eMagazine

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 1.
Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 2.

Tai nạn ập đến năm 2016 khi anh Phạm Văn Vương (Hà Nội) đang làm công nhân tại nhà máy ở Hưng Yên. Sự cố không may đã khiến anh mất đi một phần cánh tay mà theo anh nó đã tạo ra một khoảng trống tưởng chừng không thể bù đắp. Thời gian đầu, lúc làm việc, anh cứ ngỡ mình còn đủ hai tay nhưng thực tế phũ phàng đã khiến anh nhận ra rằng, mọi công việc thường nhật vốn rất quen thuộc giờ lại quá đỗi khó khăn.

"Rất nhiều việc trong nhà trước đây mình tự làm được thì giờ vợ phải đảm nhận hết. Mọi thứ xung quanh vẫn như cũ nhưng mình lại phải tập cách thay đổi để quen dần với nó. Đó thực sự là những tháng ngày hụt hẫng với tôi, đến cả quần áo cũng phải đồng loạt đổi từ cúc cài sang khuy bấm" - anh Vương nhớ lại.

Theo anh, sự bất tiện nêu trên không thấm vào đâu khi đứa con nhỏ của anh lúc đó mới 2 tuổi luôn tỏ ra sợ hãi với bố trong hình hài thiếu khuyết. Nhìn vào cánh tay cụt, cháu sợ hãi và không dám lại gần. Sau này, quen dần và có lần cháu hỏi: "Tay của bố đâu, sau này nó có mọc lại không…". Những câu hỏi ngô nghê của con trẻ vô tình chạm vào nỗi đau anh kìm nén trong lòng.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 3.

Trong chuỗi ngày buồn bã đó, sự may mắn mà anh luôn thầm cảm ơn cuộc đời đó chính là sự sát cánh, động viên, chia sẻ và an ủi từ vợ. Người đã luôn ở bên anh và chính chị đã khỏa lấp phần nào sự thiếu vắng của một bàn tay trên cơ thể anh những ngày đó. 

Đến giờ, anh Vương vẫn cho rằng, trong cái rủi luôn có cái may. Anh đã được cuộc đời ưu ái bù lại cho anh, anh đã được gặp quá nhiều người tốt. "Từ gia đình, bạn bè đến công ty đều chung tay giúp đỡ tôi rất nhiều, đó là điều đáng quý hơn tất cả" - anh Vương nói.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 4.

Về phần công việc, sau khi bị cắt bỏ bàn tay, anh đã rất lo lắng vì với một bàn tay thì anh không thể thực hiện được công việc trước đây ở công ty nữa. Mặc dù, được tạo điều kiện nhưng anh không muốn làm ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền sản xuất và anh đã đề xuất lãnh đạo công ty chuyển anh làm bảo vệ. 

Sau đó, xét thấy khả năng của anh có thể làm ở vị trí khác tốt hơn, công ty đã bố trí cho anh chân thủ kho và đó cũng là công việc anh gắn bó đến ngày hôm nay.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 5.

Nhớ lại cách đây 3 năm, sau khi gặp tai nạn, anh Vương được được công ty đưa lên Bệnh viện 108 tại Hà Nội để điều trị. Qua thăm khám kỹ càng, các bác sĩ tại đây đã đưa ra chỉ định cắt bỏ bàn tay để bảo toàn tính mạng cho anh Vương. Trên đường tới phòng phẫu thuật, các bác sĩ cũng thẳng thắn trao đổi với người nhà anh Vương về việc hiện đang có chương trình nối chi thể, nếu có nguyện vọng, gia đình có thể đăng ký và khi nào có cơ hội bệnh viện sẽ liên hệ lại.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 6.

