Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu ấn ca thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở Việt Nam

Thứ hai, 15:26 27/04/2015 | Y tế

Ngày 30/4/1998 đã trở thành một dấu ấn không thể nào phai nhòa của các bác sĩ BV Từ Dũ khi đón nhận tiếng khóc chào đời của 3 đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ ống nghiệm. Đây cũng là ca thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở Việt Nam.

Ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam

Ngày 30/4/1998 đã trở thành một dấu ấn không thể nào phai nhòa trong ký ức của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ khi đón nhận tiếng khóc chào đời của 3 đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ở Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên GĐ Bệnh viện Từ Dũ) là người đã đưa kỹ thuật này thực hiện thành công ở Việt Nam.

Bé gái đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm năm 1998 (ảnh tư liệu của BV Từ Dũ).

Bé gái đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm năm 1998 (ảnh tư liệu của BV Từ Dũ).

Năm 1994, BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã tự xin học bổng, thậm chí quyết định bỏ tiền túi ra để đưa đội ngũ nhân viên, bác sĩ của bệnh viện sang Pháp và Singapore để tham quan và học hỏi kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ các nước đã áp dụng thành công thụ tinh trong ống nghiệm. Về mặt pháp lý, bác sĩ Phượng cùng luật sư Phan Trung Hoài đã soạn ra dự thảo quyết định thành lập ngân hàng tinh trùng cho bệnh viện Từ Dũ.

Sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị, ngày 19/8/1997, hơn 30 phụ nữ vô sinh đầu tiên tại Việt Nam đã được chuyển phôi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Trong số các bệnh nhân, có hơn 10 người thụ tinh thành công. Đến ngày 30/4/1998, 3 em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên chào đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn cho ngành sản khoa Việt Nam.

Năm 1999, em bé đầu tiên của Việt Nam ra đời từ kỹ thuật ICSI (tiêm trực tiếp tinh trùng vào bào tương trứng) tại Khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Từ Dũ. ICSI là phương pháp mang lại hiệu quả thụ tinh cao với tỷ lệ 60-85%.

Khác với thụ tinh trong ống nghiệm, thay vì cấy trứng với hàng trăm tinh trùng, thì ICSI chỉ chọn lựa một tinh trùng tốt nhất để tiêm trực tiếp vào trứng. ICSI đã mang lại niềm hy vọng và cơ hội lớn lao cho các cặp vợ chồng hiếm muộn mà nguyên nhân vô sinh như không xuất tinh được, thiểu năng tinh trùng, kháng thể kháng tinh trùng, hoặc trường hợp trứng ít, chất lượng kém, hay do trứng và tinh trùng không kết hợp được với nhau…

Liên tiếp những năm sau đó là những thành công vang dội của y tế TPHCM trong việc hỗ trợ sinh sản: 2000: Thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm - xin trứng; 2002: Triển khai kỹ thuật ICSI với tinh trùng sinh thiết từ mào tinh; 2003: Lần đầu tiên thụ tinh thành công bằng tinh trùng và trứng trữ lạnh.

Năm 2013, Bệnh viện Từ Dũ cũng là nơi xử lý thành công ca sinh 5 đầu tiên của Việt Nam.

Bệnh viện Hùng Vương đã thành công trong công trình phá thai nội khoa. Chính những lợi ích của phương pháp này đem lại cho người bệnh và Bộ Y tế đã đưa phá thai nội khoa vào "Chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản". Ngoài ra, BV Hùng Vương còn "sản sinh" ra phương pháp đẻ không đau đang được triển khai rộng rãi tại các BV sản phụ khoa...

Lần đầu tiên phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính nhau

Cặp song sinh Việt - Đức trước khi phẫu thuật.
Cặp song sinh Việt - Đức trước khi phẫu thuật.

Năm 1988, lần đầu tiên ca phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh Việt - Đức diễn ra tại TP.HCM đã làm rạng danh nền y học nước nhà, gây sự chú ý đối với giới y học thế giới.

Ngày 25/2/1981 tại tỉnh Gia Lai - Kontum (cũ) Nguyễn Việt và Nguyễn Đức chào đời với hình hài dị thường: song sinh dính theo kiểu “Ischiopagus Tripus” (dính phần xương chậu, có hai chân và một chân cụt, chung một bàng quang, một hậu môn, chung bộ phận sinh dục).

Hai anh em được đưa ra Bệnh viện Việt - Đức Hà Nội điều trị, đến đầu tháng 12/1982 được chuyển vào BV Từ Dũ. Ngày 22/5/1986, Việt bị hội chứng não cấp, sốt cao và hôn mê, sau đó được Hội Chữ thập đỏ Nhật đưa sang Tokyo, sau bốn tháng mười ngày chữa trị, ngày 29/10/1986 hai cháu trở về VN.

Việt đã khỏi bệnh nhưng mất vỏ não, không còn tri giác để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ăn thường xuyên bị sặc, ngưng thở, nhiều lần phải cấp cứu. Nguy cơ chết đột ngột của Việt luôn đe dọa mạng sống của Đức. Vì vậy đầu năm 1988, BV Từ Dũ đã đề nghị Sở Y tế TP.HCM cho mổ tách hai cháu.

Ngày 4/10/1988, ca mổ Việt - Đức kéo dài 15 giờ với sự tham gia của 70 giáo sư bác sĩ đã thành công vang dội, được cả thế giới biết tiếng và được ghi vào sách kỷ lục Guinness năm 1991.

Theo Zing/Infonet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top