Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cải thiện tầm vóc người Việt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thứ tư, 16:17 05/06/2019 | Y tế

GiadinhNet - Thống kê của Bộ Y tế từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3cm, hiện đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Trong nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt Nam còn hạn chế có hơn 50% là vai trò của bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực.

Theo Bộ Y tế, trong những năm qua, tình trạng dinh dưỡng của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt là việc giảm liên tục và bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tuy nhiên Việt Nam cũng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức như: tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi hiện vẫn còn ở mức cao 24,3% và sự khác biệt rõ rệt ở giữa các vùng miền, nhóm dân tộc. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%; tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, thiếu kẽm có tỷ lệ rất cao 69,4%. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới phát triển chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam.

Cải thiện tầm vóc người Việt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý - Ảnh 1.

Việc cải thiện tầm vóc, thể lực người Việt Nam luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên được đặt ra trong những năm qua. Ảnh minh họa

Nhằm đẩy nhanh việc cải thiện tầm vóc, thể lực người Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 với nhiều nhóm giải pháp cụ thể, từ cơ chế, chính sách đến huy động các nguồn lực; tuyên truyền, giáo dục… với sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Hội nghị T.Ư 6, khóa XII đã ban hành các nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng như công tác dân số trong tình hình mới, nhấn mạnh việc tập trung nâng cao thể lực, tầm vóc cho người Việt Nam.

Triển khai các nghị quyết, đề án nêu trên, Bộ Y tế đang xây dựng đề án Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời có vai trò quan trọng đặc biệt cho quá trình phát triển sau này của mỗi người dân.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang chỉ đạo lồng ghép, tăng cường triển khai các can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng người dân thông qua Chương trình Sức khỏe Việt Nam, truyền thông dinh dưỡng hợp lý (tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ, ăn nhiều rau, giảm muối đường, tăng cường vận động thể lực, giáo dục dinh dưỡng kết hợp rèn luyện thể dục thể thao trong trường học và ngoài cộng đồng); đẩy mạnh triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng người dân (tăng cường bổ sung vi chất cho phụ nữ mang thai, trẻ em; ưu tiên các can thiệp dinh dưỡng trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao và nơi có nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng…).

Nói chung, muốn cải thiện chiều cao, thể lực của người Việt cần đến sự can thiệp mạnh mẽ về chế độ dinh dưỡng. Trọng tâm là chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ trong 1.000 ngày đầu đời, phụ nữ mang thai. Riêng lứa tuổi dậy thì, thanh thiếu niên Việt Nam cần được chú trọng cả về dinh dưỡng lẫn vận động thể lực.

"Chương trình sức khỏe Việt Nam" do Thủ tướng phê duyệt sẽ tập trung vào các giải pháp cải thiện dinh dưỡng dựa trên cơ sở Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (RDA).

Cải thiện tầm vóc người Việt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý - Ảnh 2.

Bảng khuyến nghị về nhu cầu năng lượng mỗi ngày cho người Việt (kcal). Nguồn: Cuốn "Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam".

RDA xây dựng từ năm 2006 dựa trên thực tế thể trạng, nhu cầu người Việt và được cập nhật mới nhất năm 2016 với các khuyến nghị của WHO, FAO, Viện Nghiên cứu Y khoa Mỹ, Bộ Y tế - lao động và phúc lợi Nhật Bản... Các chỉ số được thống kê chi tiết, đưa ra giới hạn tối đa mức ăn vào của các chất dinh dưỡng, đảm bảo không gây hại cho cơ thể. Thông số về giới tính, tính chất công việc, tình trạng bệnh lý và nhóm tuổi cũng được chia nhỏ vì thế dễ áp dụng hơn.

Trong đó đưa ra khuyến cáo mỗi người cần ăn đủ nhu cầu năng lượng mỗi ngày theo nhóm tuổi, trẻ cần được bú sữa mẹ đến hết 2 năm đầu đời, mỗi ngày cần xây dựng thực đơn đáp ứng đủ vitamin, chất xơ, khoáng chất... Cùng với đó, vận động thể lực ít nhất 60 phút mỗi ngày.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế phối hợp với nhiều cơ quan ban ngành để tiếp tục điều tra, đánh giá thể lực người Việt từ đó đưa ra các khuyến cáo, hỗ trợ phù hợp với thực tế.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top