Anh Vương cho rằng, lúc đó, anh và gia đình nghe theo lời bác sỹ và đã đăng ký nhưng trong thâm tâm không ai dám nghĩ có một ngày anh được tận hưởng sự may mắn hiếm hoi đó. "Thú thực, những năm sau đó tôi cũng dần quen với cuộc sống thiếu đi một bàn tay và quên việc đã đăng ký ghép chi thể ở bệnh viện năm đó" - anh Vương tiết lộ.

Cuộc sống mới của anh có lẽ sẽ tiếp diễn như thường nhật nếu như không có cuộc điện thoại bất ngờ vào một ngày giữa tháng 8/2019. 

Người kết nối với anh chính là GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng. Bác sỹ Hoàng nói với anh về một cơ hội có thể được ghép chi thể. Nghe lời bác sỹ nói mà anh cảm tưởng như mình đang mơ. Vui mừng xen lẫn hồi hộp, anh nhanh chóng sắp xếp công việc ở Hưng Yên và quyết định tới bệnh viện 108 gặp bác sỹ Hoàng.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 7.

"Lần đó, có mặt tại bệnh viện 108 không chỉ có mỗi mình tôi mà có tận bảy người cùng chung cảnh ngộ. Họ đều là những người không may mắn và có nguyện vọng được ghép chi thể như tôi. Bác sĩ cho biết, chúng tôi phải làm một số xét nghiệm để đánh giá độ tương thích của cơ thể với cánh tay của người cho, cuối cùng tôi là người duy nhất phù hợp với điều kiện để thực hiện việc cấy ghép" - anh Vương nói.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 8.

Khi biết tin, cả nhà anh Vương vui như Tết. Còn bản thân anh Vương cũng luôn có một niềm tin vững chãi về ca cấy ghép, về sự hồi sinh từ cánh tay bị dị tật, sự trở lại cuộc sống bình thường như anh bao năm về trước. 

Anh dự cảm được rằng, có thể tất thảy mọi điều tốt đẹp trong giấc mơ đó dường như đã rất gần bên anh. Thêm vào đó, các bác sĩ cho biết mọi thứ đều thuận lợi, ca phẫu thuật có thể tiến hành sớm và chỉ chờ sự thống nhất, đồng thuận từ gia đình người hiến tặng chi thể. Niềm vui như vỡ òa đối với gia đình nhỏ và tập thể các nhà khoa học, y bác sỹ dự kiến sẽ tham gia kíp mổ.

Vậy nhưng... điều may mắn đã không ngay lập tức mỉm cười với anh. Gia đình người hiến chi thể đã thay đổi quyết định. "Hôm đó phải làm xét các xét nghiệm từ 7h sáng đến tận 11h đêm, các kết quả đều tốt chỉ chờ sáng mai gia đình người hiến chi đồng ý là phẫu thuật luôn. Nhưng đến phút cuối gia đình họ lại không đồng ý". 

Khuôn mặt anh Vương bất giác trầm xuống khi nhớ lại khoảnh khắc của cơ hội đầu tiên bị vuột mất: "Cũng đành chấp nhận thôi, tất thảy nằm ngoài tầm với của chúng tôi".

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 9.

Không lâu sau, niềm hy vọng lại một lần nữa le lói tìm đến với anh Vương: "Nhận được cuộc gọi lần thứ 2 của GS. Hoàng, tôi vừa mừng vừa lo. Trong lòng luôn tự hỏi, liệu có như lần trước nữa không? GS. Hoàng động viên tôi rằng cơ hội lần này lớn hơn vì gia đình người hiến chi có vẻ xuôi rồi". Sau đó, may mắn đã thực sự mỉm cười với anh khi các chỉ số xét nghiệm đều tốt, người nhà hiến chi thể đồng ý và cuộc phẫu thuật diễn ra một cách thuận lợi.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 10.

Trong trường hợp ghép chi thể sống của anh Vương, việc lấy chi thể trong tình trạng cơ địa bệnh nhân đang nhiễm khuẩn nếu làm không tốt sẽ gây nguy hiểm cho cả người cho lẫn người nhận. Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn, một vấn đề khác có thể gây chết người là thải ghép (mô cấy ghép bị hệ thống miễn dịch của người nhận từ chối, phá hủy mô cấy ghép). 

