Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khóc cười nghề làm bác sĩ cho… thú cưng

Thứ ba, 11:00 27/02/2018 | Y tế

GiadinhNet - Làm nghề bác sĩ thú y cũng luôn gặp phải những chuyện "dở khóc, dở cười". Nếu chữa khỏi cho thú cưng của khách thì được coi là lẽ đương nhiên, nhưng nếu chẳng may thú cưng không qua khỏi thì “trăm dâu đổ đầu bác sĩ”.


Mỗi con vật được cứu sống là một lần bác sĩ Huyền được nở nụ cười hạnh phúc với nghề.     Ảnh: K.O

Mỗi con vật được cứu sống là một lần bác sĩ Huyền được nở nụ cười hạnh phúc với nghề. Ảnh: K.O

Nghề buồn nhiều, vui ít

Ngày Thầy thuốc Việt Nam, với bác sĩ thú y, hoa và những lời chúc mừng có lẽ là thứ quá xa xỉ. Có chăng chỉ là những lời chúc mừng lẫn nhau của những người cùng nghề.

Đối với bác sĩ thú y Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc Bệnh viện Thú cảnh Hanvet, câu chuyện buồn ấy mãi rồi cũng thành quen. “Thời gian đầu cũng có chút tủi thân, có chút buồn khi mọi người nhìn cái nghề của mình là nghề lìu tìu, không có giá trị. Đôi khi người ta chỉ gọi mình bằng cái tên “ông thiến chó, bà chữa mèo” cũng chẳng được gọi bằng hai tiếng bác sĩ. Nhưng sống với nó lâu rồi cũng thành quen. Chỉ cần cứu được một chú chó, chú mèo qua cơn nguy kịch, khiến cho chủ nhân của họ vui là tôi thấy vui rồi”, bác sĩ Huyền cho hay.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hà Tây (cũ), nơi mà cuộc sống người dân luôn có những chú chó, chú mèo, đàn vịt, đàn gà làm bạn, từ nhỏ chị Huyền đã dành một thứ tình cảm đặc biệt cho những người bạn ấy. Nhưng cuộc sống khó khăn, ngày xưa mấy ai biết đi tiêm phòng, khám bệnh cho chó, cho mèo nên những chú chó cứ bệnh là chết.

Ngày nhỏ, chị Huyền cũng đã tự mày mò đi tìm mua thuốc, đắp lá chữa bệnh cho những chú chó, chú mèo của gia đình nhưng do không có kiến thức nên những chú chó ấy vẫn cứ chết. Vậy là ước mơ trở thành bác sĩ thú y chữa bệnh cho những con thú cưng lớn lên cùng cô bé tên Huyền từ ngày ấy.

Lớn lên, chị Huyền theo học tại Học viện Nông nghiệp rồi gắn bó với bệnh viện Hanvet từ những ngày đầu. Những năm đầu, bác sĩ Huyền được giao sản xuất thuốc thú y nhưng niềm mong ước được tận tay chữa trị cho những con thú vẫn không nguôi. Vậy là ban ngày đi làm, thời gian rảnh bác sĩ Huyền lại vác xe đi chữa bệnh cho thú nuôi.

Kể từ những ngày chữa trị cho những chú chó, chú mèo đầu tiên đến nay cũng đã được gần 20 năm bác sĩ Huyền gắn bó với nghề bác sĩ thú y. Chị bảo, làm nghề bác sĩ thú y vui thì ít mà tủi thì nhiều. “Với quan niệm "chó mèo chỉ cần chích 2 mũi là khỏe ngay", nhiều người ngại dẫn chó mèo đi chích ngừa tổng hợp đúng định kỳ, sợ tốn tiền, không xét nghiệm chuyên sâu cho thú mà chỉ thích chích thuốc, có khi còn tự mình chữa trị cho chúng. Vậy nên các chú chó mèo thường được mang đến bệnh viện khi trong tình trạng bệnh nặng. Và nếu bác sĩ không cứu được chúng thì ngay lập tức mọi tội lỗi đều đổ đầu bác sĩ” chị Huyền thổ lộ.

Thú cưng chết quy tội cho… bác sĩ


Bác sĩ Huyền luôn tâm niệm dù làm bất cứ nghề nào cũng cần có cái tâm.

Bác sĩ Huyền luôn tâm niệm dù làm bất cứ nghề nào cũng cần có cái tâm.

