Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ động ứng phó dịch cúm gia cầm

Thứ bảy, 08:13 18/03/2017 | Y tế

GiadinhNet - Cúm A/H7N9 tại Trung Quốc hiện vẫn diễn biến phức tạp, khả năng tràn vào Việt Nam rất cao. Dù khẳng định Việt Nam có khả năng phát hiện ngăn chặn sự lây lan của cúm A/H7N9, nhưng các chuyên gia dịch tễ cho biết, gia cầm nhiễm chủng cúm này lại không có biểu hiện gì, nên việc chính quyền, người dân chủ động phòng dịch rất quan trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn tiết canh, gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Ảnh: Chí Cường
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn tiết canh, gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Ảnh: Chí Cường

Cúm A/H7N9 vẫn diễn biến rất phức tạp

Đánh giá về nguy cơ lây lan dịch cúm A/H7N9 từ Trung Quốc vào Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến rất phức tạp, đây là lần dịch cúm A/H7N9 bùng phát lần thứ 5 tại Trung Quốc với quy mô mắc lan rộng về địa bàn, lan nhanh về số lượng. Đáng nói, trước đây, Trung Quốc rất khó khăn trong việc tìm virus gia cầm, nhưng nay đã phát hiện ở 10% mẫu môi trường và 15% mẫu gia cầm. Sự xuất hiện dày đặc hơn của virus này càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ gia cầm lên người.

Hiện nay, Bộ Y tế nhận định dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể. Bộ Y tế cũng đã nâng mức cảnh báo dịch vì Việt Nam có đường biên dài với Trung Quốc, tình trạng buôn bán gia cầm nhập lậu vẫn diễn ra phức tạp qua đường mòn lối mở. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, thời gian qua, giá gia cầm Trung Quốc giảm mạnh, chỉ khoảng 5 nhân dân tệ/kg, tương đương 17.000 đồng/kg. Nếu người dân vì lợi nhuận tiếp tục nhập lậu gia cầm thì khả năng dịch lây lan rất cao. Trong khi đó, tập quán chăn nuôi, giết mổ gia cầm trong nước vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh…

Với những “mối nguy” đó, ngay khi có thông tin về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, các ngành Y tế và Nông nghiệp đã phối hợp với nhau để tăng cường giám sát ca bệnh trên người, nhất là trên đàn gia cầm. Nếu phát hiện virus gia cầm sẽ kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch, tránh lây lan rộng ra cộng đồng. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã thực hiện giám sát virus cúm trên gia cầm, môi trường chăn nuôi. Ngoài ra, ngành này đã bắt đầu triển khai xét nghiệm phát hiện virus nhanh ngay thực địa, tức có thể kiểm tra ngay tại chợ và sẽ có kết quả về lây nhiễm virus ngay sau 1 tiếng.

Đối với ngành Y tế, chúng ta cũng lấy mẫu trên người để xét nghiệm. Đến nay, tất cả các mẫu đều âm tính với virus cúm A/H7N9. Ngành Y tế cũng chuẩn bị sẵn sàng về trang thiết bị, máy thở và thuốc kháng virus. Bộ đã yêu cầu các cơ sở y tế tiến hành ra soát, chuẩn bị về thuốc men, cơ sở vật chất, đặc biệt là khu vực cách ly khi có ca bệnh nghi ngờ. Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định với năng lực hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát hiện ngăn chặn sự lây lan của cúm A/H7N9.

“Về khả năng chẩn đoán xét nghiệm, chúng ta có hệ thống phòng xét nghiệm trên toàn quốc, đặc biệt các Trung tâm cúm quốc gia đều đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Do đó, Việt Nam đã chủ động được việc xét nghiệm chẩn đoán xác định các chủng virus cúm gia cầm bao gồm cả cúm A/H7N9, A/H5N1, A/H5N6, đồng thời có thể giải trình tự gene để phát hiện sự biến chủng của virus”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Diễn tập chống cúm

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, một trong những biện pháp quan trọng để dịch bệnh cúm A/H7N9 không xâm nhập vào nước ta là hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng gia cầm nhập lậu và không qua kiểm dịch.

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt đối với cúm A/H7N9 khác với các chủng cúm khác là gia cầm nhiễm virus cúm A/H7N9 không có biểu hiện bệnh nên rất khó phát hiện và phòng tránh. Việc chủ động phòng chống dịch là rất cần thiết. Do đó, từ đầu tháng 3/2017 đến nay, Bộ Y tế và các địa phương như Hà Nội, Lạng Sơn đã tích cực tổ chức các buổi diễn tập liên ngành phòng chống cúm A/H7N9 và cúm độc lực cao lây sang người. Tại mỗi buổi diễn tập, đều có các tình huống giả định.

Đơn cử, ngày 17/3 tại Lạng Sơn, qua xét nghiệm, phát hiện gia cầm của một hộ gia đình kinh doanh tại khu Hoàng Văn Thụ (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) bị nhiễm virus cúm A/H7N9, Trạm Thú y huyện này đã dùng các biện pháp phòng hộ khi tiếp xúc với gia cầm bị bệnh, xử lý ổ dịch, thu gom và tiêu hủy gia cầm mắc bệnh. Cùng với đó, Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc tổ chức giám sát, khoanh vùng, điều tra, xử lý ổ dịch trên người. Bệnh nhân trong vùng ổ dịch bị ho nhiều, tức ngực cần được cấp cứu, vận chuyển đến khu vực cách ly, điều trị tại Phòng khám đa khoa khu vực Đồng Đăng.

Cũng trong tình huống diễn tập tại địa bàn thị trấn Đồng Đăng, khoảng 8h30 sáng 17/3, qua kiểm tra khách nhập cảnh vào Việt Nam tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phát hiện 2 công dân nước ngoài mang quốc tịch Hàn Quốc có dấu hiệu sốt cao, khó thở, nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9. Người bệnh đã được cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế đưa vào khu cách ly tại chỗ của cửa khẩu, thăm khám và xử lý theo quy trình phòng dịch của Bộ Y tế…

PGS.TS Trần Đắc Phu chia sẻ, mục đích của buổi diễn tập là giúp chủ động chống dịch. Nếu có dịch xảy ra thì lực lượng chức năng có thể thuần thục các biện pháp phòng chống vì cúm A/H7N9 lây truyền mạnh, nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Nếu không thực hiện các thao tác thuần thục thì dịch bệnh sẽ lây sang chính những người đi dập dịch, rồi lây ra cộng đồng.

Cũng do cúm A/H7N9 khó phát hiện trên đàn gia cầm, vì thế để phòng dịch, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, người dân cần thay đổi tập quán chăn nuôi, giết mổ gia cầm. Cần chú trọng công tác tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, giết mổ kinh doanh gia cầm. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: “Người dân hoàn toàn có thể chủ động dùng vôi bột để khử trùng, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh”.

Chuyên gia chỉ cách đề phòng cúm gia cầm:

- Không ăn tiết canh, gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc.

- Đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

- Nếu có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top