Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều trị Methadone: Cơ hội “vàng” làm lại cuộc đời cho người nghiện

Thứ hai, 13:00 28/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Để Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên các địa bàn có hiệu quả, rất cần có sự quan tâm vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Đồng thời, tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích thiết thực khi được điều trị Methadone, tạo sự đồng thuận, tham gia ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.

 

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 80.000 người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone. Ảnh: Vũ Thủy
Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 80.000 người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone. Ảnh: Vũ Thủy

Làm lại cuộc đời nhờ Methadone

Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện. Methadone được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, làm giảm thèm muốn và khóa tác động của các chất gây nghiện từ từ nên được coi là giải pháp an toàn cho sức khỏe của người nghiện giúp điều trị hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là chương trình điều trị lâu dài, điều trị càng lâu, kết quả càng tốt. Đây là chương trình hoàn toàn tự nguyện. Methadone được coi là phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với người nghiện heroin.  Trên thế giới, Methadone là phương pháp duy nhất chứng minh hiệu quả điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Gần đây, Methadone đã được sử dụng rộng rãi giúp làm giảm lây truyền HIV, giảm tội phạm hiệu quả và an toàn cho cộng đồng.

Tại Việt Nam, Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được thực hiện thí điểm từ tháng 4/2008 tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh với 6 cơ sở điều trị ban đầu. Đến nay, Chương trình đã được nhân rộng ra hàng trăm cơ sở tại các tỉnh, thành phố.

Anh N.V.Y (ở Mộc Châu, Sơn La) là người trót nghiện ma túy… đến 20 năm. Đây được coi là quãng thời gian địa ngục đối với anh và cả gia đình. Bao nhiêu đồ đạc có giá trị trong nhà đều đã “đội nón ra đi” để đổi lại là cảm giác “phê” thuốc. Anh Y cho biết, có ngày cơn nghiện lên cao, anh phải bỏ ra hàng triệu đồng cho việc mua thuốc.

Theo lời kể của anh Y, rất nhiều lần anh đã quyết tâm cai nghiện song đều bất lực. Dường như sự quyết tâm bản thân là chưa đủ với sức mạnh, nỗi vật vã do những cơn thèm thuốc gây ra. Chỉ khi anh phải đối mặt với cú sốc tinh thần về nỗi đau mất mát người thân, anh mới chợt tỉnh ngộ.

“Tôi đã trải qua những tháng ngày đen tối. Khi tôi đang mải mê “phê” với thuốc thì đứa con đầu đã ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Tôi vô cùng ân hận, vì trong khi gia đình không có tiền chữa bệnh cho con thì tôi vẫn dùng tiền đi hút thuốc phiện.  Giá như tôi tỉnh ngộ sớm hơn, có lẽ đã không ra nông nỗi này…”, anh Y thở dài.

Vượt qua chính bản thân mình, anh Y đã quyết tâm điều trị cai nghiện bằng Methedone. BS Trần Thị Vân, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) cho biết, anh Y đã duy trì uống Methadone thường xuyên trong một năm qua không bỏ ngày nào. Do vậy, sức khỏe của anh khá tốt, thoạt nhìn không ai nghĩ rằng anh có “thâm niên” nghiện mấy chục năm.

Cũng giống như anh Y, anh K.D.P (ở Tiểu khu 3, TT Mộc Châu) cũng đã mất rất nhiều tiền cho những cơn nghiền ma túy của mình. Anh cho biết, do bạn bè rủ rê lôi kéo, anh đã tìm đến chất gây nghiện này và không dứt ra được. Khi vướng vào ma túy, anh đã bị trượt dài trong những cơn ảo giác do ma túy gây ra.

Cũng nhờ điều trị cai nghiện bằng Methadone, anh P giờ đã có được công việc ổn định. Niềm vui của anh bây giờ là làm công tác đồng đẳng viên, tuyên truyền, phổ biến tác hại về ma túy, giúp những người đã từng vướng vào ma túy như anh cai nghiện, làm lại cuộc đời.

Cần đưa cơ sở điều trị Methadone về địa phương

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 80.000 người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone. Song hiện số người được tiếp cận dịch vụ này mới chiếm khoảng 47%. Đây thực sự là bài toán nan giải, thách thức lớn đòi hỏi các cơ quan chức năng phải đồng thời vào cuộc.

