Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghề y, nghề nguy hiểm (1): Ở nơi mong manh sống - chết

Thứ tư, 10:45 09/10/2013 | Y tế

GiadinhNet - Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Việt Đức) luôn trong tình trạng kín bệnh nhân. Vào đây đều là những trường hợp nằm giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Và, làm việc ở môi trường đó thực sự là một thử thách không đơn giản.

Nghề y, nghề nguy hiểm (1): Ở nơi mong manh sống - chết 1

Điều dưỡng trưởng Phạm Đan Thanh đang chăm sóc cho bệnh nhân. Ảnh: H.Phương.

LTS: Làm việc trong môi trường đầy áp lực giữa lằn ranh sống - chết, phải tiếp xúc với đủ thứ dịch bệnh, hóa chất nguy hiểm trên đời, chưa kể đến những tai nạn nghề nghiệp như bị người nhà, bệnh nhân tấn công khi ca bệnh chẳng may rơi vào tình trạng xấu… khiến nghề y được xem là một trong những nghề nguy hiểm nhất. Nhưng vượt lên trên những tai nạn, hiểm nguy thường trực, nhiều y, bác sĩ vẫn ngày đêm dành hết tâm huyết và trí lực để hoàn thành sứ mệnh cao cả: Cứu người!

Niềm vui giản dị

Sáng sớm, một lẵng hoa được mang đến Khoa Hồi sức tích cực. Hôm đó không phải ngày lễ Tết, cũng không phải là ngày sinh nhật của cán bộ công nhân viên nào. Kẹp cùng lẵng hoa là dòng chữ: “Đã một năm rồi! Cảm ơn các y, bác sĩ cứu tôi ở lại với đời. Hôm xuất viện tôi chưa có dịp bày tỏ”. Cánh thiệp không đề tên ai cả. Rồi các cán bộ trong kíp làm việc mới hỏi nhau cách đây đúng một năm, có bệnh nhân nào? Quá nhiều!

Điều dưỡng trưởng Phạm Đan Thanh nói với chúng tôi: “Thỉnh thoảng nhận được những lời cảm ơn của bệnh nhân đã xuất viện. Đa số chúng tôi không nhớ họ là ai, trừ trường hợp xem lại hồ sơ. Nhưng là ai đi chăng nữa thì đó cũng là nguồn động viên rất lớn để chúng tôi tiếp tục làm ở nơi nhiều áp lực này”.

Niềm vui còn là sự sống diệu kỳ của các ca bệnh tưởng chừng như tuyệt vọng. Bệnh nhân Nguyễn Thu Hoài ở Thái Nguyên bị máu tụ, phù não. Khi chuyển vào khoa, bệnh nhân sốt ly bì 2 tuần liền. Chị Thanh kể: “Đã có lúc Hoài sống thực vật. Với tình trạng bệnh lý như vậy, 90% Hoài sẽ khó qua khỏi. Nhưng còn nước còn tát, các y, bác sĩ đã cứu Hoài thoát khỏi lưỡi hái tử thần”. Một năm sau, Hoài khỏe trở lại. Một năm tiếp theo, Hoài đã có thể đến trường. Sau đó, Hoài đậu vào ĐH Thái Nguyên và trở thành một trong những sinh viên học giỏi nhất khóa. Đó là một trong rất nhiều trường hợp được chứng kiến bệnh nhân “chết đi sống lại” trong 20 năm làm việc của Điều dưỡng trưởng Phạm Đan Thanh.

Chị Nguyễn Thu Hoài cho biết, bây giờ chị vẫn thường xuyên liên lạc với các điều dưỡng viên và y, bác sĩ trong Khoa Hồi sức tích cực. Đó là những ân nhân cứu mạng chị và chị coi họ như người ruột thịt trong nhà. 
 
Nghề y, nghề nguy hiểm (1): Ở nơi mong manh sống - chết 2

22h tại Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Việt Đức).

Áp lực lớn

20 năm công tác ở khoa Hồi sức tích cực, nơi bệnh nhân được đưa vào luôn trong tình trạng cận kề cái chết, Điều dưỡng trưởng Phạm Đan Thanh chia sẻ, nếu không chịu được áp lực thì không thể tồn tại được. Chị kể lại một kỷ niệm đáng nhớ mà diễn biến câu chuyện được chị lần giở như nhật ký: “19h: Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận cháu bé sơ sinh bị thủng cơ hoành, khi bệnh tình đã trở nên trầm trọng người nhà mới chuyển cháu vào khoa. Chúng tôi nhanh chóng thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng cũng tiên liệu cháu rất khó qua khỏi:

20h30: Tình hình sức khỏe cháu bé xấu đi. Sau khi nhận được tin đó, một số người nhà bệnh nhân bị sốc và họ chuyển sang kích động.

21h: Hơn 60 người kéo đến vây quanh khoa. Toàn bộ ê kíp trực bị khống chế. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Một số giường bệnh khác, bệnh nhân đang cần sự chăm sóc của điều dưỡng nhưng cũng bị khống chế.

22h: Tiếng chửi bới dọa nạt, thậm chí đe dọa tính mạng đội ngũ y bác sĩ vang lên không ngớt. Một số bảo vệ đến giải tán đám đông thì ngay lập tức bị họ cầm dao đuổi đánh. Lúc đó chúng tôi rất sợ hãi nhưng may mà có sự can thiệp của lực lượng cảnh sát, cuối cùng mọi việc đâu vào đấy”.

Sự việc đã qua rồi nhưng mỗi lần nhớ lại, Điều dưỡng trưởng Phạm Đan Thanh vẫn lạnh cả người. Lúc bị khống chế trong phòng, nhìn qua cửa sổ thấy một số đồng nghiệp bị đuổi đánh, dọa chém… chị đã thầm nghĩ là sẽ bỏ nghề. Thế nhưng, cái nghiệp đã gắn vào thân, niềm vui hạnh phúc vô bờ khi giữ lại trên cuộc đời này những bệnh nhân tưởng chừng cạn hy vọng sống đã khiến chị tiếp tục gắn bó với khoa.

Chúng tôi hỏi chị Thanh gần đây có còn những vụ tương tự như  vậy không, chị bảo: “Không! Nhưng chửi bới, nhục mạ thì có. Trong lúc đau thương, bối rối… nhiều người nhà bệnh nhân không làm chủ được bản thân nên có những hành động đó. Chúng tôi cũng buồn lắm nhưng cảm thông cho nỗi đau nên phải luyện cho mình đức tính cam chịu”.

Đặc thù của Khoa Hồi sức tích cực là phòng vô trùng, cách ly hoàn toàn với người nhà. Bệnh nhân được điều dưỡng viên chăm sóc từ việc vệ sinh, ăn uống… đến điều trị. “20 giường bệnh lúc nào cũng có bệnh nhân, không một giường nào trống quá 24 tiếng. Đây đều là những ca bệnh nặng, bệnh nhân phải chiến đấu giữa sự sống và cái chết. Tai nạn giao thông có, suy thận, suy nội tạng có, thậm chí bệnh nhân vào đây sau một vụ giang hồ thanh toán cũng có...”, chị Thanh nói tiếp.

Trong phòng bệnh, đó là những bệnh nhân bị chấn thương dị dạng, những dòng hóa chất, những đường dẫn máu, đường thở ôxy chạy gấp gáp và những kết luận bệnh án “9 đường chết, 1 đường sống”. Một điều dưỡng viên tâm sự: “Nhiều lúc bỏ bê việc gia đình vì công việc mệt quá. Nếu chồng con không thông cảm thì có lẽ chúng tôi hết đường làm việc”.
 
Hà Phương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top