Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cứ 100 người có 20 người bị mề đay

Thứ hai, 11:07 08/12/2014 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh mề đay tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sống, khiến người bệnh khó chịu phải đến bệnh viện khám và điều trị.

 

Với những người bị mề đay mãn tính, nên tìm đến các chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ (ảnh minh họa).
Với những người bị mề đay mãn tính, nên tìm đến các chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ (ảnh minh họa).

 

Cứ lạnh là gãi luôn tay

Mấy hôm nay thời tiết trở lạnh, chị Nguyễn Mai Loan (ở khu TT Bách Khoa- Hà Nội)  thấy bứt rứt, ngứa ngáy khắp người, trên da xuất hiện những mảng đỏ và dày sần sùi trên bề mặt da khiến chị mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Chị Loan cho biết, cứ mỗi lần vào mùa đông là chị rất khổ sở, khó chịu vì căn bệnh mề đay mẫn cảm với thời tiết lạnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng ngứa như người bệnh tiếp xúc với dị nguyên lạ, có người dị ứng do nắng, nóng, cây cỏ, ăn uống, thuốc, khói bụi, hoặc không khí trong nhà không thông thoáng… Có người lại bị nổi mày đay do lạnh.

Theo các bác sĩ da liễu, mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 - 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 - 40.

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp. Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Biểu hiện của chứng mề đay thường xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì mề đay lặn mất, không để lại dấu vết.

Mề đay có thể điều trị  bằng Tây y và Đông y

Theo TS. BS Nguyễn Minh Quang – Phó Giám đốc BV Da liễu (Hà Nội), nếu là mề đay do dị ứng thời tiết thì không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là với những ai không chịu được ngứa, luôn tay gãi gây trầy xước da.

Tuy nhiên khi người bệnh có những dấu hiệu như nổi ban đột ngột, cảm giác căng ngứa, nổi mề đay nhiều, lưỡi, thanh quản bị phù sẽ gây suy hô hấp phải xử lý cấp cứu. Có nhiều trường hợp bị nổi mụn nước hay xuất huyết, sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa cũng cần phải đến bệnh viện để điều trị. Theo BS Nguyễn Minh Quang, bệnh nhân cần tránh lạnh, giữ ấm cơ thể. Khi đi ngoài đường vào mùa đông cần che chắn, mang khẩu trang, găng tay, mũ, chân đi tất…

Đặc biệt cần có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để có thêm năng lượng, tăng sức đề kháng. Theo các bác sĩ da liễu, để điều trị mề đay, cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh. Ví dụ người bệnh có thể tránh một số thức ăn gây dị ứng (đối với một số người là các loại thức ăn như cua, cá, chất tanh…). Một số người lại cần  tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê...

Đối với mề đay mãn tính, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa, thực hiện thêm các xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp. Có thể chữa theo Đông y hoặc Tây y, tùy điều kiện của người bệnh nhưng đều phải do thầy thuốc tại các cơ sở y tế uy tín thực hiện.

 

Không tùy tiện dùng thuốc

 

 

Để điều trị căn bệnh mề đay do thời tiết, theo các chuyên gia, trước tiên người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau: 

Những người dễ bị khô da khi trời lạnh, hanh, nên gội đầu bằng bồ kết thay vì dầu gội thông thường, bởi hóa chất trong dầu gội dễ gây kích ứng da tay và da đầu.

Đối với những người bị mề đay do lạnh, trước khi ra ngoài cần chú ý mặc ấm, đi găng tay, tất, tắm ấm. Hạn chế ra lạnh quá sớm để giảm bớt các đợt tái phát bệnh.

Với mề đay do nóng, người bệnh nên hạn chế đến mức tối đa tác động của ánh mặt trời lên da.

Nên giữ làn da luôn mềm, mịn bằng các loại kem dưỡng da phù hợp; không dùng các thức ăn và đồ uống có cồn, cay hoặc nóng như rượu, trà, cà phê…

Người bệnh không tự ý mua thuốc, uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi thuốc cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh mề đay mãn tính trở nên trầm trọng hơn.

 

Thiện Ân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 52 phút trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 4 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ăn nhãn, bé gái 5 tuổi (Phú Thọ) bất ngờ bị ho sặc, hóc, khó thở, tím tái. Người nhà sơ cứu tại chỗ nhưng không hiệu quả.

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều tối 24/3, Bộ Y tế đưa ra thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024 đã tử vong và đưa ra 5 biện pháp để phòng chống.

Top