Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc "vùng kín" cho trẻ trai (1): Kiến thức bà mẹ nào cũng cần biết

Thứ năm, 08:00 21/04/2016 | Y tế

GiadinhNet - Vì không có kiến thức nên nhiều bà mẹ đã “trót” để con trai mình bị hẹp bao quy đầu trong thời gian dài. Tuy nhiên, cũng có không ít bà mẹ vì lo lắng con “bất thường” nên đã sớm lột bao quy đầu cho con, thậm chí từ lúc mới sinh. Vậy, thế nào là đúng?

Các bác sĩ khuyến cáo: Không phải tất cả trường hợp trẻ trai bị hẹp bao quy đầu đều can thiệp bằng tiểu phẫu. Ảnh minh họa
Các bác sĩ khuyến cáo: Không phải tất cả trường hợp trẻ trai bị hẹp bao quy đầu đều can thiệp bằng tiểu phẫu. Ảnh minh họa

Con nằng nặc không cho mẹ chạm vào "của quý"

Vừa đón cậu con trai mới sinh từ viện về, chị Thu Huyền (27 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) đã nhận ngay chỉ thị của bà chị chồng: “Kiểm tra xem có “đầy đủ” không, rồi lột dần bao quy đầu cho con đi nhá, để như thằng anh họ nó thì khổ”. Chưa hiểu “mô tê” gì, chị Huyền nhắc ngay chồng “rà soát hàng họ” của con trai đầu lòng, nhưng phần lột bao quy đầu cho con thì chị Huyền rất thắc mắc. Phần vì xót con, phần vì băn khoăn không biết thế liệu có sớm quá không?

Việc chị Huyền được nhắc không phải là không có lý. Con trai bà chị chồng năm nay 5 tuổi vừa được phát hiện là có vấn đề về bao quy đầu. Bé thường đi tiểu lâu hơn bình thường, nhưng bà chị chồng chủ quan không để ý. Đã thế, bình thường, cháu đòi tắm rất nhanh và không để mẹ chạm nhiều đến “của quý”. Bà chị chồng tò mò và tá hỏa phát hiện ra phần đầu “của quý” của con trai lúc đi tè phình to như quả trứng chim cút, lúc tè xong thì xẹp dần. Hóa ra, bác sĩ nam khoa chẩn đoán cháu bị chít hẹp bao quy đầu lâu ngày, lỗi do mẹ không để ý từ khi cháu còn bé. Đó là lý do vì sao vợ chồng chị Huyền được nhắc phải lột bao quy đầu cho con trai sớm chừng nào, hay chừng đó.

Giải thích về việc này, BS nam khoa Nguyễn Thế Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Nam khoa của bệnh viện giải thích: “Hình dung dễ hiểu là khi đi tiểu, lỗ tiểu của trẻ to, trong khi lỗ vòng bao quy đầu lại bé khiến nước tiểu không thoát được ra ngoài dễ dàng, dẫn tới nước ứ đọng trong bao quy đầu và làm cho đầu của quý bé bị phồng lên. Đó là lý do vì sao trẻ đi tiểu mất rất nhiều thời gian và rất hay dính vào quần”.

Không can thiệp quá sớm

Theo các bác sĩ nam khoa, không nhất thiết bé trai nào khi sinh ra cũng nên được cắt bao quy đầu thường quy bởi ở Việt Nam không có thói quen đó. Hơn nữa, khi trẻ mới sinh ra, nếu cắt bao quy đầu, nguy cơ nhiễm trùng luôn hiện hữu và cơ thể trẻ còn yếu ớt nên sẽ nguy hiểm. “Không nên lộn bao quy đầu sớm cho trẻ ngay khi trẻ mới sinh ra. Thay vào đó, cha mẹ chủ yếu nên làm vệ sinh cho con, đến khi con 3 tuổi thì tập dần việc lộn bao quy đầu cho con”, BS Nguyễn Thế Lương khuyến cáo.

