Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu đụng dao kéo, ung thư sẽ sớm di căn(!?)

Thứ sáu, 10:03 07/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Việt Nam nằm trong top 2 trên bản đồ ung thư thế giới. Mỗi năm có từ 95.000-135.000 người chết vì ung thư, tương ứng từ 260-369 người/ngày. Trong khi, hiểu biết của người dân về bệnh này vẫn rất thấp, đại đa số còn cho rằng ung thư là bệnh nan y và việc phát hiện sớm hay muộn cũng… “thế thôi”.

Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu máu xét nghiệm tại Bệnh viện K Trung ương (cơ sở 3, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), sáng ngày 6/10. Ảnh: Q.An
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu máu xét nghiệm tại Bệnh viện K Trung ương (cơ sở 3, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), sáng ngày 6/10. Ảnh: Q.An

Ung thư phổi ở nữ rất đáng báo động

Tại Hội thảo Quốc gia phòng chống ung thư diễn ra trong hai ngày 6-7/10, GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, tỉ lệ mắc ung thư đều có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới. Toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến, đến năm 2020, tối thiểu sẽ có khoảng gần 190.000 ca mắc mới ung thư. Mỗi năm có từ 95.000-135.000 người chết vì ung thư, tương ứng từ 260-369 người/ngày.

Theo số liệu này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong vì ung thư là 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng.

GS Nguyễn Chấn Hùng cho biết, ung thư phổi ở đàn ông Việt chỉ tương đương các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc. Ước tính, đến năm 2020, có khoảng gần 23.000 người mắc mới loại ung thư này. Tuy nhiên, ung thư phổi ở nữ đáng báo động, do hút thuốc lá bị động. Số liệu được đưa ra tại Hội thảo, ước tính đến năm 2020, có khoảng gần 12.000 chị em mắc, trong khi năm 2010, con số này khoảng 5.700 ca.

Cũng liên quan đến ung thư phổi, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho rằng, trong khi ở Mỹ đứng hàng thứ 10 ở nam giới về số ca mắc ung thư này thì Việt Nam xếp tốp đầu do hút thuốc lá quá nhiều. 85% bệnh nhân ung thư phổi đều có liên quan đến thuốc lá. Phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, với ung thư phổi, phòng bệnh phải là số một vì có phát hiện sớm cũng điều trị kém hiệu quả hơn so với các loại ung thư khác.

Rất ít người dân hiểu đúng về ung thư

Dù con số mắc ung thư ngày một tăng lên, nhưng một điều tra cộng đồng tại 12 tỉnh, thành với hơn 12.000 người tham gia cho thấy, tỷ lệ người dân hiểu biết cơ bản về ung thư còn rất thấp với 35%. Thậm chí, đại đa số (hơn 67%) người dân được hỏi còn cho rằng ung thư là bệnh nan y và việc phát hiện sớm hay muộn cũng… “thế thôi”. Ngoài ra, 35,8% người cho rằng, ung thư nếu đụng dao kéo sẽ sớm di căn và chóng chết.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh ngày càng tăng lên, trung bình một tuần tại Bệnh viện mổ từ 150-200 ca, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vào mổ tại bệnh viện chiếm khoảng 30-40%, bao gồm các loại ung thư như não, phổi, tuyến giáp, gan, dạ dày, tiêu hóa, đại tràng… Đặc biệt, mỗi tuần tại bệnh viện có khoảng từ 10-15 ca ung thư dạ dày, tiêu hóa, trực tràng, thậm chí có những tuần con số này còn cao hơn. Trong đó, có khá nhiều bệnh nhân đến giai đoạn muộn khá đông. Có nhiều bệnh nhân khi hỏi sợ mổ, đi sử dụng các biện pháp như bỏ đói tế bào, ăn gạo lứt… Theo các bác sỹ, các biện pháp đó đều làm cho ung thư phát triển và khi đến bệnh viện không còn điều trị được nữa.

“Bệnh ung thư cần được phát hiện sớm, điều trị sớm và điều trị đúng cách. Bởi, bình thường ung thư trực tràng, ung thư đại tràng tiến triển rất chậm. Người bệnh nếu phát hiện trong giai đoạn sớm, sống sau 5 năm, 10 năm, 20 năm là chuyện bình thường”, GS.TS Trần Bình Giang cho biết.

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, trong xu hướng hầu hết các loại ung thư đều tăng ở Việt Nam thì ung thư cổ tử cung đang giảm dần do được phát hiện sớm, tầm soát tốt, tỉ lệ tiêm vaccine phòng ngừa ngày càng nhiều. Trong khi ung thư vú đang là bệnh gây tử vong nhiều nhất. Ước tính đến năm 2020, có hơn 22.000 ca mắc mới. Với điều kiện hiện nay, khi kết hợp cùng lúc 4 hướng: Phòng bệnh, phát hiện sớm, tăng cường chẩn đoán điều trị, chăm sóc giảm nhẹ, tỉ lệ chữa khỏi ung thư có nhích lên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.

“Hiện tỉ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới đạt 33%, ở nữ khoảng 40%, trong khi nhiều nước phát triển con số này đã lên tới 70-80%. Nguyên nhân do có tới 70% bệnh nhân ung thư trong nước đều phát hiện khi ung thư đã ở giai đoạn muộn”, PGS.TS Trần Văn Thuấn chia sẻ.

Theo thống kê, tổng chi phí 6 loại ung thư phổ biến: Vú, gan, đại tràng, khoang miệng, cổ tử cung và dạ dày đã lên tới 26.000 tỉ đồng, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam năm 2012. Mỗi bệnh nhân ung thư phải chi 200 triệu đồng cho điều trị trực tiếp và gián tiếp. Khoảng 1/3 bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc sau 1 năm phát hiện bệnh.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 23 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Top