Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hơn 50 ngày “chiến đấu” giành sự sống

Thứ tư, 11:08 19/08/2015 | Y tế

GiadinhNet - Sau hơn 50 ngày đêm kiên trì cấp cứu bằng phương pháp mới, các bác sĩ Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) đã cứu sống bệnh nhi Đồng Quốc Việt (8 tháng tuổi, ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định) bị viêm màng não mủ biến chứng nặng, nhập viện rất muộn. Đây được coi là bước tiến mới trong điều trị viêm màng não mủ, khi bé Việt đã bình phục và không để lại bất kỳ di chứng nào của bệnh.

Cháu Đồng Quốc Việt được BS Phạm Văn Hưng khám trước khi xuất viện vào ngày 18/8.  	Ảnh: Võ Thu

Cháu Đồng Quốc Việt được BS Phạm Văn Hưng khám trước khi xuất viện vào ngày 18/8. Ảnh: Võ Thu

 

Gia đình đã từng chỉ biết khóc tuyệt vọng

Ngày 18/8, khi chúng tôi cùng BS Phạm Văn Hưng – người trực tiếp theo dõi và điều trị cho bệnh nhi Đồng Quốc Việt – thăm cháu tại phòng bệnh Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), cả gia đình chị Phạm Thị Thắm (24 tuổi, mẹ bé Việt) đang chuẩn bị sắp xếp đồ đạc để ra viện. “Hơn 50 ngày cùng con “chiến đấu” thành công với bệnh tật ở viện, gia đình ai cũng mong ngóng, sốt ruột được về quê lắm rồi ạ!”, người mẹ trẻ hồ hởi nói.

Đưa mắt nhìn cậu con trai đầu lòng giờ có thể vui đùa, chị Thắm không ngớt lời cảm ơn các bác sĩ. Theo chị Thắm, trước khi đi viện, bé Việt có triệu chứng ho, sốt 3 ngày, có khi lên tới 39 - 40,50C, sau đó bị tiêu chảy (5-6 lần/ngày), nôn nhiều lần, quấy khóc nên gia đình đưa đến Bệnh viện huyện Hải Hậu (Nam Định). Tuy nhiên, sau 6 ngày điều trị bằng kháng sinh, bệnh tình của cháu vẫn không thuyên giảm, gia đình chuyển thẳng lên Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, bé được làm các xét nghiệm và phát hiện ra đúng bệnh. Tuy nhiên, do nhập viện quá muộn, tình trạng của bé rất nguy kịch.

“Thấy con nhiều lần hôn mê, các bác sĩ cũng cho biết tiên lượng xấu nên gia đình đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất…”, chị Thắm chia sẻ. Kế bên chị Thắm, bác Phạm Văn Hanh – ông ngoại của bé Việt kể: “Các bác sĩ chẩn đoán trúng bệnh khi cháu đã bước sang tuần thứ 2 điều trị tại viện, lúc này tình hình nguy kịch lắm rồi. Cứ đặt xuống giường là cháu nằm im, ánh mắt lờ đờ không còn biểu hiện linh hoạt, trông rất thảm hại. Tôi và mẹ cháu chỉ biết đứng khóc mà thôi…”.

BS Phạm Văn Hưng – người trực tiếp theo dõi, điều trị cho ca bệnh này từ những ngày đầu tiên chia sẻ: Khi điều trị ở tuyến huyện, trẻ được chẩn đoán viêm phổi và được điều trị kháng sinh, corticosteroid và các thuốc khác. Khi nhập viện tại Khoa Nhi, bệnh nhân đã trong tình trạng sốt cao liên tục đến ngày thứ 9, ho có đờm, tiêu chảy, xuất hiện hội chứng thiếu máu, nhiễm khuẩn huyết. Theo dõi nhiều ngày liên tục, bệnh cảnh của trẻ ngày càng mệt mỏi, tình trạng khó thở không tương ứng với chẩn đoán bệnh. “Chúng tôi đã nghĩ ngay đến viêm màng não và tiến hành chọc dịch não tủy, thấy protein trong dịch não tủy của trẻ tăng cao (4,3 so với tiêu chuẩn bình thường là 0,4)”, BS Hưng kể lại.

