Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình tìm sự sống của em bé 1kg

Thứ tư, 16:16 31/07/2013 | Y tế

Chào đời ngày 28/6/2013, bé trai con đầu lòng của chị N.T.G., 34 tuổi, nặng vỏn vẹn 1kg vì đó là một ca sanh non 28 tuần và là ca thai suy do mẹ có vấn đề sức khoẻ.

Hành trình tìm sự sống của em bé 1kg 1
Bé trai của chị G. tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Thanh Hảo

Ca mổ nhẹ ký nhất

Nằm tại bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) hai ngày, bụng bé bắt đầu trướng dần. Đặt ống thông dạ dày cho bé, bác sĩ phát hiện được dịch màu vàng, còn chụp phim X-quang, bác sĩ thấy hơi trong bụng. Với bằng ấy thông tin, bác sĩ nghĩ ngay đến một ca thủng tạng rỗng và chuyển ngay sang bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 1/7/2013.

Đến Nhi Đồng 1 lúc 17 giờ 30 trong tình trạng thở oxy, bé được hội chẩn ngoại khoa và nhiều bác sĩ hướng về nguyên nhân vỡ dạ dày. Phương án mổ được đặt lên hàng đầu để cứu bé, thế nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy bé còn bị thêm chứng… rối loạn đông máu!

ThS.BS Cam Ngọc Phượng – trưởng khoa hồi sức sơ sinh, một trong những người tham gia điều trị nói: “Đây thật sự là một ca “báo động đỏ” vì chúng tôi vừa truyền huyết tương và tiểu cầu cho bé, vừa chuẩn bị phòng mổ để giải quyết nhanh nhất”. Ca mổ bắt đầu lúc 23 giờ 50 phút, với bao nhiêu ngần ngại của êkíp phẫu thuật vì trước nay họ chưa gặp trường hợp thủng tạng rỗng nào nhẹ ký như thế và họ cũng tự hỏi liệu bé có chịu nổi cuộc gây mê hay không. Nhưng cuối cùng họ vẫn tiến hành mổ vì biết rằng đó là cơ hội sống duy nhất của bé. Khi mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện dạ dày bé bị vỡ hai chỗ, 1cm và 3cm. Họ khâu dạ dày, rồi chuyển bé ra hồi sức sơ sinh để được thở máy và chống sốc.

Hành trình tìm sự sống

Tôi có mặt tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 ngày 19/7, đúng ngày bé có thể ăn sữa hoàn toàn qua ống, bé ổn định dần và hồng hào lên. Cân lại, bé lên được đúng 100g. 100g có thể là con số vô nghĩa vì quá nhỏ nhoi, nhưng trong trường hợp này lại là một kỳ công – kỳ công của tập thể nhân viên y tế.

Bác sĩ Phượng nói: “Mổ cấp cứu cho bé là một thành công lớn, nhưng tiếp theo chúng tôi phải đối mặt với chuyện hồi sức hô hấp vì bé không thể tự thở do quá non tháng. Ca bình thường sau một ngày có thể cai máy thở, còn ca này phải mất cả tuần. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh cũng rất quan trọng, vì bé rất dễ bị nhiễm trùng. Nhưng thách thức lớn nhất vẫn là cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, dinh dưỡng không đủ vết mổ sẽ khó lành”.

Để làm điều này, điều dưỡng không thể cung cấp dịch truyền qua đường tĩnh mạch như bình thường, vì mạch máu của bé cực nhỏ, chích đi chích lại nhiều lần dễ gây vỡ mạch máu, không còn đường truyền. Thay vào đó, điều dưỡng phải đặt catheter (ống) trung ương, luồn ống vào tận trong tim để truyền những dung dịch đường, đạm, lipid liên tục giúp bé mau hồi phục. Ở một số bệnh viện, người ta có thể mổ những ca khó như thế này, nhưng quá trình hồi sức lại gian nan vì không đặt được catheter trung ương. Bác sĩ Phượng cho biết, để áp dụng kỹ thuật này, bệnh viện phải gửi một điều dưỡng sang Mỹ học trong một tháng, rồi sau đó về nước “truyền nghề” lại cho người ở nhà.

