Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con viêm phổi nặng vì bị mẹ… “quên” tiêm phòng sởi

Chủ nhật, 16:00 05/11/2017 | Y tế

GiadinhNet - Gần 2 tháng qua, đã có khoảng 50 bệnh nhi mắc bệnh sởi tới Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị, trong đó rất nhiều trẻ chưa được tiêm phòng vaccine sởi. Gần 50% bệnh nhi mắc sởi ở độ tuổi dưới 9 tháng chưa đủ tuổi tiêm, nhưng trong số trẻ còn lại, không ít trường hợp là do bố mẹ chủ quan, “quên mất”.


Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Ảnh: Chí Cường

Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Ảnh: Chí Cường

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng trẻ mắc sởi

Mắc bệnh sởi đã 3 tuần nay, bé T.H (20 tháng, ở Hà Nội) không may bị biến chứng viêm phổi. Sau khi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé đã thoát khỏi tình trang suy hô hấp nặng, các nốt phát ban cũng đã lui dần.

Ban đầu, bé H bị sốt cao liên tục 38-40oC, gia đình lo cháu bị sốt xuất huyết nhưng không phải. Sau đó, cháu xuất hiện tình trạng ho, hắt hơi, chảy mũi, có gỉ mắt… rồi những hạt nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má. Mấy ngày sau cháu phát ban khắp người. Nhưng rồi rất nhanh, bé H khó thở, co kéo nhiều lồng ngực, hoặc có cơn tím tái thở rít… Gia đình vội vàng đưa con đến viện.

Đáng nói là, dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé H chưa được tiêm phòng vaccine sởi, dù theo khuyến cáo, mũi đầu tiên trẻ cần tiêm phòng sởi là lúc 9-11 tháng. Mẹ bé cho biết, gia đình chưa cho con tiêm phòng vì… “quên mất”. “Cháu hay đau ốm, hễ cứ mỗi lần định đi tiêm thì cháu lại ốm, viêm phổi nên cứ lần lữa mãi”, mẹ bé H cho biết.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, rải rác từ đầu năm đến nay đều có bệnh nhi mắc sởi đến khám và điều trị. Nhưng 2 tháng gần đây, con số này tăng khá mạnh, trung bình có 24-26 bệnh nhi mắc sởi đến viện khám, điều trị. Đặc biệt là, rất nhiều trong số đó có sốt kèm theo viêm phổi nặng, có tổn thương ban đỏ toàn thân, biểu hiện tổn thương viêm kết mạc. Nhiều cháu vào viện đã suy hô hấp nặng, phải thở máy.

Ngày 3/11, chia sẻ tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 230 ca sởi. Bệnh nhân tập trung ở các tỉnh phía Bắc (100 ca), trong đó nhiều nhất tại Hà Nội (45 bệnh nhi), sau đó là Hải Dương (17 ca), Nghệ An (8 trường hợp)…

Cả nước chỉ có một bệnh nhi Hà Nội tử vong do sởi, đó là bé H.B.A (SN 2017, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội) tử vong do có liên quan đến sởi vào đầu tháng 10 vừa qua.

Các bác sĩ cũng lưu ý, hơn 45% số trẻ mắc sởi điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương có độ tuổi dưới 9 tháng, chưa tới thời điểm tiêm phòng mũi vaccine sởi đầu tiên. Điều này có nghĩa là kháng thể truyền từ mẹ sang con để chống lại bệnh sởi không có hoặc rất thấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp cha mẹ không cho con đi tiêm phòng vaccine sởi.

Tại Hà Nội, số ca mắc sởi được đánh giá là cao hơn cùng kỳ năm trước tới 42 ca, và dịch năm nay đến sớm. Bệnh sởi mắc rải rác tại 21 quận, huyện và có xu hướng tăng trong các tuần gần đây với trung bình là 4-5 bệnh nhân/tuần.

Tại quận Hà Đông, hiện trên địa bàn quận có 4 ca mắc sởi, đều là trẻ chưa tiêm phòng do ốm hoặc mắc bệnh bẩm sinh nên chưa thể tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi. Theo thống kê từ năm 2012-2016, tổng số trẻ chưa tiêm sởi là hơn 32.000 ca.