Bệnh nguy hiểm, di chứng nặng nếu phát hiện muộn

Phân tích cụ thể hơn, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Bạch Mai cho hay, chẩn đoán viêm màng não mủ ở dưới 1 tuổi có những dấu hiệu lâm sàng khác với trẻ lớn và người lớn, và việc chẩn đoán rất khó. Theo y văn thế giới, viêm màng não mủ nếu phát hiện trong 3 ngày đầu thì việc điều trị rất đơn giản; Phát hiện trong thời gian từ 3 - 7 ngày thì nguy cơ cao để lại di chứng; Phát hiện muộn hơn thì chắc chắn sẽ có di chứng. Riêng trường hợp bé Việt, do gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai khi đã phát bệnh 9 ngày, theo lý thuyết, chắc chắn sẽ để lại di chứng. Vì thế, điều trăn trở của các bác sĩ là làm sao để tập trung vừa cứu sống bé, vừa nỗ lực không để lại di chứng. Các bác sĩ đã dùng kháng sinh rất tốt, liều cao gấp đôi bình thường và kéo dài liên tục, đồng thời bơm tĩnh mạch kéo dài 3 giờ/lần; Đặt sonde dạ dày để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế nôn; Truyền dịch đầy đủ, điều chỉnh điện giải và thăng bằng kiềm toan. “Cũng có thời điểm bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, nguy kịch, tưởng chừng không qua khỏi, chúng tôi phải nỗ lực cấp cứu, bệnh nhân mới tỉnh lại”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhớ lại. Nếu bình thường, một ca viêm màng não chẩn đoán sớm điều trị bằng kháng sinh chỉ mất 2-3 tuần thì với trường hợp phát hiện, nhập viện muộn, tiên lượng xấu, dịch não tủy thay đổi nhiều, có tổn thương màng não hiển thị ngay trên phim chụp như bé Việt thì 7 tuần và không để lại di chứng đã là một kỳ tích.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, hiện hầu như ngày nào Khoa Nhi cũng tiếp nhận bệnh nhân mắc viêm màng não. “Trong điều trị viêm màng não mủ, khó nhất hiện nay là tình trạng dùng kháng sinh tràn lan. Nhiều người có thói quen thấy con ho, sốt đã cho uống ngay kháng sinh khiến những dấu hiệu của viêm màng não mất đi gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

BS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, gần đây đã xuất hiện một số bệnh nhi bị viêm màng não mủ có triệu chứng ngược với bình thường khiến nhiều bệnh viện gặp khó khăn khi chẩn đoán. Trong khi đó, chỉ sau một, hai ngày phát bệnh, bệnh nhân đã có thể chuyển nặng, khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, thành công của các bác sĩ Khoa Nhi sẽ là cơ sở để các đồng nghiệp khác học hỏi, giúp có những chẩn đoán chính xác. BS Hùng cho biết, chi phí của bệnh nhi Đồng Quốc Việt khoảng 60 – 70 triệu đồng và phần lớn sẽ được BHYT chi trả.

 

 

 

Cảnh báo tình trạng “ép con uống tạm kháng sinh”

Trả lời câu hỏi của PV về tình trạng “tự xử kháng sinh” cho con của không ít phụ huynh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, dù chưa có thống kê chính thức, nhưng 80- 90% bệnh nhi đến với Bệnh viện Bạch Mai đã tự uống kháng sinh trước.

Nhiều gia đình có thói quen, cứ thấy con ho, sốt là uống kháng sinh từ nhiều nguồn (tự cho uống bằng cách lấy từ đơn thuốc trước, bằng kinh nghiệm của mình, hỏi người quen hoặc ra hiệu thuốc), thậm chí còn ép uống tạm kháng sinh do chưa cho con đi khám được. Điều này cho thấy, phụ huynh rất coi thường triệu chứng bệnh và kháng sinh. Ngoài ra, không ít trường hợp chỉ khi nào không chịu được nữa mới đưa con đi viện, đó là sai lầm nghiêm trọng.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 23 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top