Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ca phẫu thuật đặc biệt: Sản phụ ung thư phải ngồi khi bác sĩ mổ bắt con

Thứ ba, 20:17 01/12/2020 | Y tế

GiadinhNet - Sản phụ ung thư trẻ tuổi, thời gian gần sinh có dịch màng phổi dày, khó thở, khó giao tiếp, vừa được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản T.Ư và Bệnh viện K phối hợp mổ bắt con hôm nay.

Mang trong mình bệnh ung thư, chị Tạ Lưu Ngọc A (26 tuổi, quê Kỳ Sơn, Hoà Bình) cứ ngỡ sẽ thật khó để được thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng may mắn đã mỉm cười với chị. Hôm nay, chị đã sinh hạ thành công bé gái kháu khỉnh sau 37 tuần mang thai đầy lo lắng.

Năm 2019, chị A phát hiện mắc u lympho Hodgkin giai đoạn IIA. Đây là bệnh ung thư hệ bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch. Bác sỹ chỉ định chị cần điều trị truyền hóa chất 5 chu kỳ.

Tháng 8/2019, bệnh tiến triển, chị buộc phải thay đổi phác đồ truyền hóa chất 2 chu kỳ tiếp theo. Một tháng sau, bác sỹ đánh giá bệnh nhân 26 tuổi ấy đáp ứng điều trị 60%, được ra viện, tái khám sau 3 tháng.

Tháng 3/2020, chị đến khám tại khoa Nội 6, Bệnh viện K, phát hiện mang thai 11 tuần, hạch cổ và hạch trung thất có giảm kích thước. Chị được bác sỹ tư vấn ra viện theo dõi thai kì tại cơ sở y tế chuyên khoa sản gần nhà, thường xuyên trao đổi thông tin với bác sĩ.

Ca phẫu thuật đặc biệt: Sản phụ ung thư phải ngồi khi bác sĩ mổ bắt con - Ảnh 2.

Nhân viên y tế động viên chị A trước giờ phẫu thuật mổ đẻ. Ảnh: Hà Trần

TS.BS Đỗ Huyền Nga, Trưởng khoa Nội hệ tạo huyết Bệnh viện K, chia sẻ, việc mang thai trong thời điểm đang điều trị hay mới điều trị ung thư xong một thời gian ngắn luôn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Vừa hồi hộp vì lần đầu làm cha mẹ, hai vợ chồng chị A càng lo lắng hơn với bệnh tình của chị. Nhưng đôi vợ chồng trẻ quyết tâm giữ con, động viên nhau suy nghĩ tích cực và thăm khám thường xuyên, hy vọng may mắn mỉm cười để vợ khỏe cả thai kỳ và con bình an chào đời.

Ca phẫu thuật đặc biệt: Sản phụ ung thư phải ngồi khi bác sĩ mổ bắt con - Ảnh 3.

Những tuần cuối thai kỳ, thể trạng thai phụ ung thư yếu hơn, ăn uống kém, khó thở khi nằm, khi gắng sức, phải ngủ trong tư thế ngồi. Ảnh: Hà Trần

Một bệnh nhân ung thư mang thai, hầu hết các xét nghiệm đánh giá về sự tiến triển của bệnh sẽ không thể thực hiện được vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Điều may mắn, chị A vượt qua 6 tháng đầu của thai kỳ khá nhẹ nhàng.

Đến những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh hơn, các bác sỹ Bệnh viện K phối hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiêm mũi trưởng thành phổi cho bé. Trước phẫu thuật 1 tháng, chị A nhập viện theo dõi, cố gắng kéo dài từng ngày thai kỳ để bé gái được chào đời đủ ngày, đủ tháng.

Càng những ngày cuối thai kỳ, các bác sỹ và gia đình chị A càng lo lắng. Chị có tổn thương xương ức, thể trạng yếu, ăn uống kém, khó thở khi nằm, khi gắng sức, phải ngủ trong tư thế ngồi, tử cung to tương đương tuổi thai, có thai máy, hạch thành ngực kích thước 12x17 mm.