Vì vậy, Hà Nội sẽ tiến hành rà soát đối tượng tiêm chủng trên toàn thành phố trong tháng 11/2017 với tất cả các trẻ dưới 5 tuổi. Mặt khác, sẽ tổ chức tiêm chủng bổ sung hằng tuần cho đối tượng trẻ dưới 5 tuổi bị muộn, chậm so với lịch tiêm các loại vaccine trong tiêm chủng mở rộng.

Những lưu ý vàng để tránh cho con bị biến chứng vì sởi

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, mùa đông - xuân là thời điểm dễ bùng phát các bệnh lây qua đường hô hấp trong đó có sởi. Bên cạnh đó, trong 3 - 4 năm qua, tỷ lệ tiêm ngừa sởi đạt 97%, nghĩa là vẫn còn 3% trẻ không được tiêm chủng nên dễ mắc bệnh, cần tập trung tiêm vét.

Liên quan đến việc rất nhiều trẻ mắc sởi khi chưa đến tuổi tiêm phòng vaccine sởi, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, Bệnh viện đã có đề xuất với Bộ Y tế (Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng) xem xét lại, cho phép tiêm bổ sung cho các phụ nữ ở tuổi mang thai và bổ sung tiêm vét vaccine sởi cho toàn thể cộng đồng nhằm mục tiêu nâng cao kháng thể chống sởi ở nhóm đối tượng những bà mẹ mang thai và tuổi sinh đẻ, trong cộng đồng.

Theo TS Nguyễn Tiến Lâm (Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương), để nhanh chóng phát hiện con mắc sởi, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bệnh như: Sốt liên tục 38 – 40oC, kèm theo viêm kết mạc, dử mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp.

Sau đó nổi những hạt nhỏ màu trắng/xám trên niêm mạc má rồi mất nhanh trong vòng 12 - 18 giờ. Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban.

Ban mọc theo thứ tự: Sau tai, hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, toàn thân. Nốt ban của bệnh sởi có màu hồng nhạt, mịn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, ban xen giữa những khoảng da lành, ban có thể rải rác hoặc dày, có thể ngứa.

Thường 3- 4 ngày sau khi ban mọc, ban mất theo thứ tự như khi mọc và để lại vết thâm trên da, có thể có bong vảy nhẹ, khoảng một tuần sau hết.

Khi bị bệnh, trẻ nên được cách ly ở nhà, chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt; hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nếu bé sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp... nên đưa đến bệnh viện để tránh biến chứng. Phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng kháng sinh và chỉ dùng khi có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.

“Với bệnh sởi, không nhất thiết phải nhập viện điều trị, đặc biệt là ở tuyến trên để tránh lây chéo, mà có thể được điều trị tại cơ sở y tế tuyến dưới, hoặc chăm sóc ở nhà. Nhưng do nhiều gia đình chưa hiểu biết các chăm sóc về đường hô hấp, những cách thức về cách ly, phòng ngừa, tránh tiếp xúc cho những em bé khác, cho người lớn nên nhiều trẻ biến chứng”, TS Nguyễn Tiến Lâm nói.

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể mắc các biến chứng như: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng (do quá kiêng khem), loét giác mạc do thiếu sinh tố (vitamin) A. Các biến chứng này rất nặng và dễ gây tử vong.

Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi mắc sởi, trẻ sẽ có miễn dịch bền vững. Khi trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 giờ trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 13 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 2 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Bị cuốn vào gầm máy cày, người đàn ông bị vỡ ngực, tình trạng nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc cày ruộng, người đàn ông ở Bắc Giang bị cuốn vào gầm máy cày, bị các lưỡi phay chém vỡ nát xương ức, đứt động mạch ngực, dập thủy phổi và màng tim...

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Cấp cứu bệnh nhân thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng ổ bụng, thủng ruột do uống thuốc còn nguyên vỉ.

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Thấy tình trạng huyết khối của con được cải thiện, bố mẹ bé trai tự ý dừng thuốc khiến trẻ biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Bị chó nhà hàng xóm tấn công lúc đang quét ngõ, cụ bà phải khâu gần 70 mũi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, tất cả các vết thương đều hở, chảy nhiều máu nên phải khâu gần 70 mũi.

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Cô gái 26 tuổi tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân mua trên mạng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 26 tuổi đột ngột mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống thuốc giảm cân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine có trong sản phẩm chị mua trên mạng.

Top