Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đổi mới cung ứng dịch vụ để thực hiện “dây rút ngược”

Thứ năm, 08:00 31/10/2019 | Y tế

GiadinhNet - Trình độ tay nghề cao, dịch vụ nhanh, chi phí rẻ… là những lý do các bệnh viện tuyến Trung ương "kéo ngược" bệnh nhân có yếu tố nước ngoài về Việt Nam chữa bệnh.

Đổi mới cung ứng dịch vụ để thực hiện “dây rút ngược” - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Ngọc Lương (trái) thị phạm mổ nội soi tuyến giáp cho bác sĩ từ Saudi Arabia tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Bác sĩ nước ngoài cũng tới Việt Nam học tập

Đầu tháng 1/2019, ông KemlChi, một kỹ sư người Nhật Bản đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam được bác sĩ Bệnh viện K (Hà Nội) chẩn đoán mắc ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển. Nam bệnh nhân người Nhật được chỉ định hóa xạ trị tiền phẫu, sau đó sẽ phẫu thuật trực tràng.

TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I (Bệnh viện K) cho biết, khi đưa ra phác đồ điều trị, các bác sĩ đã hỏi ý kiến của ông KemlChi. Bệnh nhân này có bảo hiểm y tế tại Nhật Bản. Nếu về nước điều trị, ông sẽ được bảo hiểm chi trả hoàn toàn. Trong trường hợp điều trị ở Việt Nam, ông KemlChi cũng có bảo hiểm ở bệnh viện quốc tế do công ty hỗ trợ. Sau khi bàn bạc với người thân, bệnh nhân chọn chữa trị tại Bệnh viện K vì niềm tin tuyệt đối vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam, trang thiết bị y tế của Bệnh viện K. Ca phẫu thuật phức tạp được tiến hành và thành công. Lãnh đạo Bệnh viện K cho biết, thời gian qua bệnh viện đã khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân là người nước ngoài.

Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, không chỉ bệnh nhân có yếu tố nước ngoài tới khám, điều trị mà bác sĩ nước ngoài cũng tới đây để học hỏi.

Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Thiện - Phó Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hiện có nhiều bệnh nhân ngoại quốc đang khám và điều trị các vấn đề về tuyến giáp tại bệnh viện.

Ông L.Đ.V (55 tuổi, là Việt kiều Australia) mắc u tuyến giáp. Tại Australia, khối u của ông có dấu hiệu phát triển nhanh. Bệnh khiến ông sút cân không kiểm soát từ 77kg xuống 59kg, chân tay run, nhịp tim nhanh. Dù đi khám, điều trị, rửa mắt hàng tuần nhưng bệnh không đỡ. Tình trạng căng mắt, rát, nóng khó chịu tăng lên. Ông còn thường xuyên khó ngủ. Lúc này, bác sĩ tại Australia khuyên ông quay lại Việt Nam điều trị tuyến giáp, vì bác sĩ Việt Nam rất có kinh nghiệm. Sau phẫu thuật tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, sức khỏe của ông có những dấu hiệu tích cực. Mắt ông không còn nóng, rát nữa. Cảm giác ngủ ngon giấc đã trở lại với người đàn ông Việt kiều này.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương nổi tiếng trong và ngoài nước với kỹ thuật nội soi tuyến giáp "Dr Luong" của PGS.TS Trần Ngọc Lương – Giám đốc bệnh viện. Chuyện trong phòng mổ, buồng bệnh của bệnh viện có một nhóm bác sĩ nước ngoài cầm máy ảnh, điện thoại, sổ ghi chép đứng cạnh bác sĩ Việt là… rất bình thường. Bác sĩ nội – ngoại giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh rất trôi chảy.