Nếu không chuẩn bị cẩn thận về công tác chống thải ghép như thuốc thang, chế độ chăm sóc theo dõi đặc biệt thì khi chi ghép vào có thể sống, mạch máu lưu thông, cấu trúc tái tạo tốt... nhưng cũng có thể chi thể sẽ bị thải ghép, chỉ vài ngày sau phần ghép sẽ... bị thải bỏ.

Trên thế giới có gần 90 ca được công bố chính thức trong y văn quốc tế về thải ghép. Ở Mỹ có 6 trường hợp công bố về việc chi ghép bị hoại tử trong vòng 2 tuần sau ghép. Chính vì vậy, khi thực hiện ca mổ cho anh Vương, đội ngũ y bác sĩ trong ê kíp đã nhận được nhiều phản biện về việc thải ghép, Hội đồng y đức cũng đã phải xem xét rất kỹ lưỡng, cẩn thận.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 11.

Người chịu trách nhiệm chính về ca mổ, GS. Hoàng nhớ lại: "Thực sự chỉ vì lo lắng cho cả người cho lẫn người nhận nên chúng tôi rất cần những ý kiến phản biện để công tác chuẩn bị tốt hơn, can thiệp kỹ thuật cẩn thận hơn, điều trị phải tốt hơn nữa. Tôi là người trực tiếp thực hiện ca mổ từ đầu đến cuối và chính tôi cũng là người mở bàn tay ra, kiểm tra rất kỹ cấu trúc nhiều lần. Tôi khẳng định với Hội đồng y đức rằng nếu như bàn tay không đảm bảo được yêu cầu cho việc ghép thì sẽ ngay lập tức dừng lại".

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 12.

Nói về ca ghép chi thể cho anh Vương, GS. Hoàng tâm sự đó là công trình để đời của ông. Ca mổ này với ông cũng tương tự như ca mổ ghép 2 cánh tay đầu tiên trên thế giới tại Đức năm 2008 của GS.TSKH E. Biemer (Chủ tịch Hiệp hội vi phẫu Đức), người thầy của GS. Hoàng. 

Và cũng chính GS.TSKH E. Biemer đã nói với cậu học trò Hoàng năm nao rằng, trong 40 năm hoạt động ngoại khoa thì ca ghép 2 cánh tay là ca phẫu thuật lớn nhất, thách thức nhất và có ý nghĩa nhất đối với ông ấy lúc đó. 

"Nghe xong, tôi cũng mong sẽ làm được điều gì đó khi về Việt Nam. Và đến giờ, khi đã hoạt động ngoại khoa 33 năm, ca mổ cho Vương có lẽ là ca phẫu thuật để đời của tôi. Đằng sau ca phẫu thuật ghép chi thể là những câu chuyện rất xúc động và vì thế nó càng trở nên đáng nhớ hơn. Đây là giấc mơ tôi đã ấp ủ rất nhiều năm và cũng rất may mắn là đã thực hiện được".

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 13.

Cho đến nay ghép chi thể chỉ được thực hiện được ở các nước có nền khoa học tiên tiến như: Đức, Mỹ, Pháp, Trung Quốc… Tại các nước phát triển về y học ở Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan chưa có một trung tâm nào thực hiện ghép chi thể. Qua ca ghép chi thể được cho từ người sống này, Việt Nam đã trở thành một trong những nước tiến hành ghép chi thể và quan trọng hơn nữa là vị thế về khoa học kỹ thuật và trình độ của nước nhà sẽ được nhắc đến rất nhiều trên thế giới. 

Đặc biệt, khi công bố trường hợp ghép chi thể sống thành công thì sẽ có nhiều các trích dẫn và sau này ở các trích dẫn mặc nhiên phải thừa nhận về tiến bộ của y học Việt Nam.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 14.