Bao quy đầu là một bao da bao bọc phần đầu của bộ phận sinh dục nam. Bao da này bao bọc phần lớn quy đầu từ lúc sinh ra và có thể bong tách dần cùng với sự lớn lên của đứa bé (thông thường từ 3 - 4 tuổi trở lên thì rất dễ tách). Đến tuổi dậy thì, bao da này tự lộn ra một cách tự nhiên do phần “lõi” phát triển to và dài ra nhanh hơn phần vỏ (bao quy đầu), từ đó bao quy đầu luôn lộn ra và không còn bao bọc quy đầu nữa. Tình trạng lộn ra như thế này sẽ kéo dài đến hết đời. Những trường hợp không thể lộn được bao này ra gọi là hẹp bao quy đầu.

Theo BS Nguyễn Thế Lương, bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ quy đầu. Khi sinh ra, hầu như 100% trẻ em có tình trạng bao quy đầu dính chặt vào quy đầu, chỉ hở phần vòng bao để nước tiểu từ lỗ sáo (lỗ đái) đi ra. Sự dính chặt này khiến các bậc phụ huynh không thể lộn bao quy đầu cho trẻ được. Đây gọi là hiện tượng dính (hẹp) bao quy đầu sinh lý, không cần phải can thiệp gì.

Khi trẻ có các biểu hiện như: Khi đi tiểu, bao quy đầu phồng to lên rồi khi đái xong bao này xẹp lại; vén da quy đầu của trẻ thấy vòng bao này nhỏ hẹp xơ dính, viêm tấy đỏ; trẻ thường xuyên có tình trạng viêm bao quy đầu (biểu hiện là trẻ hay sờ “chim” và “chim” sưng tấy); trẻ hay bị viêm tiết niệu tái đi tái lại…, cha mẹ hãy nghĩ đến hẹp bao quy đầu bệnh lý. Khi đó, các bác sĩ buộc phải thực hiện tiểu phẫu cắt, rạch bao quy đầu cho trẻ ở bất cứ thời điểm nào bởi nếu để lâu, hẹp bao quy đầu sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng như bít tắc nước tiểu, nước tiểu khó thoát, bị đọng lại ở bao da quy đầu, kèm theo những tế bào chết ở mặt trong của lớp da bao quy đầu không được rửa trôi thương xuyên, khiến “của quý” bé trai dễ bị viêm nhiễm. Về lâu dài, khi bé lớn lên, nó có thể gây sự cố về tình dục sau này như rách vòng bao, gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV, giang mai, sùi mào gà...

BS Nguyễn Thế Lương cho hay: “Với trẻ khỏe mạnh dưới 3 tuổi, khi tắm cho trẻ, cha mẹ nên vén nhẹ bao quy đầu lên, nếu thấy lỗ vòng bao rộng để có thể quan sát thấy toàn bộ lỗ tiểu thì không phải lo trẻ bị hẹp bao quy đầu. Còn khi trẻ trên 3 tuổi, nếu vén nhẹ mà mới thấy lộ được mỗi phần lỗ tiểu thì lúc đó cha mẹ nên lo lắng về tình trạng hẹp bao quy đầu. Cần đưa trẻ tới bác sĩ nhi hoặc nam khoa để được khám, can thiệp sớm bằng tiểu phẫu”.

Các bác sĩ cũng cho rằng, không phải tất cả trường hợp hẹp bao quy đầu đều can thiệp bằng tiểu phẫu. Có những trường hợp khi trẻ hơn 3 tuổi mà bao quy đầu chưa lộn xuống, cha mẹ có thể được bác sĩ hướng dẫn lột bao quy đầu cho con tại nhà, tránh can thiệp sớm.

BS Nguyễn Thế Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội khuyến cáo: "Nhiều đứa trẻ vì được can thiệp sớm như nong, rạch bao quy đầu đều có tâm lý ám ảnh, sợ hãi, cho dù một lần tiểu phẫu rất nhanh, chỉ khoảng 10 phút cho cả thời gian chuẩn bị. Thậm chí bé được xịt thuốc tê, nhưng nỗi sợ hãi dao kéo sẽ theo con trong thời gian dài. Vì thế, cha mẹ phải kiên nhẫn theo hướng dẫn của thầy thuốc, tập lột bao quy đầu cho con ở nhà trước khi phải can thiệp xâm lấn. Thông thường khoảng 1 tuần vết thương sẽ liền lại, nhưng để trẻ quen được phải mất vài ba tuần”.

Quỳnh An/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Top