Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dễ nhiễm trùng, tử vong khi tự ý truyền dịch

Thứ tư, 15:00 08/06/2016 | Y tế

GiadinhNet - “Việc truyền dịch (hay còn gọi là truyền nước) chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời phải tuân thủ theo các quy định trong truyền dịch như loại nước truyền, số lượng, thời gian và tốc độ truyền. Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có các trang thiết bị để xử lý kịp thời trong trường hợp có sự cố xảy ra”, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) khuyến cáo.

Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ được truyền dịch khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ảnh: N.Mai
Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ được truyền dịch khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ảnh: N.Mai

Cứ mệt mỏi là đi truyền dịch

Chị Nguyễn Thị Thu Hồng (ở Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) vừa bị một phen hú vía khi tự ý đi truyền dịch. Ban đầu, chị Hồng bị cảm cúm nên thấy trong người mệt mỏi, chán ăn. Sau khi uống thuốc, thấy cơn đau giảm dần nhưng cơ thể vẫn uể oải, nặng nề nên chị quyết định ra phòng khám tư nhân gần nhà để truyền dịch cho nhanh khỏe.

Truyền hết một chai, thấy người “tươi tỉnh” hẳn lên, chị đề nghị nhân viên ở phòng khám tiếp tục truyền chai thứ hai cho hồi phục hẳn. Nhưng khi truyền được gần nửa chai thứ hai, chị Hồng thấy người nôn nao, đầu hơi choáng váng, chân tay bị tê và miệng gần như bị cứng. Thấy thế, nhân viên phòng khám vội gọi xe đưa chị đi cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ cho biết, chị Hồng bị sốc dịch truyền, có thể do tốc độ dịch truyền vào cơ thể quá nhanh. Rất may, chị được đưa đến viện kịp thời, nếu không, rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Giống như trường hợp của chị Hồng, chị Hoàng Thị Bích (quê ở Thạch Thất, Hà Nội) cũng suýt gây hại cho cô con gái 4 tuổi vì nằng nặc đưa con đi truyền dịch. Chị Bích kể, gần đây, thấy con lười ăn, da dẻ xanh xao, chị đã đưa con đến trung tâm y tế gần nhà để truyền dịch. Tuy nhiên, sau khi nghe về thể trạng của bé, các bác sĩ cho rằng, cháu bé chỉ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày là khỏe lại, không nhất thiết phải truyền dịch.

Không nghe lời khuyên của bác sĩ, chị Bích tiếp tục đưa con đến phòng khám tư nhân cách đó không xa để truyền dịch. Tuy nhiên, sau khi đi truyền dịch về, con chị không khỏe hơn mà phần bàn tay, nơi cắm kim truyền bị phù lên, gây đau nhức. Tối hôm đó, bé còn bị sốt, quấy khóc cả đêm khiến chị Bích hối hận vô cùng.

Trao đổi về việc này, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Khi cơ thể bị mất nước, việc bổ sung nước là rất cần thiết và “lý tưởng” nhất là theo đường uống. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bị mất nước nặng mà không thể uống nước bổ sung, cần phải tiến hành truyền dịch. Việc này chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời phải tuân thủ theo các quy định như: Loại nước truyền, số lượng, thời gian và tốc độ truyền. Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có các trang thiết bị để xử lý kịp thời trong trường hợp có sự cố xảy ra.

Dễ nhiễm trùng, sốc phản vệ... thậm chí tử vong

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Sốt, mệt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Khi bác sĩ quyết định việc truyền dịch cho bệnh nhân sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh ấy có cần phải truyền dịch không... Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền như thế nào cho an toàn, chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe.

BS Nguyễn Trung Cấp cho biết thêm: Hiện nay, tại một số cơ sở y tế vẫn diễn ra tình trạng lạm dụng việc truyền dịch. Chẳng hạn, có trường hợp, việc truyền dịch diễn ra khi nhân viên y tế “chiều” theo ý “khách hàng”, tức là người bệnh yêu cầu được truyền dịch cho nhanh hồi phục sức khỏe. Thứ hai, để rút gọn thời gian chữa bệnh, nhiều nhân viên y tế cũng tiến hành cho người bệnh truyền dịch mặc dù chưa thực sự cần thiết. Việc làm này sẽ gây nguy hiểm khi cơ thể người bệnh vẫn đang trong tình trạng sốt cao và chưa thực sự “sẵn sàng” truyền dịch. Khi đó, việc tiếp nhận lượng nước lớn vào thể trạng người bệnh, có thể gây ra hiện tượng sốc dịch truyền.

BS Nguyễn Trung Cấp phân tích: “Việc lạm dụng truyền dịch khi không cần thiết vừa gây tốn kém chi phí, vừa gây hại cho sức khỏe. Người bệnh có thể bị sốc dịch truyền trong quá trình truyền dịch. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ rất nguy hại cho người bệnh. Thực tế, đã có trường hợp tử vong do bị sốc dịch truyền. Bên cạnh đó, việc truyền dịch vào trong mạch máu cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng thông qua kim truyền nếu nơi truyền dịch không đảm bảo vô trùng. Ngoài ra, đối với nhiều người, đặc biệt là người bị bệnh tim, việc truyền dịch với tốc độ quá cao sẽ gây ra tình trạng quá tải dịch, dẫn đến tình trạng phù phổi cho người bệnh”.

Do vậy, BS Nguyễn Trung Cấp lưu ý, người bệnh không nên tự ý đi truyền dịch, đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Khi thấy cơ thể mệt mỏi, đau ốm, người bệnh không nên tùy tiện mời bác sĩ về nhà hoặc đến các cơ sở khám bệnh tư nhân để truyền dịch mà phải vào bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám và truyền dịch theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, một số người sức khỏe bình thường không nên lạm dụng truyền dịch, nhất là dịch hoa quả. Nước hoa quả là một dung dịch chứa các vitamin tổng hợp có thể cải thiện sức đề kháng, giúp ăn ngon nên chỉ dành cho những trường hợp yếu sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, ăn uống kém. Người khỏe truyền dịch hoa quả có thể sinh ra lười ăn vì dung mao ruột thoái hóa; phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn.

Theo các chuyên gia y tế, hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản, đó là: Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin); nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...) và nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử...) dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top