Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cận Tết, ngành y tế miệt mài phòng chống virus gây teo não sơ sinh

Thứ sáu, 16:08 05/02/2016 | Y tế

GiadinhNet - Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo đối với phụ nữ có thai nếu nghi ngờ mắc virus Zika gây teo não trẻ sơ sinh, trong ngày hôm nay, 5/2, tức 27 Tết.

Ngày 5/2 (tức 27 Tết), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký Quyết định số  439/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Zika gây teo não sơ sinh.

Theo đó, nhiễm virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes truyền và có thể gây dịch. Tính đến ngày 19/1/2016 đã có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do virus Zika.

Bộ Y tế cho biết hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh do virus Zika nhưng bệnh có nguy cơ xâm nhập.

Bệnh do virus Zika thường diễn biến lành tính, hiếm gặp những ca bệnh nặng và tử vong. Virus Zika có thể gây hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh.


Do vòng đầu cho trẻ sơ sinh. Ảnh: AP

Do vòng đầu cho trẻ sơ sinh. Ảnh: AP

 

Các câu hỏi thường gặp về virus Zika gây teo não sơ sinh

- Dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm virus Zika gồm những gì?

Thời gian ủ bệnh từ 3 - 12 ngày. Tuy nhiên, 60 - 80% các trường hợp nhiễm virus Zika không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: Sốt (37,5 – 38 độ C), ban dát sẩn trên da, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt, có thể có biến chứng về thần kinh: Guillain Barre, viêm não màng não, hoặc hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.

- Xét nghiệm cận lâm sàng có thể thấy gì?

Huyết thanh chẩn đoán có thể giúp phát hiện IgM từ ngày thứ 4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên xét nghiệm này có thể dương tính giả do phản ứng chéo với các flavivirus khác, như virus Dengue và Chikungunya.... RT-PCR từ bệnh phẩm huyết thanh (hoặc các bệnh phẩm khác như nước tiểu, dịch não tủy, dịch ối...)  được ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán xác định nhiễm virus Zika.

Bộ Y tế khuyến cáo cần chỉ định theo dõi siêu âm thai đối với phụ nữ có thai nghi nhiễm virus Zika để có thể phát hiện biến chứng não bé ở thai nhi.

- Chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ như thế nào?

Có yếu tố dịch tễ (sinh sống tại hoặc du lịch tới vùng đã có lưu hành dịch do virus Zika trong vòng 2 tuần trước khi khởi bệnh)

Có ít  nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng đã nêu ở trên, hoặc có hội chứng Guillain Barre hoặc trên siêu âm phát hiện thai nhi có não nhỏ hơn bình thường so với phát triển của thai nhi. Không xác định được các căn nguyên gây bệnh khác (sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya...).

- Người mắc virus Zika được điều trị ra sao?

Điều trị triệu chứng là chính, bao gồm:Nghỉ ngơi; Hạ sốt bằng paracetamol. Không sử dụng aspirin và các thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen, meloxicam, piroxicam…); Bồi phụ nước và điện giải:Uống đủ nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây; Vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%; Theo dõi các biểu hiện tổn thương thần kinh như yếu, liệt cơ,...

- Đối với phụ nữ có thai, cần phải làm gì nếu mắc virus Zika?

Phụ nữ có thai cần hội chẩn với chuyên khoa sản để theo dõi bất thường về thai nhi: Theo dõi siêu âm thai mỗi 2 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi. Phụ nữ có thai trên 15 tuần bị nhiễm virus Zika có thể chỉ định chọc ối làm xét nghiệm RT-PCR, hoặc lấy máu cuống rốn để làm xét nghiệm huyết thanh.

Trẻ bị dị tật não bé hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh (nếu có).

- Cách tốt nhất để phòng bệnh Zika hiện nay là gì?

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt.

Chiều qua, 4/2, tức 26 Tết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm dịch virus Zika tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất  (TP HCM).

Bộ trưởng nhận định nguy cơ bệnh do virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh xâm nhập vào Việt Nam là rất cao, trong khi dịch bệnh này diễn tiến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện đồng loạt các biện pháp phòng chống bệnh với 3 nội dung chính: Giám sát tại các cửa khẩu, giám sát tại cộng đồng và cơ sở y tế, giám sát trọng điểm.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chốt tại các cửa khẩu sân bay quốc tế trên cả nước cần theo dõi chặt chẽ hành khách nhập cảnh từ những quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh do Zika. Qua các biện pháp kiểm tra sàng lọc như máy đo thân nhiệt, quan sát thể trạng, khai thác tiền sử dịch tễ, khám sơ bộ, nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ cần cách ly tạm thời tại chỗ và chuyển về cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm, quản lý theo quy định.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top