Đặc biệt, bệnh nhân A có dịch màng phổi dày 20 mm, khó thở, khó giao tiếp. Cũng vì nhiều xét nghiệm chưa thể thực hiện, bác sĩ chưa đánh giá chính xác được liệu có di căn hay không.

Ca phẫu thuật đặc biệt: Sản phụ ung thư phải ngồi khi bác sĩ mổ bắt con - Ảnh 4.

Giây phút gặp con sau sinh của chị A. Ảnh: Hà Trần

Cân nhắc phương án phẫu thuật lấy thai rồi điều trị cho mẹ - kết quả sau những cuộc trao đổi, hội chẩn giữa bác sỹ Bệnh viện K với Bệnh viện Phụ sản Trung ương. "Điều mà ê kíp phẫu thuật của hai bệnh viện mong muốn đó sự bình an của người mẹ và em bé chào đời mạnh khỏe" - PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, khẳng định.

Ngày 1/12, khi thai nhi ở tuần 37, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cùng kíp bác sĩ (gồm mổ đẻ và sơ sinh) của viện đã trực tiếp sang hỗ trợ mổ sinh tại Bệnh viện K cho sản phụ A. Sản phụ có tràn dịch màng phổi, màng tim, đặt ra nhiều thách thức trong quá trình gây mê hồi sức, cố gắng thực hiện gây tê tủy sống giúp người bệnh hồi phục nhanh nhất có thể.

"Em chỉ mong con chào đời khoẻ mạnh, có con, em tin em có đủ nghị lực chữa bệnh, sống tiếp" - chị A nói với các bác sĩ, nhân viên y tế trước khi vào ca mổ định mệnh.

Dù không phải là trường hợp đầu tiên mổ đẻ cho sản phụ trong tư thế ngồi, nhưng với PGS.TS Trần Danh Cường, đây vẫn là ca đặc biệt. Điều khiến ông xúc động là khát khao sống, khát khao làm mẹ của người phụ nữ 26 tuổi đang thều thào gắng gượng. Thao tác của vị chuyên gia sản khoa hàng đầu Việt Nam ấy vì thế cũng nhanh, chính xác.

Tiếng khóc của bé gái nặng 2.700gram được đặt tên Nguyễn Ngọc Trúc Linh khiến người mẹ trẻ và ê kíp phẫu thuật dâng trào cảm xúc. "Bé khóc tốt lắm, mẹ cứ yên tâm" - BS Cường nói với chị A ngay sau khi đón bé chào đời. Chị khóc vì điều kỳ diệu đã đến với chị và gia đình.

Ngay sau chào đời, bé được các bác sĩ chuyên ngành Sơ sinh tiếp nhận cấp cứu đưa vào lồng ấp và chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ê kíp còn lại tiếp tục hoàn thành ca mổ. Và sau đó là hành trình dài để điều trị cho người mẹ. Hiện em bé tự thở và bú được.

Tại Việt Nam, đây không phải là trường hợp đầu tiên mẹ ung thư quyết giữ thai, sinh con, cũng không phải là lần đầu tiên bác sĩ phải mổ lấy thai cho sản phụ trong tư thế ngồi. Tuy nhiên, cảm xúc của những người có mặt trong phòng mổ đặc biệt ấy luôn nhớ mãi.

Câu chuyện của chị A khiến chúng tôi nhớ tới cố Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm ở Hà Tĩnh, người từ chối điều trị ung thư để sinh con. Bé Gấu con chị chào đời ở tuần thai thứ 29, chỉ nặng 1,2kg. Sau sinh 17 ngày, mẹ bé qua đời trước khi ước nguyện ôm con một lần được thực hiện. Đến nay bé Gấu đã được hơn 4 tuổi, khoẻ mạnh.

Năm 2019, câu chuyện chị Nguyễn Thị Liên (29 tuổi ở Hà Nam) mắc ung thư giai đoạn cuối quyết giữ thai sinh con cũng khiến nhiều người xúc động. Đến nay, bé Bình An - con trai chị - đã 1,5 tuổi. 

Võ Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top