Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội nghị sơ kết 3 năm và kế hoạch 2 năm của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020: Cần tăng cường nguồn lực ở cả Trung ương và địa phương

Thứ bảy, 07:00 13/04/2019 | Y tế

GiadinhNet - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới. Đây được xem là bản lề để công tác hoạch định chính sách của ngành Y tế có những bước phát triển mới.


Tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Ảnh: TL

Tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Ảnh: TL

Bản lề trong hoạch định chính sách

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, sau 3 năm (2016-2018) tiếp tục triển khai Chương trình, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Với mạng lưới y tế nước ta được phát triển rộng khắp, các bệnh, dịch mới nổi được kiểm soát, không có dịch lớn xảy ra; tiếp tục giảm số mắc, số chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm; bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân đã giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 15,3% năm 2013 và giảm xuống còn 13% năm 2018; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi đã giảm từ 29,3% năm 2010 xuống còn 25,9% năm 2013 và 23,3% năm 2018…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao những nỗ lực của các Vụ, Cục, Tổng cục, Viện và Bệnh viện Trung ương đã làm tốt công tác quản lý nhà nước đồng thời là đơn vị đầu mối triển khai Dự án, hoạt động thành phần tại Trung ương. Bộ trưởng cũng ghi nhận những đóng góp to lớn của Ban Quản lý chương trình tại các địa phương giúp UBND tỉnh, thành phố trong việc lập kế hoạch, lồng ghép và tổ chức điều hành thực hiện các chương trình trên địa bàn đạt kết quả tốt.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, bên cạnh những thành tựu, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức mới về sức khỏe của người dân trong quá trình phát triển như: những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu... đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đó là ô nhiễm môi trường sống, các yếu tố về hành vi lối sống... đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh mãn tính về đường hô hấp.

Những căn bệnh này là những “sát thủ” hàng đầu, đang chiếm 73% số ca tử vong hằng năm. Tỷ lệ quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng còn thấp. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn còn ở mức cao; An toàn thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc cần phải tập trung giải quyết, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học khó kiểm soát, các vi phạm về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm còn diễn ra phổ biến trong khi chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe.

Cần tăng cường nguồn lực cho các hoạt động của Chương trình

Công tác Y tế - Dân số đang gặp những khó khăn thách thức như nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ còn cao ở một số nhóm dân cư yếu thế gồm vị thành niên và thanh niên chưa lập gia đình, người di cư, người có HIV, người tàn tật, người hành nghề mãi dâm, người đồng tính.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao, tỷ suất sinh vẫn còn nguy cơ tăng ở một số vùng. Sự khác biệt giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư về các chỉ số sức khỏe sinh sản còn lớn và có xu hướng gia tăng.

Tỷ số tử vong mẹ, tử vong trẻ em ở một số khu vực miền núi cao gấp 3-4 lần so với khu vực đồng bằng, đô thị và gấp gần 2 lần so với mức trung bình toàn quốc. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn cao ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước và trong sinh bảo đảm chất lượng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn vẫn còn hạn chế…

Một vấn đề được nhấn mạnh tại Hội nghị là việc phân bổ kinh phí cho nhiệm vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm chưa hợp lý, chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu thực tế. Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bảo đảm chất lượng cho người dân ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn vẫn còn hạn chế… Ngoài ra, nguồn lực để thực hiện Chương trình này chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước vì Quỹ bảo hiểm chỉ có khả năng chi trả cho khám, điều trị khi đã mắc bệnh và chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm tới các hoạt động này, đặc biệt là chưa bố trí kinh phí địa phương thực hiện Chương trình.

Trong kế hoạch 2 năm (2019 – 2020) tiếp theo, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả và đạt được những mục tiêu của Chương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ – BYT ngày 31/7/2017. Lồng ghép với các chương trình sức khỏe và đề án tăng cường y tế cơ sở. Các nhóm hoạt động chính là các hoạt động chuyên môn theo chương trình Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh; Tăng cường lồng ghép các hoạt động tập huấn, đào tạo, kiểm tra giám sát chuyên môn; Hoạt động truyền thông tăng cường các thông điệp nhằm giảm các nguy cơ, rèn luyện nâng cao thể lực, nâng cao ý thức tự quản lý sức khỏe, phát hiện sớm và quản lý các bệnh lý mãn tính; Đánh giá các chỉ tiêu có khả năng đạt được đến năm 2020 theo Quyết định số 1125/QĐ – TTg.

Việc tổ chức thực hiện sẽ được giao cho các đơn vị đầu mối thực hiện các nhóm dự án cho Cục Y tế Dự phòng, Cục An toàn thực phẩm, Tổng cục Dân số, Vụ Kế hoạch tài chính… nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động có trong Chương trình. Tái cấu trúc phân bổ kinh phí sẽ được phân bổ cho Trung ương theo hướng ưu tiên phòng, chống và tăng cường quản lý sức khỏe, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng dân cư.

Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số 2016-2018 đã chú trọng phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, y tế học đường; hoàn thiện Hướng dẫn và triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng ở mức dưới 0,3% và giảm số người nhiễm mới; tiếp tục mở rộng các cơ sở cấp phát thuốc tại cộng đồng... Tuổi thọ người dân được nâng cao. Việt Nam đã sản xuất thành công vaccine sởi, vaccine phối hợp sởi - rubella đạt tiêu chuẩn GMP, là quốc gia thứ 11 loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết...

Trên cơ sở đánh giá thực tế khi triển khai Chương trình và nhằm hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn còn lại (2019-2020), lãnh đạo Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh Quyết định số 1125/QĐ-TTg điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bộ Y tế kiến nghị, Quốc hội cho phép điều chỉnh Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Phòng, chống tác hại rượu bia theo hướng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe nhân dân, tăng chi cho Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 26/2018/TT-BTC theo hướng cho phép địa phương sử dụng kinh phí Trung ương hỗ trợ để chi cho các hoạt động thuộc Chương trình (bao gồm các hoạt động hiện nay đang quy định do ngân sách địa phương đảm bảo).

Đối với dự toán kinh phí dự phòng tiết kiệm 10% của Chương trình (Bộ Tài chính chưa giao), Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính giao lại cho Bộ Y tế để triển khai Chương trình (giao cho dự án Tiêm chủng mở rộng do thiếu kinh phí mua vaccine và giá vaccine tăng, giao bổ sung kinh phí mua thuốc phòng chống lao năm 2019-2020).

UBND các tỉnh, thành phố bố trí cân đối đủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, phù hợp với chủ trương cơ cấu lại nguồn ngân sách nhà nước lĩnh vực y tế, bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địa phương quy định tại khoản 7 Điều 1 của Quyết định số 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dự kiến, trong kế hoạch tiếp tục thực hiện Chương trình vào các năm 2019-2020, sẽ tái cấu trúc phân bổ kinh phí Trung ương theo hướng ưu tiên phòng, chống và tăng cường quản lý sức khỏe, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng dân cư.

Ngân sách địa phương sẽ được tăng cường sử dụng cho các hoạt động của Chương trình và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu tại địa phương. Tập trung các nguồn lực, đẩy mạnh lồng ghép, kết hợp Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số với một số chương trình, đề án khác.

Minh Trang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top