Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly

Thứ năm, 15:00 19/03/2020 | Y tế

GiadinhNet - Vừa qua đã xảy ra tình trạng một số ít nơi thực hiện chưa đúng việc cách ly khiến gây lãng phí và hoang mang cho người dân, chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19. PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi ngắn với PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này.

Chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly - Ảnh 1.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể

Hiện nay, việc cách ly có một số nơi thực hiện chưa hợp lý, khiến lãng phí và gây hoang mang cho người dân, ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

- Tôi cho rằng việc cách ly tại nhà, cách ly cộng đồng (khoanh vùng một cộng đồng để cách ly) là rất quan trọng. Tuy nhiên, quyết định cách ly phải dựa trên bằng chứng khoa học.

Virus gây COVID-19 chỉ lây trong tiếp xúc gần, hoặc tiếp xúc bề mặt có virus do người mắc bệnh thải ra. Xác định lây nhiễm đến đâu, chúng ta tổ chức cách ly, khoanh vùng đến đó. Điều này phải dựa trên điều tra dịch tễ của cơ quan chuyên môn. Tôi cho rằng ở các tỉnh, vai trò của các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế rất quan trọng.

Hiện Bộ Y tế có Quyết định 904 về hướng dẫn cách ly, khoanh vùng trong đó nói rất cụ thể về việc cách ly một cụm dân cư, một tổ dân phố, một dãy phố hoặc một nhà chung cư. Nhưng kể cả những bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm không liên hệ với với cộng đồng bên cạnh, nhà bên cạnh thì cũng chỉ cách ly họ tại nhà đó (nhà bệnh nhân/người nghi nhiễm-PV) và có thể xử lý những biện pháp khử khuẩn rộng hơn ở những nhà liền kề.

Để đáp ứng yêu cầu cần thiết, tuỳ vào tình hình diễn biến, chúng ta đã quyết định cách ly một khu vực, có thể rộng hơn. Tuy nhiên trong quá trình cách ly, nếu chúng ta xác định dịch không lây lan đến mức độ phải nới rộng như thế thì có thể rút gọn phạm vi cách ly.

Một tình huống khác, cũng có thể chúng ta phát hiện những ca mắc bệnh đã đi đến chỗ khác mặc dù họ không ở đó, có yếu tố lây nhiễm tới vị trí khác, thì chúng ta sẽ tổ chức cách ly ở chỗ khác đó. Linh hoạt trong khoanh vùng, cách ly cộng đồng là điều rất quan trọng.

Chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Đắc Phu. Ảnh: PV


Đã từng xảy ra tình trạng dù chính quyền chỉ khoanh vùng cách ly một khu vực nhỏ, nhưng người dân địa phương đó (không thuộc vùng cách ly) đi đến chỗ khác lại bị coi là "đến từ vùng dịch" và nhận những thái độ ứng xử chưa đúng mực. Theo ông, những người trong vùng dịch được xác định như thế nào?

- Chúng ta phải hiểu rất đúng vấn đề. Xác định một vùng dịch phải xác định được những người lây nhiễm và yếu tố khả năng lây nhiễm.

Những chỗ đã xác định được người lây nhiễm hoặc có yếu tố lây nhiễm thì xác định được vùng dịch. Vùng dịch có thể rất nhỏ, chỉ 2-3 nhà. Chỉ khi nào không xác định được ca bệnh này ở đâu, mà lại "lây lan lung tung" mới đặt ra vấn đề vùng dịch lớn hơn.

Vừa qua, chúng ta đã xác định, phát hiện được rất rõ nguồn bệnh là từ bên ngoài về (ca xâm nhập), hoặc có những ca bệnh lây từ ca xâm nhập. Chúng ta cũng xác định được vùng đó chỉ có ở những đối tượng đó, khu phố nhỏ đó, kể cả người sống gần nhưng không tiếp xúc người bệnh thì không thể coi họ là ở vùng dịch.

Tôi thấy hiện nay có những quan điểm kỳ thị rất không tốt xuất phát từ việc hiểu chưa đúng. Để lây nhiễm COVID-19 có nhiều con đường, nhưng chủ yếu là phải tiếp xúc gần, không thực hiện đúng, đủ các biện pháp phòng hộ, vệ sinh...

Tôi cũng nắm được thông tin, vừa qua có tình trạng coi người đến từ/đi qua Hà Nội là người ở vùng dịch. Điều này hoàn toàn không đúng bởi dịch xảy ra ở một vài điểm, vài gia đình. Chúng ta cần hiểu biết để có ứng xử, hành vi đảm bảo vừa thực hiện phòng bệnh, vừa thực hiện đoàn kết người dân trong chống dịch lúc này.

Khử khuẩn phải đúng cách

Chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly - Ảnh 3.

TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thực hiện cách ly, khoanh vùng một số tuyến phố sau khi phát hiện nhiều người lây nhiễm COVID-19. Ảnh: TTXVN

Về vấn đề khử khuẩn môi trường, theo ông làm thế nào để khử khuẩn đúng cách?

- Trong xử lý dịch bệnh, vấn đề khử khuẩn môi trường là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc khử khuẩn phải đúng cách, căn cứ vào cơ chế lây nhiễm.

Với COVID-19, virus qua các giọt bắn có thể rơi xuống các bề mặt. Khi bàn tay sờ vào tay nắm cửa, các vật dụng, rồi cho lên mắt, mũi, miệng sẽ gây lây nhiễm. Do đó, việc lau các bề mặt như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, thiết bị vệ sinh, sàn nhà, mặt bàn, vật dụng hàng ngày... - những nơi bàn tay thường tiếp xúc - vô cùng quan trọng. Việc vệ sinh khử khuẩn này có thể dùng hoá chất để lau.

Việc phun hoá chất chỉ nên phun ở các vật dụng có khả năng lây lan virus trong nhà, còn việc phun ngoài đường, phun trên không gian bên ngoài không có tác dụng vì không có virus ở đó.

Ngoài ra, để phòng dịch, chúng tôi nhấn mạnh nhiều lần, việc rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, hoặc khử khuẩn tay là điều tất yếu, rất quan trọng. Các thời điểm rửa tay cần thiết là ngay sau khi về nhà; sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như: bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can...; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ, người ốm; trước khi ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm và khi bàn tay bẩn. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Võ Thu (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 giờ trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top