Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chân nổi búi xanh, mạng nhện… coi chừng bệnh trọng

Thứ tư, 08:53 10/08/2016 | Y tế

GiadinhNet - Khoeo chân nổi các búi xanh, mặt trước có đám “mạng nhện” tím tái nhằng nhịt khiến chị Trần Thị H không dám mặc váy hay quần ngắn. Lo lắng vì mất thẩm mỹ, chị đi khám thì mới bàng hoàng khi được chẩn đoán mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nông…

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông bằng phương pháp mới ở Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103). Ảnh: BVCC
Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông bằng phương pháp mới ở Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103). Ảnh: BVCC

Đi giải quyết “thẩm mỹ” ai dè phát hiện bệnh

Từ hơn một năm nay, chị Trần Thị H (giáo viên, 45 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) bỗng nhiên thấy khoeo chân nổi gân xanh, còn mặt trước có đám “mạng nhện” tím tái nhằng nhịt, nhìn qua còn tưởng chị bầm tím do va đập. Cách đây ít tháng, thỉnh thoảng chị lại thấy chân, bàn chân tê bì, “tức tức” khó chịu, nhất là những ngày chị phải đứng lớp liên tục. Đến chiều tối, chị lại thấy nặng chân, chỉ cần nằm gác chân lên cao, cảm giác đó lại dịu dần và biến mất.

Chị H tâm sự, cảm giác tức chân đó không đáng lo nên chị bỏ qua, điều khiến chị không yên tâm, là đám mạng nhện và gân xanh kia rất mất thẩm mỹ. Đến nỗi, gần một năm nay, chị không dám mặc váy hay quần ngắn. Cuối tháng 7 vừa rồi, chị quyết định đi khám ở Bệnh viện Quân y 103 với hi vọng “hóa giải” đám búi vằn vện kia trước khi vào năm học mới. Kết quả, chị giật mình khi được bác sĩ khoa Tim mạch chẩn đoán bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông, phải điều trị trước khi bệnh diễn biến nặng.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, BS Trần Đức Hùng, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103) cho biết: Suy giãn tĩnh mạch nông là bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt và thoáng qua. Người bệnh thường có biểu hiện như đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu, ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, châm chích...

Giai đoạn tiến triển bệnh suy giãn tĩnh mạch nông sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, vị trí mặt trước cẳng chân hoặc ở phía khoeo chân, các mảng bầm máu trên da.

“Điều bất ngờ là không ít trường hợp đến khám tại Khoa thường vì lý do thẩm mỹ như chị H trên đây hơn là vì lo lắng cho sức khỏe, hoặc có thể, họ có cảm giác bàn chân mỏi, cứng, tức chân, khó chịu nhưng không hiểu bệnh lý mình đang mắc phải”, BS Hùng cho biết.

Trong khi đó, nếu để bệnh diễn biến lâu mà không phát hiện và điều trị, hậu quả đầu tiên có thể thấy là yếu tố thẩm mỹ trên đôi chân bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị loạn dưỡng, gây loét da cẳng chân. Lúc đầu loét chân có thể tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng gây thuyên tắc mạch phổi, từ đó gây biểu hiện nhồi máu phổi, phải cấp cứu, thậm chí có thể biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Điều trị cách nào?

BS Hùng cũng cho biết, dù gây suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhưng nguyên nhân chính xác gây nên bệnh này vẫn chưa được xác định rõ. Có thể bệnh là do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt, ít thay đổi tư thế vận động, hoặc bị thoái hóa hệ van tĩnh mạch khiến việc đẩy máu về tim kém hơn, gây ứ trệ máu ở phần xa chi thể. Đa phần, những người lao động phải đứng nhiều, ngồi lâu, không thay đổi tư thế, như nhân viên văn phòng, bà nội trợ, giáo viên… hoặc những người béo phì, thừa cân, đôi chân phải “gồng gánh” nhiều hơn cũng dễ mắc bệnh này. Nữ giới thường mắc nhiều hơn nam giới.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có triệu chứng khá rõ nên khi đi khám ở cơ sở chuyên khoa, bệnh nhân được khám lâm sàng có thể phát hiện. Ngoài ra, khi siêu âm hệ tĩnh mạch, các bác sĩ cũng đánh giá được tình trạng suy van, thoái hóa hệ van tĩnh mạch.

Trước đây, khi điều trị cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông, song song với việc tư vấn bệnh nhân thay đổi lối sống, cách sinh hoạt chú trọng vận động, bệnh nhân cũng được cho sử dụng thuốc tăng trương lực thành mạch giúp đẩy máu về. Việc điều trị bằng thuốc này được tiếp diễn lâu dài, bền bỉ và chỉ mang tính phối hợp. Bệnh nhân cũng được tư vấn đi tất áp lực (được cấu tạo gần giống quần gen cho phụ nữ ép bụng) giúp hỗ trợ mạch suy giãn.

Mới đây, các bác sĩ Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103) đã áp dụng thành công đồng thời 2 kỹ thuật mới, tân tiến nhất trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông. Đó là phương pháp tiêm xơ và đốt tĩnh mạch xẹp sử dụng tia laser hoặc sóng cao tần. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật khác nhau.

Theo đó, đối với phương pháp tiêm xơ, được áp dụng chủ yếu với các tĩnh mạch nhỏ (mạng nhện, búi giãn nhỏ). Hóa chất sẽ được tiêm vào tĩnh mạch, gây xơ dính, xẹp tĩnh mạch. Khi lòng tĩnh mạch dính chặt vào nhau, máu không vào được các tĩnh mạch, “mạng nhện” sẽ “biến mất”. Còn phương pháp đốt tĩnh mạch xẹp sử dụng tia lazer hoặc sóng cao tần được áp dụng với các tĩnh mạch lớn hơn, có suy van. Các điện cực được luồn trong lòng mạch máu, sức nóng năng lượng từ tia lazer hoặc sóng cao tần được phát ra sẽ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, gây xơ dính, làm xẹp mạch, máu không vào được các tĩnh mạch suy giãn nữa.

BS Hùng cho biết, với kỹ thuật mới này, bệnh nhân chỉ mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng để thấy ngay hiệu quả: Tĩnh mạch xẹp đi, các biểu hiện bệnh sẽ không còn. Kỹ thuật này ít gây đau đớn, an toàn tuyệt đối, rất hiếm biến chứng và kết quả về mặt thẩm mỹ có thể thấy ngay sau khi thực hiện. Chi phí cho mỗi ca áp dụng biện pháp mới không cao, nên dù chỉ mới áp dụng được khoảng gần một tháng tại Khoa Tim mạch (Bệnh viện Quân y 103), biện pháp này hiện được nhiều người dân lựa chọn áp dụng.

Theo khuyến cáo của BS Hùng, nếu bệnh nhân có các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch nông, nên đến khám và theo dõi tại các cơ sở chuyên khoa tim – mạch máu để được hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cụ thể.

Sau khi áp dụng các phương pháp mới, bệnh nhân nên thay đổi lối sống và đi tất áp lực. Bệnh nhân nên tập vận động tại chỗ như đứng nhón gót chân 15 -20 lần, rải ra nhiều đợt trong ngày. Mỗi lần tập như vậy sẽ bơm máu lên, giảm ứ đọng ở chân nên sẽ giảm đau đáng kể. Đi bộ nhiều hơn khi có thể được trong sinh hoạt hàng ngày, như đi siêu thị, mua sắm, đi làm… cũng được khuyến khích.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 15 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top