Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện người bác sĩ “phải lòng” đảo xa

Thứ sáu, 08:00 24/06/2016 | Y tế

GiadinhNet - Quyết tâm rời thành phố hoa lệ, BS Luân Thanh Trường đã chọn xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) - xã đảo xa xôi, duy nhất của TPHCM - để gắn bó với nghề thầy thuốc. Tính đến nay, BS Thanh Trường đã có hơn 10 năm “cắm sào” ở Thạnh An, nơi còn khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Người dân ở đây khi được hỏi, đều trìu mến nói: “Bác sĩ Trường hả? Ông là người nhà của cả đảo này đó!”.

Trạm Y tế xã đảo Thạnh An, nơi là “mái nhà thứ 2” của BS Trường suốt 10 năm qua. Ảnh: Đỗ Bá
Trạm Y tế xã đảo Thạnh An, nơi là “mái nhà thứ 2” của BS Trường suốt 10 năm qua. Ảnh: Đỗ Bá

Ca đỡ đẻ lúc nửa đêm

Năm 2008, tại Trạm Y tế xã đảo Thạnh An, khoảng 23h đêm, BS Luân Thanh Trường vốn độc thân nên “nội trú” tại trạm, đang xem đá bóng trên màn hình tivi thì nghe tiếng người cầu cứu: “Vợ em đau đẻ quá rồi bác sĩ ơi!”. Chạy nhanh ra cổng trạm, BS Trường thấy anh Tuấn - một ngư dân đang dìu vợ, miệng la oai oái. Tức tốc hai người đưa thai phụ vào phòng. Qua thăm khám, BS Trường nhận thấy người phụ nữ đã có dấu hiệu chuyển dạ, không thể kéo dài thêm thời gian được nữa, nếu chuyển về đất liền sinh nở thì nguy cơ đẻ trên tàu là quá lớn. Lúc đó nguy hiểm, rủi ro còn nhiều hơn là tại Trạm Y tế vốn thiếu thốn đủ thứ. Hội ý nhanh với người chồng, BS Trường quyết định đỡ đẻ. Cũng may hôm ấy có một hộ lý cùng trực tại trạm nên thêm người hỗ trợ. Tiếng khóc oa oa chào đời của em bé không chỉ khiến bố mẹ bé mừng khôn tả mà còn khiến BS Trường thở phào nhẹ nhõm vì sau hai năm ra đảo, đây là lần đầu tiên anh đỡ đẻ.

Sau khi rời quân ngũ (năm 1991), chàng bộ đội phục viên Luân Thanh Trường theo đuổi Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM). Đến năm 2005, anh nhận công tác tại Trạm Y tế Lý Nhơn - một xã đất liền thuộc huyện Cần Giờ. Dù là "dân Sài Gòn xịn" nhưng vốn con nhà nghèo cộng với máu lính, nên trăm cái khó ở vùng đất "khỉ ho cò gáy" Lý Nhơn hồi ấy không hề khiến BS Trường chùn chân.

Nhiều cư dân ở Lý Nhơn vẫn nhắc đến BS Trường bởi câu chuyện hết lòng vì người bệnh của anh. Hồi ấy có một sản phụ bị băng huyết. May mắn, em bé sơ sinh thì đã an toàn, đang được chăm sóc tại Bệnh viện Cần Giờ. Theo nguyên tắc, xe cứu thương sẽ đưa bệnh nhân từ Cần Giờ đến bệnh viện tuyến trên. Ấy vậy mà sản phụ này cứ nằng nặc đòi về Bệnh viện huyện Gò Công (Tiền Giang) chỉ vì ở đó có mẹ ruột, vả lại hoàn cảnh quá túng bấn nên chị "không dám" lên bệnh viện ở TPHCM. Song từ Lý Nhơn về Gò Công chỉ có thể đi tàu, vậy là BS Trường xung phong hộ tống.

Tại bến tàu, thấy sản phụ được xe cứu thương vận chuyển vì sức khỏe yếu, nên chẳng chủ tàu nào dám nhận. BS Trường đành nài nỉ "uốn ba tấc lưỡi" nói tình lý, nói chuyện làm ơn hưởng phước… mãi mới có một chủ tàu đồng ý chở. Sang Gò Công, trời chiều tối lại mưa, sản phụ thì do đi đứng vận động nên như lả đi, tìm mãi chẳng có xe ôm, BS Trường chỉ còn cách cõng bệnh nhân. Đến Bệnh viện huyện Gò Công, giao bệnh nhân cho đồng nghiệp xong, BS Trường lại lặn lội đi tìm nhà thân nhân sản phụ để báo tin. Khi được hỏi "Có ngại không?", anh chỉ cười hiền: “Mệt thì có mệt nhưng không ngán. Lúc đó mình vừa là bác sĩ với bệnh nhân, vừa tình người với nhau. Cứu giúp người thì vất vả cỡ nào cũng làm”.