Sơn La được coi là một trong những điểm “nóng” về tình trạng nghiện ma túy và “dẫn đầu” về số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.  Tính đến ngày 15/7/2015, Công an tỉnh đã cập nhập 7.974 trường hợp người nghiện ma túy đang trong diện quản lý.

Ma túy đang là nguyên nhân khiến HIV tăng nhanh ở vùng đất này. Sau 4 năm triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, đến nay chương trình vẫn diễn ra chậm chạp và còn nhiều vướng mắc. Chỉ tiêu Chính phủ giao tỉnh Sơn La đến năm 2015 phải có 6.000 người nghiện được điều trị bằng thuốc Methadone, nhưng con số đó mới đạt khoảng hơn 10%.

BS Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết: Tính đến ngày 30/9, trên địa bàn tỉnh có 12 cơ sở điều trị bằng Methadone. Số bệnh nhân đang được điều trị Methadone là 994 người. Trong đó, số bệnh nhân không còn sử dụng ma túy sau khi điều trị Methadone trên 6 tháng là 946 trường hợp. Lũy tích bệnh nhân đã điều trị Methadone là 1.383 người.

Như vậy, đối chiếu số người nghiện ma túy trên toàn tỉnh (7.974) và số người được điều trị bằng Methadone (994), vẫn còn khoảng 7.000 trường hợp nghiện ma túy cần được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết thêm, công tác điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực phục vụ cho công tác điều trị Methadone, trong khi đó hiện nay nhân lực đều là lao động hợp đồng, không có biên chế với thu nhập thấp, chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, số người nghiện ma túy chưa hiểu đúng và đầy đủ về chương trình cai nghiện bằng Methadone còn nhiều. Đồng thời, còn nhiều trường hợp do sợ bị kỳ thị nên chưa dám đăng ký điều trị bằng Methadone.

Ngoài ra, một số ít bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt nên vẫn còn tình trạng dương tính với ma túy sau khi điều trị ổn định liều. Cá biệt, có bệnh nhân lợi dụng việc điều trị để thực hiện hành động trái pháp luật như buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tạo dư luận không tốt về Chương trình điều trị Methadone.

Theo y sỹ Quàng Văn Đoàn , Trạm trưởng Trạm Y tế xã Chiềng Lao (Sơn La), khó khăn lớn nhất trong công tác vận động những người nghiện trên địa bàn đi điều trị cai nghiện bằng Methadone do người dân chủ yếu là bà con nghèo, ý thức phòng bệnh còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, tất cả các cơ sở điều trị bằng Methadone đều ở tuyến huyện, thành phố, trong khi quãng đường từ xã lên huyện khá xa, lại chủ yếu là đường núi, người bệnh muốn điều trị phải lặn lội một quãng đường dài mới đến được cơ sở điều trị. Đây là một trong những cản trở đối với người dân trong việc đi điều trị bệnh. Do vậy, vẫn cần phải mở thêm các cơ sở điều trị tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa để tránh tình trạng người đang điều trị Methadone bỏ ngang chương trình, dẫn đến tái sử dụng ma túy.

 

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, trên 90% thuốc Methadone là từ nguồn viện trợ, nhưng nguồn viện trợ hiện đang bị cắt giảm trầm trọng, do vậy Chương trình điều trị Methadone trên cả nước cũng bị ảnh hưởng theo.

 

Về bản chất, Methadone xếp vào nhóm thuốc gây nghiện, việc mua bán và uống phải do bác sĩ kê đơn. Mỗi người cai nghiện sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau, do đó, thuốc Methadone được Bộ Y tế quản lý chặt chẽ. Liều dùng phải do bác sĩ được đào tạo chuyên sâu chỉ định, kê đơn dựa trên khả năng dung nạp của người sử dụng. Việc uống Methadone phải được tiến hành tại các cơ sở điều trị với sự giám sát của nhân viên y tế. Nếu tự ý điều trị, dùng sai liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng với điều trị, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ quy trình điều trị phục hồi sức khỏe thể chất, tâm lý mới đạt hiệu quả và tránh được những tác hại khó lường do độc tính của thuốc gây ra. Những người tự ý cai nghiện, sử dụng không đúng liều thuốc điều trị thay thế Methadone hay các loại thuốc cắt cơn, chống tái nghiện có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top