 người mắc, 6 người chế), rượu ngâm củ ấu (3 vụ, 5 người mắc, 3 người tử vong)…

Mỗi dịp Tết lại có chuyện đau lòng

Theo báo cáo của Bộ Công thương, thị trường Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 270 triệu lít rượu/năm. Các loại rượu được tiêu thụ trên thị trường được sản xuất từ 3 nguồn chủ yếu: Rượu được sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu về Việt Nam bằng đường chính ngạch; rượu sản xuất từ các doanh nghiệp có quy mô công nghiệp trong nước; rượu sản xuất từ các hộ gia đình, làng nghề bao gồm nhiều cơ sở sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công có tính chất truyền thống, nhỏ lẻ.

Điểm lại những vụ ngộ độc rượu gây tử vong lớn trong năm qua như ở Hà Nội hay Lai Châu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, những năm gần đây, mỗi dịp Tết lại đau lòng chứng kiến những đợt ngộ độc rượu lớn. Bộ trưởng khẳng định, lạm dụng rượu bia gây tác hại lớn. Theo thống kê, rượu là nguyên nhân của 31% vụ đánh, giết nhau, 33% vụ hiếp dâm, 18% tai nạn giao thông và 60 loại bệnh khác nhau liên quan đến thói quen sử dụng rượu, bia như gan, dạ dày, tim mạch… Viện Sức khoẻ tâm thần Trung ương thống kê, tỷ lệ điều trị tâm thần do rượu chiếm 5-6% số bệnh nhân tâm thần và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ, không ít gia đình đã “tán gia bại sản” khi trong nhà có người đi viện vì ngộ độc rượu, bởi chi phí lọc máu, hồi sức… rất tốn kém.

Nhiều chuyên gia, nhiều nhà quản lý đã chỉ ra nguyên nhân của các vụ ngộ độc rượu. Trong đó, có vấn đề về thị trường (vẫn tồn tại loại rượu không đảm bảo an toàn, rượu chứa hàm lượng methanol cao do trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là loại rượu sản xuất thủ công, không nhãn mác, gian lận thương mại…); hay nguyên nhân do nhận thức, hành vi đúng về chế biến, lựa chọn, tiêu dùng rượu của người tiêu dùng chưa cao, còn có vấn đề về hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn đối với sản phẩm rượu, nhất là rượu thủ công còn hạn chế.

“Đất nước ngày càng văn minh, chất lượng cuộc sống tăng lên, không thể để trong lúc vui vầy Xuân mới lại có nhiều người lại ra đi vì rượu do kém hiểu biết. Ngoài ra, ngộ độc rượu còn do đạo đức của các nhà sản xuất, vì quyền lợi, lợi nhuận mà bất chấp tính mạng của người dân, đặc biệt là rượu có methanol”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Bộ Y tế cho biết, hiện Bộ đang biên soạn và dự kiến trình Chính phủ trong tháng 6/2018, sau đó trình Quốc hội dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia. Trước kiến nghị của Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại rượu thủ công, truyền thống (nhất là một số địa phương việc sản xuất rượu thủ công tương đối phát triển, sản lượng tiêu thụ lớn như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Bình Định…), PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định, không thể ban hành quy chuẩn với rượu sản xuất thủ công.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, các dịp Tết, lượng sử dụng các sản phẩm, trong đó có rượu sẽ tăng lên đáng kể. Khi nhu cầu tăng, các cơ sở sẽ tăng lượng sản xuất. Nếu không kiểm soát tốt, nguy cơ tình trạng đưa các sản phẩm không đảm bảo chất lượng ra thị trường là rất lớn. Do đó, đại diện Cục này cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, ngăn chặn từ cửa khẩu để ngăn ngừa việc đưa các loại men nấu rượu không đảm bảo chất lượng; tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ. PGS.TS Nguyễn Thanh Phong cũng đề nghị Bộ Công thương nhanh chóng có các quy định đưa chất chỉ thị màu (Xanh-methylen) vào cồn công nghiệp, bởi đây sẽ là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn việc pha cồn công nghiệp methanol vào rượu.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn mác. Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc căng thẳng; không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật hay rượu ngâm theo kinh nghiệm dân gian.

Khi uống rượu có các triệu chứng như: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh tử vong hoặc biến chứng nặng nề nguy hại cho sức khỏe khi lạm dụng rượu, hoặc sử dụng rượu không an toàn, không rõ nguồn gốc…

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 6 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Top