Món quà của người thầy thuốc

Vào bệnh viện Nhi Đồng 1 hai lần, tôi đều không gặp được mẹ bé. Việt, cậu em ruột chị G., cho biết sau sanh hai ngày ở bệnh viện Từ Dũ, chị G. phải chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy điều trị chứng cao huyết áp. Qua Việt, tôi biết chị G. từ Nông Cống – Thanh Hoá vào Sài Gòn lập nghiệp hơn mười năm nay. Việt kể: “Nhà chúng em ngoài đó nghèo lắm. Nhà bốn chị em, ba người phải bỏ quê vào Nam tìm kế sinh nhai. Ngoài quê còn ba mẹ, nhưng ba thì mất sức, cả nhà trông vào mẹ với bốn sào ruộng sống qua ngày”. Nhà nghèo, thấy mình lớn tuổi, không thể lập gia đình với ai, chị G. quyết định làm mẹ đơn thân với mong muốn có đứa con hủ hỉ sau này. Ai ngờ ước mong đơn giản ấy lại trở thành một thách thức.

Ca mổ đứa bé con chị G. do BS Huỳnh Công Tiến, người có thời gian đi bộ đội nay là phẫu thuật viên hàng đầu về mổ sơ sinh của bệnh viện Nhi Đồng 1, đảm trách. Chưa lần nào tiếp xúc báo chí, BS Tiến chỉ tôi sang BS Huỳnh Thị Phương Anh, người cùng tham gia ca mổ, để trả lời. Chị nói: “Mỗi năm bệnh viện gặp 20 ca vỡ dạ dày ở trẻ sinh non, nhưng chúng tôi chưa gặp ca nhẹ ký như thế bao giờ, những ca trước đây cũng từ 2 – 3 ký. Đến nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân của vỡ dạ dày trẻ sơ sinh, có thể do vấn đề hô hấp hoặc do cấu tạo cơ dạ dày của bé chưa hoàn chỉnh. Trẻ sơ sinh không thủng dạ dày như người lớn, mà rách toát một đường dài”.

Làm bác sĩ nội trú từ năm 2002, sau đó ra trường rồi ở lại bệnh viện làm đến giờ, BS Phương Anh cho biết phẫu thuật sơ sinh là lĩnh vực khó, ít bác sĩ nào theo đuổi vì bệnh nhân quá mong manh. Thế nhưng nhờ được các đàn anh như BS Đào Trung Hiếu, BS Huỳnh Công Tiến dẫn dắt, chị tự tin đi theo con đường này. Chị tâm sự: “Thật ra để cứu chữa thành công những ca khó như thế, chúng tôi còn phải nhờ đến một êkíp tốt về gây mê hồi sức”. BS Phương Anh nói đúng, chặng đường phía sau ca mổ thật sự quá gian nan. Có thời gian chứng kiến việc làm của những nhân viên y tế của khoa hồi sức sơ sinh, tôi mới thấm thía công sức của họ. Để đặt được đường truyền cho một em bé, phải cần đến 2 – 3 người. Do mạch máu quá nhỏ, có khi họ mất cả buổi mới đặt xong một đường truyền.

Chiều ngày 26/7, quay lại khoa hồi sức sơ sinh, tôi biết con chị G. đã được chuyển sang khu vực khác. Điều đó cho thấy bé đã hồi phục tốt. Trong góc nhà, bé nằm co ro như chú mèo con. Bác sĩ Phượng cho biết bệnh viện còn phải nuôi bé đến 1.800g, tự bú được rồi mới cho xuất viện. Ngày đó rồi cũng đến, bởi bé không còn nhiễm trùng, có thể ăn được.

Tôi không biết sau này khi lớn lên bé sẽ như thế nào, nhưng dù gì thì cũng phải có một người thân kể lại cho bé nghe về hành trình khó khăn ngày hôm nay. Bé ra đời nhờ quyết tâm của một người mẹ, nhưng sống được lại nhờ quyết tâm của một tập thể thầy thuốc từ tâm. Phần tôi, tôi sẽ không thể quên lời giải thích của BS Phương Anh với chị G. trước giờ mổ: “Nếu chúng tôi không mổ, bé chắc chắn sẽ chết. Nhưng chúng tôi cho bé một con đường, đó là con đường chúng tôi làm hết sức mình để cứu bé”.

BS Phương Anh cũng là một người mẹ, và lời nói của một người mẹ với một người mẹ thường được thấu hiểu dễ dàng.
 
Theo Dân trí
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top