Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cùng lúc đối phó với cúm A/H5N1 và H7N9

Thứ hai, 09:42 15/04/2013 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 13/4, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị “Triển khai công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9" với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan và 33 tỉnh, thành phố có biên giới.

Cùng lúc đối phó với cúm A/H5N1 và H7N9 1

Bệnh nhân mắc cúm A/ H5N1 do giết mổ gia cầm nhiễm bệnh.

 
Nguy cơ xâm nhập từ biên giới

Theo các chuyên gia y tế, cúm A/H7N9 hiện chưa rõ nguồn lây bệnh cũng như phương thức lây truyền, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Virus cúm A/H7N9 ở người có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm; độ tuổi mắc bệnh cao ở nhóm trên 60 tuổi, chủ yếu là nam giới; thời gian từ ngày khởi phát đến khi xác định trung bình là 10,76 ngày. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh; các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Việt Nam là nước có chung đường biên giới với Trung Quốc nên nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt tất cả các cấp của hệ thống y tế từ Trung ương đến địa phương tăng cường giám sát, bảo đảm phát hiện sớm các ổ dịch; đồng thời, có các văn bản yêu cầu sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong hoạt động phòng chống cúm A/H7N9.

Bộ Y tế đã phê duyệt "Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam" nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: Dịch bệnh cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập, lan truyền và bùng phát dịch rất cao ở Việt Nam. Nguyên nhân là do chủng virus mới cúm A/H7N9 chưa từng gây bệnh cho người, có nguồn gốc gene từ virus cúm gia cầm. Tại Trung Quốc, đã phát hiện virus cúm A/H7N9 trên chim bồ câu bán tại chợ nhưng chưa có bằng chứng về việc virus cúm A/H7N9 lây truyền từ gia cầm sang người hoặc từ người sang người. Bên cạnh đó, tình hình dịch tại Trung Quốc liên tục gia tăng, diễn biến phức tạp, rải rác nhiều tỉnh gây khó khăn trong việc kiểm soát sự lây truyền và khống chế dịch. Đặc tính của virus cúm A dễ biến đổi, tính thích nghi cao nên nguy cơ lây nhiễm từ người sang người là có thể xảy ra. Vấn đề vận chuyển, nhập lậu gia cầm qua biên giới hết sức phức tạp khó có khả năng ngăn chặn; việc giao lưu đi lại của người dân giữa hai quốc gia là rất lớn, trong khi đó cộng đồng chưa có miễn dịch.

Trước tình hình trên, để phòng chống cúm A/H7N9 có hiệu quả, Bộ Y tế sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp giám sát, xử lý triệt để các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời không để lây lan sang người; tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường năng lực xét nghiệm xác định bệnh cúm A/H7N9, giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh trên người. Bộ Y tế tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới để chia sẻ thông tin dịch bệnh, các biện pháp giám sát; huy động sự hỗ trợ thuốc, trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch; thành lập Trung tâm hành động khẩn cấp về các bệnh mới nổi.

Chim yến, chim trĩ mắc H5N1

Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) – ông Phạm Văn Đông cho biết, 3 tháng đầu năm 2013, ngoài 15 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 15 xã thuộc 4 tỉnh, lần đầu tiên đã phát hiện virus cúm gia cầm trên chim yến nuôi tại Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) và chim trĩ nuôi tại Châu Thành, Tiền Giang.

Qua khảo sát trên 425 chợ gia cầm sống, tại 30 tỉnh, thành năm 2012, có đến 29/30 tỉnh phát hiện virus cúm A trên gia cầm và 20/30 tỉnh có virus H5N1 trên gia cầm. Đặc biệt, Cục Thú y phát hiện 2 mẫu vịt dương tính với virus cúm A type H7 tại An Giang, Đồng Tháp và 6 mẫu virus H7 khác tại Cần Thơ và Hậu Giang. Tuy nhiên theo ông Đông, phân tích gene cho thấy chưa có mẫu virus nào của Việt Nam giống với virus H7N9 đang gây bệnh tại Trung Quốc hiện nay.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thừa nhận khả năng ngăn ngừa dịch cúm H5N1 trên chim yến nuôi là rất khó, do đây là chim nuôi nhưng lại nuôi thả, nên có thể mang virus di chuyển từ đàn này tới đàn khác, trong khi không thể tiêm vaccine ngừa H5N1 cho chim yến. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết tương tự virus cúm H5N1 trên gia cầm, virus H5N1 trên chim yến có thể lây nhiễm sang người nếu việc chăn nuôi chim và xử lý ổ dịch không bảo đảm an toàn. Ông Phát khuyến cáo việc xử lý ổ dịch ở chim yến phải bao gồm cả xử lý chuồng trại, sản phẩm từ chim yến và chất thải của việc chăn nuôi chim yến. Đồng thời cho biết đây là vấn đề mới phát sinh, nên sẽ sớm có hướng dẫn để người dân có thể lựa chọn được tổ yến an toàn.

Chim yến mắc H5N1 có nguy cơ lây truyền sang người

Theo GS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, khi chim yến nhiễm virus cúm A/H5N1 thì nguy cơ lây sang người là có thể xảy ra, người nuôi cần  áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, găng để tránh tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết của chúng. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Ngoài ra, nếu thấy có yến chết hoặc rơi tự do tại khu vực nuôi thì cần báo ngay cho cơ quan thú y. Cơ quan y tế cần  giám sát vùng có dịch khi các mẫu chim yến dương tính với H5N1 và nếu có bệnh nhân thì nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị nhiễm virus này, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để kịp thời phát hiện bệnh.

GS.TS Huấn cho rằng, virus cúm nói chung, trong đó có A/H5N1, khi ra môi trường bình thường ở nhiệt độ từ 25 – 30oC, đặc biệt là trên 35oC thì chỉ chết trong vòng 24h. Nếu chúng được đun ở nhiệt độ trên 70oC thì sẽ chết trong 30 phút. Còn trong điều kiện độ ẩm cao, trong phân chim, nhiệt độ lạnh thì virus có thể tồn tại lâu hơn. Vì thế, nếu các sản phẩm từ chim yến được chế biến kỹ qua nhiệt độ trên 70oC thì có thể coi là an toàn.

“Trong thời điểm này, người dân vẫn nên thận trọng, chờ kiểm tra thật kỹ, khi dịch cúm A/H5N1 trên đàn yến qua đi thì hãy sử dụng. Nếu thật sự vẫn cần sử dụng, thì cần xem kỹ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm phải được lấy từ đàn yến khỏe mạnh. Bởi dù cẩn thận đến đâu, xác suất không mong muốn vẫn có thể có”- GS.TS Huấn khuyến cáo.

               Q.Hà (ghi)

Vân Khánh - Việt Khuê

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 23 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 3 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top