Trong cuộc đời làm bác sĩ thú y của chị Huyền cũng không ít lần bị “bắt vạ”. Chuyện là vào năm 2006, bác sĩ Huyền có nhận chữa cho một con báo bị ốm do virus. Chú báo này được các bác sĩ chẩn đoán tiên lượng xấu, có thể không qua khỏi. Các bác sĩ đã truyền thuốc giúp chú báo tăng sức đề kháng, chống chọi với virus.

Nhưng tình trạng của con báo ngày một yếu đi do sức đề kháng kém. Người chủ ngay lập tức đến gặp bác sĩ kèm theo một trận “tổng xỉ vả”. Anh chủ này còn không quên đe bác sĩ “Nếu con báo của tao mà bị liệt tao sẽ cho mày liệt luôn theo nó”. Vậy là suốt những tháng ngày sau, bác sĩ Huyền sống trong tâm trạng nơm lớp lo sợ.

Một lần khác, một con chó Bull Pháp đang chửa gần đến ngày đẻ được mang đến phòng khám của bác sĩ Huyền với triệu chứng kém ăn. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã truyền nước cho chú chó để tăng sức đề kháng. Ra khỏi phòng khám chú chó này vẫn hoàn toàn bình thường nhưng về đến nhà chú chó chết. Khách hàng đã quay trở lại phòng khám và bắt đền các bác sĩ.

“Điều mình cảm thấy buồn vì đây là bạn khách đã gắn bó với phòng khám suốt 7 năm qua, phòng khám đã nhiều lần chữa trị thành công cho các chú chó, chú mèo khác của bạn ấy nhưng ngay khi khi xảy ra sự việc bạn ấy quay ngoắt lại bắt đền bác sĩ, yêu cầu bồi thường bằng tiền. Nếu lỗi do mình làm cho con chó chết thì lương tâm mình cũng tự thấy cắn rứt và mình sẵn sàng bồi thường cho họ. Nhưng mình chưa biết được nguyên nhân chú chó ấy chết. Vì nếu là chết do shock thuốc thì chỉ 30 phút là đã có hiện tượng, nhưng đây con chó ra về vẫn khỏe mạnh. Điều mình buồn thứ 2 là khi bạn khách hàng đó chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội thì nhiều người cùng nhảy vào chửi những người bác sĩ thú y khi chưa biết được sự việc đó ra sao”.

Bác sĩ Huyền bảo, thỉnh thoảng ở phòng khám của chị, khi bác sĩ không chữa được cho thú cưng của khách là họ kéo cả nhà đến chửi đánh bác sĩ. “Làm người bác sĩ ai muốn chữa cho chó mèo bị chết nhưng có những trường hợp chúng tôi đã cố gắng hết sức vẫn không cứu được chúng. Những trường hợp như vậy, bác sĩ không nhận được sự thông cảm mà chỉ là những câu mắng, câu chửi của khách hàng”, giọng bác sĩ Huyền trùng xuống.

Cái nghề lắm tủi hổ nhưng với bác sĩ Huyền nó cũng có những niềm vui. Vui khi thấy những con vật sắp cận kề với cái chết được cứu sống, khỏe mạnh trở lại, vẫy đuôi vui mừng với bác sĩ. Vui khi nhìn thấy ánh mắt, nụ cười của những người chủ nhân khi thú cưng của họ khỏe mạnh. Bác sĩ Huyền bảo, làm nghề bác sĩ thú y vừa phải chữa bệnh cho động vật, vừa phải “chữa trị” cả tinh thần cho chủ nuôi.

Ngày ấy, khi vừa mới bước chân vào nghề chị đã gặp phải một ca khó. Một chú chó bị tai nạn thủng phổi, chủ nhân của nó lại là người rất yêu động vật. Hồi đó kinh nghiệm chưa nhiều, trước một ca khó chị Huyền cũng có chút run sợ nhưng trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp chị đành “làm liều”. Nhưng vừa chữa bệnh cho chó chị lại vừa phải “chữa bệnh tinh thần” cho người chủ khi thấy họ khóc, lo lắng cho con vật.

“Có những con vật sắp chết, mình cứu được nó cũng giống như mình cứu được một sinh linh. Con chó, con mèo cũng là một kiếp và biết đâu sau này mình cũng hóa thành một kiếp như vậy nên mình luôn cố gắng chữa trị cho mọi con vật”, bác sĩ Huyền tâm niệm.

Kim Oanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Top