Hà Nội
23°C / 22-25°C

Italy tăng thêm hơn 2.300 ca nhiễm COVID-19, thêm gần 200 người chết, tỷ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc và toàn cầu

GiadinhNet - Ngày thứ 3 sau lệnh phong toả toàn quốc, Italy ghi nhận con số mắc bệnh và tử vong tăng đột ngột. Tính đến 8h00 sáng nay 12/3, Italy có 2.313 người mắc, 196 người tử vong vì COVID-19.



Italy tăng thêm hơn 2.300 ca nhiễm COVID-19, thêm gần 200 người chết, tỷ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc và toàn cầu - Ảnh 1.


Dịch lan rộng ra 120 quốc gia và vùng lãnh thổ

Tính đến 8h00 sáng nay, ngày 12/3, dịch COVID-19 đã lan ra 120 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài lục địa Trung Quốc. Tổng số ca mắc trên toàn cầu là 126.139, có 4.627 ca tử vong. 

Trung Quốc tiếp tục ghi nhận thêm 18 ca mắc, nâng tổng số người mắc lên 80.796 và 11 người tử vong. Đây là một nỗ lực rất lớn của quốc gia được coi là có số người mắc cao nhất thế giới và là ổ dịch khiến COVID-19 lây ra toàn cầu.

Italy tăng thêm hơn 2.300 ca nhiễm COVID-19, thêm gần 200 người chết, tỷ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc và toàn cầu - Ảnh 3.

Kiểm tra nhiệt độ ở một siêu thị tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: AFP)

Hàn Quốc và Pháp tiếp tục có các ca mắc mới và người tử vong. Tuy tốc độ số người mắc có giảm hơn so với những ngày trước, song tính đến sáng nay, Hàn Quốc ghi nhận 7.755 (tăng 242) người mắc và 60 người tử vong. 

Tại Pháp, số người mắc đã tăng lên 2.281 người (tăng 497) và 48 người chết (tăng 15) vì COVID-19.

Đêm 11, rạng sáng 12/3, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết dịch COVID-19 đã đạt đến giai đoạn gọi là đại dịch.

"Việc gọi COVID-19 là đại dịch không làm thay đổi đánh giá của WHO về mối đe dọa do virus corona chủng mới gây ra. Nó không thay đổi những gì WHO đang làm và nó không thay đổi những gì các nước nên làm", người đứng đầu WHO nhấn mạnh.

"Do đó, chúng tôi đã đưa ra đánh giá rằng COVID có thể được gọi là một đại dịch", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố.

Italy số ca tử vong tăng hơn 30%

Đến sáng nay, 12/3, tổng số ca nhiễm tại Italy - quốc gia châu Âu bị virus corona tấn công mạnh nhất, đã tăng lên 12.462 so với 10.149 ca của ngày trước đó. 

Trong khi đó, số người chết vì COVID-19 trong ngày đã tăng thêm 196, nâng tổng số ca tử vong tại Italy lên 827. Tỷ lệ tử vong trên toàn Italy hiện ở mức hơn 6,6%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình toàn cầu, và thậm chí cao hơn nhiều so với Trung Quốc, nơi COVID-19 khởi phát.

Sự lây lan của virus corona đã buộc Italy phải phong tỏa toàn bộ đất nước, động thái cứng rắn chưa từng có trong lịch sử hiện đại của quốc gia này.

Italy tăng thêm hơn 2.300 ca nhiễm COVID-19, thêm gần 200 người chết, tỷ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc và toàn cầu - Ảnh 4.

Các nhân viên y tế ở Cremona, miền bắc Italy. (Ảnh: Getty)


Việc đi lại ở Italy rơi vào hỗn loạn ngày 10/3, nhưng không dừng hẳn, sau lệnh phong tỏa cả nước, việc di chuyển trên khắp đất nước chỉ được phép với lý do kinh doanh hoặc sức khỏe. Nhà chức trách Italy đã cấm tất cả sự kiện công cộng, đóng cửa trường học, khu vực công cộng, bao gồm bảo tàng, rạp chiếu phim, đình chỉ các hoạt động tôn giáo, gồm đám tang và đám cưới. Giờ giới nghiêm bắt đầu lúc 18h.

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khuyến cáo 60 triệu cư dân chỉ nên di chuyển với lý do sức khỏe hoặc công việc khẩn cấp nhất. Cảnh sát tiến hành kiểm tra thường xuyên trên đường cao tốc và xe lửa. Các sân bay vẫn mở, nhưng một số hãng hàng không đã hủy chuyến bay đến Italy.

"Tôi đã sống trong Thế chiến II, lúc đó tôi là một cô gái, nhưng tình huống này thực sự gây sốc cho tôi, vì tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này. Tôi lo lắng vì không biết khi nào điều này sẽ kết thúc. Bạn không được tự do làm bất cứ điều gì bạn muốn, bạn cảm thấy như một người ẩn dật", Filomena Gasparri, 82 tuổi, sống ở vùng núi Abruzzo, phía đông Rome, nói.

Iran - điểm nóng dịch bệnh của Trung Đông

Iran hôm nay (12/3) công bố thêm 63 ca tử vong vì virus corona, mức tăng cao nhất trong một ngày ở nước này, nâng tổng số người chết lên 354.

"Thật không may, trong 24 giờ qua, chúng tôi đã ghi nhận 63 trường hợp tử vong. Tổng số ca tử vong là 354", phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour nói trong cuộc họp báo tại Tehran.

