Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hết nồm, nắng lên trẻ lại ùn ùn nhập viện

Thứ sáu, 09:49 20/03/2015 | Y tế

GiadinhNet - Miền Bắc vừa trải qua một đợt nồm ẩm rất khó chịu. Tuy nhiên, mấy ngày qua nắng lên, thời tiết thay đổi đột ngột lại khiến nhiều người (nhất là người già và trẻ em) đổ bệnh.

 

Phần lớn bệnh nhi được đưa đến bệnh viện mấy ngày qua  đều mắc các bệnh phổ biến như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản.  	Ảnh: Hoài Nam
Phần lớn bệnh nhi được đưa đến bệnh viện mấy ngày qua đều mắc các bệnh phổ biến như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản. Ảnh: Hoài Nam

 

Đổ bệnh vì thời tiết thất thường

Mới gần 7h sáng (ngày 19/3), Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) đã đông nghịt người. Mỗi đứa trẻ vào viện kéo theo 1-2 người lớn đi kèm nên không khí càng trở nên ngột ngạt.

Vợ chồng Lê Thị Yên ( ở Bình Lục – Hà Nam) đưa cậu con trai mới 3 tuổi lên  Bệnh viện Nhi Trung ương để khám. Chị cho biết, cháu mới sốt hai hôm nay, dù bé chạy nhảy nhanh nhẹn, nhưng vẫn cho lên tuyến trên. Xung quanh con trai chị Yên rất nhiều trẻ, trán dán miếng hạ sốt, mặt đeo khẩu trang, mệt mỏi nằm trên vai người lớn. Hơn 70 phòng khám chật kín người.

Chị Lê Thanh Hiền (ở Cầu Giấy - Hà Nội) đưa con gái 10 tháng tuổi đi khám cho biết, vì trời nồm quá nên gia đình thường xuyên bật điều hòa. Mấy hôm nay, thời tiết thay đổi đột ngột, mọi sinh hoạt trong gia đình chị trở nên khó khăn. Sáng nay khi tỉnh dậy, sờ vào trán con gái thấy nóng hầm hập, bé ho, sốt cao 390C, chị vội vàng đưa con tới đây. Đợt vừa qua, bé không được tiêm phòng đúng lịch nên chị càng lo hơn!

BS Trương Thúy Vinh – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Mưa xuống, nắng lên, thời tiết thất thường càng  khiến nhiều trẻ bị bệnh về hô hấp. Mấy hôm nay, các phòng khám hầu như đều quá tải. Nhiều người bệnh nhẹ, ở tỉnh xa nhưng vẫn cố lên tuyến trên, bệnh viện đã đông lại càng chen chúc hơn.  Hiện trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng gần 3.000 bệnh nhân. Khu khám bệnh đã được mở thêm lên đến 71 phòng để đáp ứng nhu cầu khám các chuyên khoa khác nhau.

Không chỉ Bệnh viện Nhi Trung ương mà Khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai, Xanh Pôn cũng trong tình trạng quá tải. Phần lớn bệnh nhi được đưa đến đây đều mắc các bệnh phổ biến như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản…PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, những ngày qua, số bệnh nhi tới đây khám tăng 15% so với ngày thường.

Cần tiêm phòng đúng lịch, có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo: Phòng tránh bệnh được xem là biện pháp tốt nhất để trẻ không mắc các chứng viêm hô hấp trên và viêm phế quản. Trong thời tiết này, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, cần cho trẻ ăn mặc phù hợp. Khi ngủ, không để trẻ bị lạnh, tránh mồ hôi thấm ngược.

TS.BS Lê Thị Hồng Hanh (Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Viêm đường hô hấp là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virus, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng như: Ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, hoặc khàn tiếng. Bé có thể sốt nhẹ. Đối với chứng cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, bệnh sẽ lui dần và khỏi trong vòng 5-7 ngày.

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng kém, bị bội nhiễm viêm đường hô hấp dưới gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi (đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi). Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây chứng suy thở, sốt cao, co giật hoặc nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong. Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ cần chú ý theo dõi để đưa bé đến bệnh viện kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà. “Để phòng bệnh trong thời tiết này, cần hạn chế cho bé tiếp xúc với người đang sốt phát ban, viêm đường hô hấp; tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất; trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch...”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo.

 

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện

- Bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.

- Sốt cao liên tục 390C không hạ sau khi đã cho trẻ uống hạ sốt.

- Bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.

- Thở nhanh hơn ngày thường, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.

Cách phòng chống nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ:

- Đảm bảo cho trẻ có sức đề kháng tốt bằng cách ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng.

- Chế độ ăn phù hợp theo lứa tuổi.

- Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

- Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.

- Giữ vệ sinh tốt cho trẻ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

- Vệ sinh ngôi nhà thông thoáng, sạch sẽ.

- Hạn chế đưa con đến nơi đông người.

 

Thiện Ân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 45 phút trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top