Thấu hiểu nỗi đau khi mất đi một phần cơ thể, từng hy vọng mãnh liệt về việc được phẫu thuật nhưng rồi thất vọng tột cùng, anh Vương cho biết, nếu có cơ hội làm việc tốt cho bất kỳ ai, nhất định anh sẽ thực hiện mà không ngần ngại. Anh mong, những người bị mất chi thể cũng sẽ gặp được may mắn như anh để có thể trở lại với cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, theo anh, mong ước đó đang đối diện với vô vàn khó khăn, trong đó có việc nguồn cho chi thể lại vô cùng khan hiếm.

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 15.

Trăn trở của anh cũng là trăn trở của GS. Hoàng khi cơ hội thực hiện cấy ghép chi thể không phải lúc nào cũng có, dù đội ngũ bác sĩ chuẩn bị kỹ đến đâu mà nguồn hiến chi thể không có thì cũng không thể thực hiện được. 

"Nhiều gia đình đồng ý hiến thận, tim, gan… nhưng chi thể thì nhất quyết không đồng ý dù chúng tôi cố gắng thuyết phục. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi ở Việt Nam còn nhiều gia đình nặng về tâm linh, họ không vượt qua được cảm giác người thân sang thế giới bên kia mà bị thiếu mất một phần cơ thể" - GS. Hoàng trăn trở.

Cũng theo GS.Hoàng, dưới góc độ y học, đội ngũ y bác sĩ luôn mong muốn tìm được nguồn cho chi thể phù hợp để thực hiện cấy ghép, đem lại cuộc sống mới cho các bệnh nhân như anh Vương. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản về tâm lý trong xã hội khiến những người bệnh như anh Vương vuột đi những cơ hội vốn rất ít ỏi của mình. 

Sau thành công của ca ghép chi thể từ người sống này GS. Hoàng tin rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều bệnh nhân được ghép chi thể như bệnh nhân Vương.

Ca mổ này không chỉ có ý nghĩa với riêng GS. Hoàng mà còn có ý nghĩa với rất nhiều người, ông cho rằng: "Trong thực tế lâm sàng có nhiều trường hợp như vậy nhưng chúng ta chưa hề nghĩ tới và ngay cả trên thế giới cũng chưa ai áp dụng. Thực ra các vấn đề khó nhất là kỹ thuật, vấn đề nhiễm khuẩn, thải ghép… dù khó đến mấy thì các nhà khoa học, các y bác sỹ cũng tìm cách vượt qua được nhưng không có nguồn cho thì chịu. Ca ghép này mở ra nguồn cho rất mới, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới sẽ tận dụng và chớp thời cơ để mang lại niềm vui cho người bệnh".

Sau 4 tháng, anh Vương hồi phục rất tốt và được cho điều trị ngoại trú. Ngày được trở về nhà điều trị ngoại trú cũng là lúc chị Trang chuẩn bị sinh con thứ 2.  Sau 4 năm, anh Vương được trải nghiệm lại cảm giác bế con bằng đầy đủ cả hai bàn tay. Nhờ kiên trì tập tập, đến nay, anh đã có thể cầm nắm được những vật như cốc nước, bê bát cơm. Cử động tay chưa thuần thục nhưng là sự hồi phục nhanh chóng, ngoài mong đợi.

Ca mổ ghép tay của anh Vương đã đánh giá mốc son lịch sử cho ngành y Việt Nam khi là ca ghép chi thể sống đầu tiên trên thế. Đồng thời mở ra cơ hội cho hàng nghìn bệnh nhân không may mắn có thể quay trở lại với cuộc sống đời thường. 

Kỳ tích bác sĩ Việt: Chuyện chưa kể về ca ghép chi đầu tiên trên thế giới từ người cho còn sống - Ảnh 16.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top