eMagazine

Ngày 23/1/2021, tròn một năm kể từ khi Việt Nam chính thức thông tin về hai ca bệnh COVID-19 đầu tiên là hai bố con người Vũ Hán (Trung Quốc) - nơi được cho là ổ dịch COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Tròn 1 năm chống đại dịch kinh hoàng nhất thế giới, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia khống chế COVID-19 thành công nhất trong năm 2020.

Tính đến sáng 23/1/2021, Việt Nam ghi nhận 1.548 ca bệnh, 1.411 người đã bình phục, 35 người tử vong đều là những người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền rất nặng. Việt Nam là nước có tỷ lệ số ca/1 triệu dân thuộc loại thấp nhất thế giới.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 1.

Chia sẻ về quá trình chống dịch COVID-19 tại nước ta, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay ngành y tế Việt Nam luôn trong tâm thế là nước nhiệt đới, phải đối phó dịch. Do đó, với tất cả tình trạng dịch bệnh, nước ta đều xây dựng y tế dự phòng, hệ thống cảnh báo, theo dõi về tình hình nhiễm các bệnh lý thông qua sự phối hợp với các tổ chức y tế trên thế giới.

Giữa tháng 12/2019, khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đang phụ trách, điều hành công tác Y tế, Bộ Y tế đã tiếp nhận thông tin về ca bệnh ở Vũ Hán (Trung Quốc). Nhận thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nước bạn ban đầu công bố bệnh không có khả năng lây lan, nhưng theo thông tin khẳng định của WHO thì virus này lại có khả năng lây lan. Dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế đã kích hoạt hệ thống y tế trong công tác theo dõi tình hình dịch bệnh và xây dựng biện pháp phòng chống, đồng thời xây dựng biện pháp ngăn chặn, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận điều trị bệnh nhân.

Đến ngày 16/1, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn điều trị COVID-19. Một tuần sau, ngày 23/1, tiếp nhận bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). "Chúng ta chủ động điều trị dù lúc đó, bản chất virus, đường lây lan và biện pháp điều trị còn nghèo nàn" – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Nhiều lần khẳng định Việt Nam "không có thông tin gì thêm ngoài những thông tin chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới và cơ quan y tế của các nước", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay có nhiều người đặt ra câu hỏi "Việt Nam nhận được thông tin sớm về bệnh COVID-19" nhưng sự thật là "chúng ta rất chủ động".

Cuối tháng 11/2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được giao phụ trách toàn diện Bộ Y tế, lúc đó, vị trí Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đang "khuyết". "Tôi cũng đã theo dõi chống dịch nhiều năm và hiểu nhiều khi "nuôi quân ba năm hoặc nhiều năm hơn nhưng chỉ dùng một giờ". Tôi rất lo", Phó Thủ tướng nói.

Đầu tháng 12/2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc họp giao ban Bộ Y tế đầu tiên và yêu cầu lập đội chuyên gia giúp Bộ trưởng chống dịch. Ông dành thời gian hỏi mọi người nghỉ hưu và người trực tiếp chống dịch SARS để học hỏi kinh nghiệm. Nhờ đó, đến khi có dịch, ông nói "đã bớt sự bất ngờ, bớt bỡ ngỡ đi nhiều".

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 2.

Đầu tháng 1/2020, Trung Quốc và WHO chính thức thông báo về virus nCoV. Việt Nam đã chủ động bàn bạc các phương án chống dịch. Đến 13/1, quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc có ca nhiễm là Thái Lan, sau đó đến Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 20/1. "Tôi nghĩ 3 nước đó mà có thì chắc chắn Việt Nam hoặc đang có hoặc sẽ có ca bệnh", Phó Thủ tướng nhớ lại.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm trưởng đoàn đi kiểm tra bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, sáng 22/1/2020

Ngày 21/1 (ngày 27 Tết), Bộ Y tế có cuộc họp đầu tiên về phòng, chống dịch COVID-19. Sáng 22/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm trưởng đoàn đi kiểm tra bệnh viện là "khâu cuối cùng". 16h ngày 23/1, Phó Thủ tướng nhận tin báo về 2 ca (là hai bố con người Vũ Hán) đang trong Bệnh viện Chợ Rẫy, mẫu xét nghiệm thực hiện tại Viện Pasteur TP HCM. Kết quả có thể được trả sau đó 2 giờ đồng hồ, nghĩa là khoảng 18h.

Việt Nam lúc đó chưa có "mồi chuẩn" xét nghiệm COVID-19. Sau khi tham khảo ý kiến tư vấn, nhiều người cho rằng Việt Nam chưa công bố được bởi "nguyên tắc" lúc đó, hoặc phải đợi "mồi mẫu" gửi từ nước ngoài về Việt Nam để xét nghiệm (mất khoảng vài ngày hoặc một tuần), hoặc gửi mẫu đó ra nước ngoài để đợi họ khẳng định.