Theo Bộ Y tế Iran, số ca nhiễm mới virus corona tại nước này là 958, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.000 người, có 2.959 bệnh nhân đã bình phục.

Nhà chức trách Iran cho biết có 5 thành viên thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo nước này, cùng một thành viên của lực lượng bán vũ trang Basij do Vệ binh Cách mạng hậu thuẫn, đã tử vong vì virus corona.

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 10/3 tuyên bố các bác sĩ và y tá tử vong trong cuộc chiến chống virus corona sẽ được công nhận là người "tử vì đạo".

Italy tăng thêm hơn 2.300 ca nhiễm COVID-19, thêm gần 200 người chết, tỷ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc và toàn cầu - Ảnh 5.

Số người nhiễm virus corona tại Iran đã tăng lên 9.000 ca. Ảnh: AP

Một số ý kiến lo ngại con số nhiễm bệnh thực tế tại Iran cao hơn nhiều so với số liệu được chính phủ công bố, trong bối cảnh Tehran gặp nhiều khó khăn trong xét nghiệm, quản lý và kiểm soát sự lây lan của virus. Số ca nhiễm tăng cao từng ngày tại Iran cho thấy cuộc chiến chống virus corona tại quốc gia này đang gặp nhiều khó khăn.

Tại các quốc gia Trung Đông khác, virus corona cũng đang tiếp tục lan rộng. Nhà chức trách Bahrain hôm 12/3 cho biết số người nhiễm COVID-19 tại nước này đã tăng 70% lên 195 ca. Trong đó, một nửa số ca nhiễm virus là những người được Bahrain di tản từ Iran.

Trong khi đó, Saudi Arabia đã cấm các chuyến bay đến và đi từ 14 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVD-19. Trước đó, Saudi Arabia đã dừng các chuyến hành hương tới thánh địa Mecca và Medina, hủy bỏ các chuyến bay với Trung Quốc và Iran, đồng thời phong tỏa tỉnh Qatif tại miền Đông.

Tại Israel, nhà chức trách yêu cầu người trở về từ nước ngoài tự cách ly 2 tuần. Tới thời điểm hiện tại, Israel đã ghi nhận 97 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Châu Âu - siết mạnh các biện pháp phòng ngừa

Thủ tướng Angela Merkel hôm 11/3 cho biết biết hiện nay Đức, cũng như các quốc gia khác, chưa tìm ra phương thuốc hữu hiệu để cứu chữa cho bệnh nhân của COVID-19. Vì vậy, ưu tiên của nước này hiện nay là làm chậm sự lây lan của virus.

Bà Merkel kêu gọi người dân Đức thấu hiểu với các biện pháp mà Berlin đã áp dụng, như cấm người dân tham dự hoạt động đông người, như các trận đấu bóng đá, nhằm "giúp bảo đảm người già, người không khỏe mạnh" không bị nhiễm virus corona.

"Một khi virus xâm nhập vào Đức, và chúng ta không có miễn dịch cộng đồng, cũng không có vaccine hay thuốc điều trị, các nhà khoa học tin rằng 60-70% người dân sẽ nhiễm bệnh", Thủ tướng Merkel nói.

Đức cũng bắt đầu áp dụng quy trình kiểm duyệt đối với các đơn hàng xuất khẩu thiết bị y tế, trong bối cảnh nhu cầu nội địa tăng cao vì sự bùng phát của virus corona. Tới ngày hôm nay 12/3, Đức đã ghi nhận 1.966, tăng 401 người nhiễm chủng mới virus corona so với ngày hôm qua, trong đó có 3 ca tử vong.

Tại Anh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nadine Dorries đã trở thành quan chức cấp cao đầu tiên dương tính với virus corona. Bà Dorries bắt đầu có các triệu chứng từ hôm 5/3, ngày bà tham dự một sự kiện tại số 10 phố Downing do Thủ tướng Boris Johnson chủ trì.

Italy tăng thêm hơn 2.300 ca nhiễm COVID-19, thêm gần 200 người chết, tỷ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc và toàn cầu - Ảnh 7.

Áo và Hungary đã cấm người nhập cảnh từ Italy. (Ảnh: AP)

Tại Tây Ban Nha, chính phủ đã cấm tất cả hoạt động có trên 1.000 người tham dự tại hầu hết các khu vực chịu ảnh hưởng của virus corona. Các trận đấu của giải bóng đá hạng cao nhất đất nước là La Liga sẽ diễn ra mà không có khán giả tham dự.

Thủ đô Madrid cũng đã đóng cửa tất cả trường học trong 2 tuần, kể từ ngày 11/3, ảnh hưởng tới khoảng 1,5 triệu học sinh, sinh viên. Lệnh đóng cửa các trường học sẽ kéo dài trong 14 ngày.

Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa cho biết nước này đang cố gắng "tránh lặp lại kịch bản của Italy" và khẳng định sẽ áp dụng các biện pháp bổ sung "nếu thấy cần thiết".

Trong khi đó, chính phủ Hungary, một thành viên của EU, hôm 11/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với người đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran và Italy. Một thành viên khác của EU là Áo cũng áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách từ Italy.

Dù vẫn mở cửa biên giới với người từ Italy, Bộ trưởng Y tế Slovenia cho biết sẽ tiến hành kiểm tra y tế tại biên giới để bảo đảm ngăn chặn virus lây lan. Slovenia đã ghi nhận 57 ca nhiễm virus corona.

Minh Trang (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 7 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Top