Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội chi viện gấp 1.000 đơn vị máu cho Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM

GiadinhNet - Rạng sáng nay, 1.000 đơn vị khối hồng cầu đã kịp thời được chuyển từ Viện Huyết học (Hà Nội) tới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).

Hà Nội chi viện gấp 1.000 đơn vị máu cho Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM - Ảnh 1.

Đêm 29/7, rạng sáng 30/7, 1.000 đơn vị khối hồng cầu đã kịp thời được chuyển qua đường hàng không từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh để chi viện cho kho máu của Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chuyến bay khởi hành lúc 1h sáng tại Hà Nội và đến hơn 4h sáng nay 30/7, các đồng nghiệp tại Trung tâm Truyền máu - Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa được máu về kho an toàn. 

Thời gian qua, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương luôn trao đổi, cập nhật tình hình tiếp nhận và cung cấp của các địa phương trên cả nước. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình trạng khan hiếm máu lần lượt xảy ra ở các địa phương nhưng đây là lần đầu tiên, tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng bởi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương có ngày chỉ đáp ứng được 50% – 70% nhu cầu máu cần cho cấp cứu và điều trị.

Hà Nội chi viện gấp 1.000 đơn vị máu cho Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM - Ảnh 3.

Nhân viên khoa Lưu trữ và phân phối máu của Viện Huyết hoc – Truyền máu Trung ương khẩn trương tiến hành các thao tác để “xuất kho” máu cho Bệnh viện Chợ Rẫy.

 TS.BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: "Lượng máu dự trữ giảm mạnh, nhiều thời điểm gần chạm đáy. Chúng tôi không thể tiếp nhận máu lưu động, chỉ còn cách kêu gọi người dân trực tiếp đến trung tâm hiến. Tuy nhiên, thành phố siết chặt Chỉ thị 16, người dân hạn chế ra đường cũng làm cho công tác tiếp nhận máu từ cộng đồng thêm nhiều thử thách".

Hà Nội chi viện gấp 1.000 đơn vị máu cho Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM - Ảnh 4.

1.000 đơn vị máu mới tiếp nhận với hạn sử dụng dài (đến đầu tháng 9/2021) được cung cấp cho Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tình trạng khan hiếm máu tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học (TP. HCM) cũng tương tự khi có ngày chỉ đón tiếp 30 – 50 người đến hiến máu. Trong khi đó, mỗi ngày, Bệnh viện cần phải cung cấp 300 đơn vị. Lượng máu tiếp nhận chỉ bằng 1/10 lượng máu máu cần để cung cấp cho gần 150 bệnh viện trong thành phố.

Trong khi nguồn máu rất hạn chế, hai bệnh viện này luôn ưu tiên cung cấp nguồn máu cho các bệnh viện dã chiến và nhiều bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý nền như suy thận, ung thư…

Hai lần liên tiếp trong tháng 7, Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy đã phải phát đi lời kêu gọi hiến máu. Đến ngày 28/7, Trung tâm chỉ còn 1.700 đơn vị máu. Nếu không được bổ sung, lượng máu này chỉ cung cấp được chưa đầy một tuần.

Thấu hiểu những khó khăn này, dù lượng máu dự trữ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cũng đang rất hạn chế nhưng ngay sau trao đổi ngắn với Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM chống dịch, Viện đã ngay lập tức lên kế hoạch, phương án để vận chuyển 1.000 đơn vị máu tới Bệnh viện Chợ Rẫy.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chia sẻ, những ngày qua, sau kêu gọi, lượng người hiến máu tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã tăng lên đáng kể. 

"Chúng tôi nghĩ cần phải làm gì đó khi chúng ta vẫn có thể tiếp nhận máu, vẫn phối hợp được để góp sức cùng miền Nam kiên cường chống dịch. Nếu không giúp đỡ thì chỉ trong vài ngày nữa, không còn đơn vị máu nào để phục vụ nhu cầu điều trị, đặc biệt cho bệnh nhân COVID-19 nặng”- TS Khánh nói.

TS. Bạch Quốc Khánh cũng rất mong muốn các địa phương khu vực phía Bắc hiện nhiều ngày không xuất hiện ca nhiễm mới, hãy tổ chức hiến máu để không chỉ phục vụ nhu cầu điều trị các tỉnh phía Bắc, mà còn giúp cho TP. HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

Dịch bệnh phức tạp khiến lịch hiến máu liên tục phải hoãn, hũy. Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến máu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ…

Tại Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ – nơi chịu trách nhiệm cung cấp máu cho hơn 50 bệnh viện khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có ngày chỉ tiếp nhận được 50 – 150 đơn vị máu, thậm chí vài đơn vị.

BSCKII. Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ cho biết trước đây, dự trữ của kho máu đều trên 4.000 đơn vị máu. Nhưng hiện tại, bệnh viện chỉ còn khoảng 1.000 đơn vị máu để điều trị cho bệnh nhân.

Dù chung tình trạng khó khăn, nhưng đã 3 lần trong tháng 7, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP. Hồ Chí chi viện máu cho Cần Thơ.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top