"Thời điểm đó sát Tết, tôi phản xạ nhanh trong đầu rằng nếu không may có ca dương tính mà để trong cả dịp Tết sẽ rất nguy hiểm" - Phó Thủ tướng nhớ lại. Ông bàn bạc với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - người vừa về tới Việt Nam sau chuyến công tác nước ngoài - đi kiểm tra Bệnh viện Chợ Rẫy ngay, cân nhắc và mời các nhà báo đi theo nếu có ca dương tính sẽ công bố.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 4.

Đúng 18 giờ ngày 23/1 (29 Tết Canh Tý 2020), Việt Nam công bố ca mắc đầu tiên. "Đây là quyết định đầu tiên công bố đầy khó khăn nhưng hoàn toàn đúng đắn" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn là người công bố ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam. Một năm sau lần công bố đó, ông vẫn nói đó là "Quyết định rất khó khăn, gần như là khó khăn lớn nhất cuộc đời tôi suốt cuộc đời làm y tế". Bởi khi chúng ta công bố có ca bệnh, tất cả biện pháp y tế dự phòng, giám sát dịch phải kích hoạt, đặc biệt đời sống sinh hoạt của người dân khi cận Tết rất ảnh hưởng.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 5.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tới Bệnh viện Chợ Rẫy ngay sau chuyến đi công tác nước ngoài, để kiểm tra hai trường hợp đang xét nghiệm nCov, ngày 23/1/2020 (4h chiều 29 Tết Canh Tý). 2h sau đó ông công bố hai ca này dương tính.

Sau khi công tác nước ngoài về, chiều 23/1, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận được điện thoại của Phó Thủ tướng về việc vào xem hai ca đó như thế nào thì tôi vào luôn cùng anh em bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy. "Đúng là tình trạng nhiễm virus rồi. Lúc đó, người bố thì đã bắt đầu nặng lên, phải thở không xâm lấn, hỗ trợ hô hấp. Sau khi thăm bệnh nhân xong, tôi gọi điện cho lãnh đạo Viện Pasteur TP HCM, cho kết quả bệnh nhân đã dương tính lần 2" - Thứ trưởng nhớ lại.

Quy trình lúc đó, phải gửi mẫu ra nước ngoài, xác định lại bởi phòng lab được WHO công nhận, rồi mới công bố. Còn trong nước, lúc đó giao cho một bộ phận là Cục Y tế dự phòng có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ để công bố.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 6.

"Tuy nhiên, thời điểm đó nhạy cảm, tôi xin ý kiến và nhận sự đồng thuận của Phó Thủ tướng và tôi đã công bố hai ca dương tính đầu tiên" - Thứ trưởng nhớ lại. Ngay sau khi công bố, chúng ta kích hoạt hệ thống phòng dịch. Sau đó một thời gian ngắn, Việt Nam phát hiện trường hợp tiếp viên khách sạn ở Khánh Hoà tiếp xúc bệnh nhân COVID-19 đã nhận kết quả dương tính.

"Đó là quyết định khó khăn, nhưng chúng tôi không hối hận với quyết định công bố đó" - Thứ trưởng khẳng định.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 7.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ thêm, chiều tối 29 Tết Việt Nam công bố 2 ca đầu tiên, ngày 30 Tết, Bộ Y tế tiếp tục họp với sự tham gia của WHO.

Tại cuộc họp đó vẫn có ý kiến cho rằng việc Việt Nam công bố như vậy là "chưa đúng". Nhưng lãnh đạo Bộ Y tế kiên trì thuyết phục và đưa ra ngay các biện pháp kiểm soát người qua biên giới, đặc biệt là biện pháp bắt buộc khai báo y tế với những người đến từ Trung Quốc. Dù WHO lúc đó họ không khuyến khích đi lại và giao thương, chưa có nước nào khai báo y tế bắt buộc. Tuy nhiên, Việt Nam – quốc gia có đường biên giới dài và trình độ phát triển còn hạn chế hơn các nước bạn - nên Việt Nam lựa chọn biện pháp chống dịch sớm hơn một bước, cao hơn một mức, điều này cũng góp phần cùng với các nước bạn và thế giới chống dịch.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 8.

Hai bệnh nhân nhiễm chủng mới của virus corona đầu tiên phát hiện ở Việt Nam đã được điều trị khỏi, tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chiến lược "đi trước một bước, cao hơn một mức" vẫn được kiên trì cho đến sau này trong suốt quá trình chống dịch ở Việt Nam.

Võ Thu

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Top