Ông Mehmet Iliker Turan, một bác sĩ của bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương học tập kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp từ đường nách. Ông Turan cho hay, ở Thổ Nhĩ Kỳ, mổ nội soi tuyến giáp bằng đường miệng nên những khối u lớn từ hơn 3cm trở lên sẽ không thể thực hiện được, phải mổ phanh. Vì thế, nam bác sĩ này rất khâm phục bác sĩ Việt khi thấy mổ nội soi cắt được khối u lớn và vét được hạch. "Tôi còn quay phim, kể lại với đồng nghiệp và thầy giáo của tôi cho biết sắp tới sẽ đến Việt Nam học kỹ thuật này", BS Turan nói.

Người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh, tại sao không?

Trong một cuộc họp gần đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận thực tế nhiều người nước ngoài cũng như Việt kiều đã chọn Việt Nam là nơi khám chữa bệnh. Những dịch vụ kỹ thuật được họ sử dụng điều trị như: Nha khoa, can thiệp tim mạch, thẩm mỹ, hỗ trợ sinh sản, thẩm mỹ, ung thư và một số bệnh ngoại khoa. Ngay cả những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bệnh tật cũng điều trị tại các bệnh viện ở nước ta thay vì trở về nước như trước.

Theo ông Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, hầu hết bệnh nhân đến từ Campuchia, Trung Quốc, Mỹ, Philippines và Australia. Còn TS Tạ Thành Liễu, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật của viện này cũng cho biết, nhiều người Campuchia đến khám bệnh tại Việt Nam do khoảng cách gần, giá cả hợp lý và thuốc tốt hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Tại Bệnh viện Bình Dân (TPHCM), TS Mai Tiến Dũng, Trưởng khoa Nội soi cho hay, trung bình một tuần khoa của ông tiếp nhận hơn 20 bệnh nhân từ Lào và Campuchia. Dịch vụ kỹ thuật, danh tiếng và giá rẻ của bệnh viện là yếu tố hút khách quốc tế đang làm việc tại TPHCM tìm đến bệnh viện này. Theo đó, giá thành trung bình cho dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng thể tại châu Á dao động từ 100 - 200 USD (khoảng 2,3 – 4,6 triệu đồng), trong khi tại Bệnh viện Bình Dân là từ 5- 10 USD (khoảng 115.000 – 230.000 đồng).

Chia sẻ về nội dung đổi mới chính sách y tế ở Việt Nam, mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Ngành Y tế đã và đang nỗ lực thực hiện việc đổi mới cung ứng dịch vụ để "níu" người Việt Nam không ra nước ngoài khám chữa bệnh và thu hút người nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh. Đồng thời thực hiện đề án "sợi dây rút ngược", kéo người dân về khám bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để làm được đề án "dây rút ngược", cần nâng cấp chất lượng đồng bộ từ tuyến xã, huyện, tỉnh, Trung ương. Đặc biệt, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương không được "tham bát bỏ mâm".

"Các cơ sở y tế tuyến Trung ương, tuyến cuối cần tập trung kỹ thuật cao, đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, thiết lập phòng bệnh tiêu chuẩn 5 sao, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, kể cả của người có thu nhập cao, người nước ngoài", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Còn tại tuyến xã, tuyến huyện phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng cường truyền thông để người dân tin tưởng ở lại các tuyến này khám, điều trị những bệnh thông thường và bệnh mạn tính. Để đạt mục tiêu này, Bộ Y tế đã và đang thực hiện đưa bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về thăm khám tại tuyến xã theo lịch. Đồng thời, tích cực huy động các nguồn lực tài chính từ vốn vay ưu đãi và viện trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cường y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đổi mới cơ chế tài chính y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới phương thức hoạt động theo nguyên lý y học gia đình để hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, thường các dịp lễ Tết, lượng kiều bào, người nước ngoài về Việt Nam khá nhiều. Họ có nhu cầu thực hiện các can thiệp thẩm mỹ, nha khoa rất lớn, đặc biệt tại TPHCM. Nhiều người cho biết, họ lựa chọn Việt Nam vì chất lượng khám chữa bệnh tốt, không thua kém nước ngoài mà giá lại rẻ.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top