Quyết định "bỏ phố ra đảo"!

BS Luân Thanh Trường, người yêu đảo xa hơn cả thành thị. Ảnh: Đ.B
BS Luân Thanh Trường, người yêu đảo xa hơn cả thành thị. Ảnh: Đ.B

Sau 4 năm ở Lý Nhơn, BS Luân Thanh Trường được rút về một bệnh viện tuyến quận trong nội thành. Nhà ở Bình Thạnh còn mẹ già với bốn người em đang phải lao động mưu sinh vất vả thì đây quả là cơ hội tốt đối với BS Trường. Tuy nhiên, anh lại khiến mọi người ngạc nhiên khi chọn xã đảo Thạnh An để đến làm việc. Quyết định của BS Trường đã khiến không ít người bàn tán vì "lấy làm khó hiểu".

Khi trò chuyện cùng anh, chúng tôi mới hiểu, hóa ra đằng sau quyết định gây ngạc nhiên ấy là cả một câu chuyện dài. BS Trường kể, hồi còn công tác ở Lý Nhơn, anh thường có dịp đi ra xã đảo Thạnh An. Cứ mỗi lần đến, anh lại nhói lòng khi chứng kiến cảnh vất vả của người dân lúc đau ốm, cần chữa trị. Nhiều trường hợp đã tử vong chỉ vì những tai nạn, căn bệnh không đáng phải chết nếu được cứu chữa kịp thời. Có trường hợp em bé đi chăn vịt bị rắn cắn mà không được sơ cứu, điều trị kịp thời nên đành bỏ mạng. BS Trường luôn cảm thấy ám ảnh trước những câu chuyện như thế. Anh hiểu người dân xã đảo nghèo khó này rất cần đến mình và "cái tạng" của anh cũng hợp với miền đất này hơn so với chốn phồn hoa náo nhiệt thị thành. Ngày qua ngày, xã đảo Thạnh An càng hiện hữu rõ nét hơn trong tâm trí người bác sĩ, để đến khi có cơ hội điều chuyển thì anh nói ngay: “Tôi xung phong đi Thạnh An”.

Sinh năm 1966, hồi BS Trường chính thức đến xã đảo duy nhất của TPHCM để hành nghề thì đã 39 tuổi. Vì còn độc thân nên anh trở thành “bác sĩ nội trú” tại Trạm Y tế xã luôn. Nào ngờ một cô gái Thạnh An đã khiến anh thay đổi. Mối tình ba năm giữa chàng bác sĩ và cô gái xứ đảo đã khiến anh có thêm lý do để "trụ lại" mãi mãi nơi đây. BS Trường chia sẻ: “Đã có vợ, có con ở đây, tình yêu mình dành cho hòn đảo này đã đơm hoa kết trái rồi, nên mình càng toàn tâm toàn ý ở lại với bà con xứ đảo”.

Là Trạm trưởng Trạm Y tế xã đảo Thạnh An, BS Luân Thanh Trường cũng là người “bao sân” toàn đảo từ chăm lo sức khỏe ban đầu cho người dân đến vận động, thực hiện công tác DS-KHHGĐ. “Mình thấy hạnh phúc vì đang ở đúng nơi bà con cần...”, BS Trường chia sẻ.

Là anh cả trong gia đình lao động nghèo, thời học sinh, BS Luân Thanh Trường phải phụ mẹ buôn bán vặt trong bến xe Chợ Lớn từ 23h đến 10h sáng hôm sau. Sau khi giải ngũ, anh chọn theo học tại Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch vì trường này có học bổng, sẽ nhẹ gánh với mẹ già về tiền bạc. Dù vậy, tại thời điểm đó, em trai của anh cũng thi đậu ĐH Kiến trúc TPHCM, song phải bỏ để nhường anh cơ hội đi học (người này sau đó cũng hoàn tất chương trình đại học). Thời sinh viên, Luân Thanh Trường làm bảo vệ đêm trong một trường mầm non ở quận Bình Thạnh để được ăn, ở không phải mất tiền. Cuộc sống nghèo khó đã tạo nên một Luân Thanh Trường mạnh ý chí, vững tinh thần, hoài bão phục vụ cộng đồng và đáng quý nhất là không hề đặt nặng vấn đề tiền bạc trong cuộc sống.

Đỗ Bá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top