Hà Nội
23°C / 22-25°C

Méo miệng vì... lạnh

Thứ tư, 10:40 30/01/2013 | Y tế

Trời lạnh nhưng nhiều người ngại đeo khẩu trang, hậu quả là không ít người bị méo miệng, kể cả thanh niên khỏe mạnh.

Thay vì quàng khăn ấm, đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm thì nhiều người (đặc biệt là thanh niên) ngại vướng víu không dùng, để gió lạnh quất vào mặt, khiến vùng đầu bị nhiễm lạnh. Hậu quả là không ít trong số này phải nhập viện vì chứng méo miệng.

Trời lạnh, bệnh tăng 2-3 lần

Ngồi chờ đến lượt khám tại Bệnh viện Châm cứu T.Ư với khuôn mặt lệch hẳn về bên phải, anh Nguyễn Văn C (25 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Cách đây hơn 2 tuần, đúng vào dịp Hà Nội có nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa đông, tôi đi chơi đêm với bạn mà không đội mũ bảo hiểm. Sáng hôm sau ngủ dậy, một bên mặt bị giật giật, cấu vào không có cảm giác đau, tôi giật mình soi gương thấy khuôn mặt biến dạng với miệng méo xệch, cả mắt cùng phía cũng không thể nào nhắm lại được dù cố mọi cách".

Méo miệng vì... lạnh 1
PGS- TS Nghiêm Hữu Thành châm cứu cho bệnh nhân. 

PGS Nghiêm Hữu Thành - Giám đốc Bệnh viện Châm cứu T.Ư cho biết, trường hợp bệnh nhân C chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân tìm đến viện điều trị méo miệng vì lạnh.

Chứng bệnh này do mạch máu (bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch) suy yếu, khi gặp gió lạnh, mạch dương minh và tĩnh mạch tiểu dương bị kích thích mạnh, gây cản trở kinh khí, từ đó làm suy nhược chức năng hoạt động của dây thần kinh quanh vùng mặt, huyết quản của thần kinh dinh dưỡng cục bộ bị co giật mạnh làm cho tổ chức thần kinh bị thiếu máu, sưng, ứ nước, chỉ cần một áp lực nhỏ (gió lạnh) có thể dễ dàng mắc chứng liệt mặt.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường là không nhắm được mắt, méo miệng, chảy nước miếng, nước mắt, đau phía sau tai, nói cười khó khăn. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: Bên liệt trông như mặt nạ, các nếp nhăn, rãnh mũi tự nhiên bị mờ hoặc mất hẳn, miệng và nhân trung méo về bên lành.

Qua nhiều năm khám, điều trị, các chuyên gia Bệnh viện Châm cứu T.Ư nhận thấy, chứng bệnh này xảy ra ở mọi thời điểm, nhưng cứ đến trời lạnh, số người mắc lại tăng. Nhóm tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, có trẻ 4-5 tháng tuổi cũng bị.

Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung và thanh niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này nhiều hơn so với nữ do chủ quan, ăn mặc phong phanh. Những người có sức đề kháng yếu, hay bị căng thẳng, mệt mỏi và làm việc ngoài trời nhiều cũng có nguy cơ bị méo miệng cao hơn. Đợt lạnh này, số bệnh nhân bị méo miệng đến khám và điều trị tăng 2 - 3 lần.

Bệnh dễ tái phát

Các chuyên gia cho biết, chứng liệt mặt này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong thể hiện cảm xúc. Vì vậy phải điều trị sớm. Trung bình thời gian điều trị là 3-4 tuần, với 20-30 lần châm cứu. Trường hợp điều trị muộn có khi kéo dài trong nhiều tháng mới hiệu quả.
 
Nếu để lâu không chữa, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề như: Teo cơ một bên mặt, mắt viêm nhiễm do không chớp được, ăn uống rất khó khăn do môi không khép kín. Ngoài ra, bệnh cũng rất dễ tái phát, có nhiều bệnh nhân điều trị đến 3 lần trong cùng một bên mặt do không giữ gìn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 
Vì thế, theo PGS Thành, để phòng bệnh, quan trọng nhất là giữ ấm vùng đầu mặt cổ. Đối với trẻ nhỏ, khi chơi ngoài trời lạnh, cha mẹ cần chú ý mặc ấm, quấn khăn, đội mũ cho bé, chơi trong thời gian ngắn.
 
Đối với người lớn, luôn giữ gìn để không bị lạnh, tránh ngồi trúng luồng gió, không tắm quá khuya, khi ra ngoài cần mặc ấm, đeo khẩu trang, kính bịt mặt để tránh gió lùa. Sau khi uống rượu, bia không đi ngoài trời lạnh, tắm lạnh. Khi đã mắc bệnh, cần tuyệt đối tránh gió, hàng ngày rửa mặt bằng dung dịch muối NaCl 9%o hoặc cloramphenicol 10,4%.

Theo Dân Việt

honghanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 11 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top